Quan điểm của Đảng về văn hóa, trong đó quan điểm nào được xem là quan trọng?

Một phần của tài liệu Microsoft word 24 cau hoi on tap mon duong loi dang cong san viet nam (Trang 83 - 87)

- Các mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị ngày càng phát huy vai trò trong quản lý điều hành

xã hội.

- Nhà nước pháp quyền XHCN thích ứng với đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh

tế quốc tế của đất nước.

- Nâng cao được bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của Đảng từ đó giúp ta kiên trì chủ nghĩa Mác –Lê, tư tưởng HCM,…

- Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng được tăng cường

- Đề ra được những chính sách thu hút đầu tư, kế thừa tiến bộ KHKT, góp phần đưa đất nước ra

Câu 19: Tại sao trong đại hội VI-VIII, đảng ta xác định là nước ta theo kinh tế thị trường chứ chưa gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

Trước đổi mới nền kinh tế nước ta theo cơ chế Kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, bắt đầu xuất hiện nhiều khuyết điểm.

Nhược điểm của kinh tế hóa tập trung

Thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế, lao động sáng tạo đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng phí.

Đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên quan liêu,lộng quyền, hách dịch.

Khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thì cơ chế này càng bộc lộ những khuyết điểm của nó, làm cho nền kinh tế các nước XHCN, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. (Có thể thêm số liệu về sự khủng hoảng ở bên dưới).

Ưu điểm của kinh tế thị trường (KTTT)

Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải phát triển Kinh tế kéo nước ta khỏi trình trạng trì trệ lạc hậu bắt đầu từ ĐH VI, Đảng có những chuyển biến về nhận thức KTTT. Đảng ta đã nhận thấy ưu điểm của KTTT:

- Làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả.

- Thích ứng tự phát giữa tổng cung và tổng cầu.

- Cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.

- Phân bổ nguồn lực cho các ngành và các vùng kinh tế một cách tối ưu.

- Mềm dẻo, tự sửa chữa sai lầm kịp thời, hạn chế phạm vi và mức độ tác hại của các sai lầm kinh tế.

- Sát với thực tế hơn và giảm được tính chủ quan duy ý chí.

Chính vì thấy hạn chế của Kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và các ưu điểm của KTTT, tư duy của Đảng về KTTT có sự thay đổi. Mốc khai mở một số yếu tố của kinh tế thị trường định hướng XHCN là nghị quyết hội nghị TW VI (09/1979). Đại hội VII của đảng (06/1991), đại hội đã xác định cơ chế vận hành nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN là “ cơ chế quản thị trường có sự quản lý của nhà nước”. ĐH VIII đã tiếp tục khẳng định đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tại ĐH VII. Tuy nhiên ĐH VIII vẫn chưa sử dụng KTTT ĐHXHCN làm chệch hướng XHCN (Tài liệu hướng dẫn/102).

Tuy nhiên bản thân nền KTTT không phải là liều thuốc vạn năng, vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm như:

- Cạnh tranh không hoàn hảo, xuất hiện độc quyền.

- Lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu

quả kinh tế - xã hội không được bảo đảm.

- Làm tăng sự phân hóa giàu nghèo, sự phân cực về của cải, làm tăng thêm mâu thuẫn giai

cấp, tác động xấu đến đạo đức và tình người.

- Gây khủng hoảng kinh tế có tính chu kì và nạn thất nghiệp. Chính vì thế , ĐH IX của Đảng

… nền KTTT định hướng XHCN. (Tài liệu trang 102)

Số liệu về khủng hoảng (phần này chỉ chép vài ý thôi nha, hạn chế trùng với người khác)

Kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất là không có phát triển: Từ năm 1976 – 1985 tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 50% (Bình quân mỗi năm chỉ tăng 4,6%), kinh doanh kém hiệu quả, chi phí vật chất cao (Năm 1980, chi phí vật chất 44,1%), thu nhập quốc dân trong 2 kế hoạch 5 năm tăng 38,8 % (bình quân mỗi năm tăng 3,7%).

Làm không đủ ăn và dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn: năm 1985, dân số bình quân là 59,9 triệu người, tăng 29,5% so với 1975, như vậy trong 10 năm 1975 – 1985 bình qun6 mỗi năm dân số tăng 2,3%. Để đảm bảo đủ việc làm và dân cư không giảm thì ít nhất nền kinh tế phải

tăng 7% mỗi năm. Nhưng trên thực tế nền kinh tế không đạt được mức tăng trưởng đó nên không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nhân dân.

Thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ đạt 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng. Tích lũy tuy bé nhưng một phần tích lũy và quỹ tiêu phải dựa vào nguồn nước ngoài. 1976-1986 thu vay nợ và viện trợ nước ngoài bằng 38,2% tổng thu ngân sách vào bằng 61,9% tổng thu trong nước. Nếu so với tổng số chi ngân sách thì bằng 37,3%. Năm 1985, nợi nước ngoài 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Bội chi ngân sách 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6%.

Trị giá xuất khẩu thường chỉ bằng 20 – 40% nhập khẩu: 1976 bằng 21,7 %, 1977 bằng 26,5%, 1978 bằng 25,1%, 1979 bằng 21%, 1980 bằng 29%, 1982 bằng 35,8%, 1983 bằng 40,4%, 1984 bằng 32,2%, 1985 bằng 37,5%. Hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đều được nhập khẩu toàn bộ. Năm 1976 – 1980 đã phải nhập 60 triệu mét vải các loại và 1,5 triệu tấn lương thực quy gạo. Siêu lạm phát hoành hành và giá cả đuổi bắt cấp số nhân. Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986 với tốc độ tăng giá 774,4%.

Câu 20: Nước ta có thể và cần thiết sử dụng KTTT để XD CNXH ở nước ta không? Vì sao?

Có thể

Nước ta có thể sử dụng KTTT để XD CNXH do KTTT không phải là sản phẩm riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. (Giáo trình/146).

Cần thiết

Nền KT tập trung quan liêu bao cấp đã lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình nước ta.

(Khái quát tình hình khủng hoảng của nước ra sau 1975 ở câu 15).

Nền KTTT kích thích tăng trưởng kinh tế, làm tăng năng suất lao động, giúp ta thoát ra khỏi khủng hoảng (Ưu điểm của KTTT).

KTTT định hướng XHCN là sự lựa chọn đúng đắn. Vì tinh định hướng XHCN ở nước ta nhắm mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh → hạn chế bợt mặt khuyết tật của KTTT. (Khuyết điểm của KTTT).

Thành tựu

Sau hơn 20 năm, chúng ta bước đầu đã khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài về vốn, kỹ thuật, công nghệ,giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần vào việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2013 ước tính tăng 5,14% so với cùng

kỳ năm trước, ước tính đạt 2420,9 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 44,29%.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chín tháng năm 2013 theo giá so sánh 2010

ước tính đạt 535,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước o Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Chín năm nay ước tính tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

- Giá trị sản xuất xây dựng chín tháng năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 531,9 nghìn

tỷ đồng o Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện chín tháng năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 755,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 31,2% GDP.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2013 ước tính đạt 509,7 nghìn tỷ đồng.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9/2013 ước tính đạt 11,3 tỷ USD.

- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9/2013 ước tính đạt 11,6 tỷ USD.

Vì vậy chúng ta có thể và cần thiết sử dụng KTTT để XD CNXH ở nước ta.

Câu 21: Tại sao nói KTTT không phải là liều thuốc vạn năng?

Một phần của tài liệu Microsoft word 24 cau hoi on tap mon duong loi dang cong san viet nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)