Các điểm chính của đường lối đối ngoại qua các kỳ ĐH

Một phần của tài liệu Microsoft word 24 cau hoi on tap mon duong loi dang cong san viet nam (Trang 96 - 106)

cơ, thách thức của VN khi hội nhập vào nền kinh tế. Mục tiêu qua tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc đối ngoại, quá trình hoạch định đường lối đối ngoại sau 2 giai đoạn, 6->8 , 9 ->11.

(Gợi ý trả lời: Hoàn cảnh và xu thế phát triển, cơ sở hoạch định thời kì đổi mới: trước đổi mới, VN chú trọng ai, sau đổi mới thay đổi thế nào? Thời cơ, thách thức của VN khi hội nhập vào nền kinh tế: Sách ghi rõ, nhưng phải phân tích thêm. Mục tiêu qua tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc đối ngoại, quá trình hoạch định đường lối đối ngoại sau 2 giai đoạn, 6->8 , 9 ->11: Quan tâm các tư tưởng chỉ đạo nhưng nắm vững 2 mặt hợp tác đấu tranh, đấu tranh để hợp tác, tránh cô lập, đối đầu)

* Hoàn cảnh

Thế giới

Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến đầu những năm 1990, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế.

Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đầu (trật tự thế giới hai cực) tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới-trật tự đa cực. Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn.

Các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong và đặc điểm của thế giới.

Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ những năm 1990, có nhiều chuyển biến mới: Trước hết trong khu vực tuy vẫn tồn tại những bất ổn, như vấn đề hạt nhân, vấn đề tranh chấp lãnh hải thuộc vùng biển Đông và việc một số nước trong khu vực tăng cường vũ trang, nhưng châu Á - Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là khu vực ổn định.

Trong nước

Sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch đối với Việt Nam từ nửa cuối thập kỷ 1970 của thế kỷ XX tạo nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định trong khu vực và gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam, là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng ở nước ta. Đương đầu với tình trạng bị cô lập về chính trị, bị bao vây cấm vận về kinh tế.

Chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, kéo dài Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá –lương-tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn (tháng 12 năm 1986, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%). Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

* Xu thế

Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc.

Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế ; mở rộng và tăng cường liên kết , hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.

Xu thế toàn cầu hoá và tác động của nó: Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi biên giới quốc gia và khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hoá, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều.

* Cơ sở cho việc hoạch định đường lối

Do hậu quả nặng nề của chiến tranh và các khuyết điểm chủ quan, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những thách thức lớn đối với cách mạng Việt Nam.

Vì vậy, nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế đặt ra gay gắt. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác, ngoài việc phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, cần phải tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, trong đó việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Những đặc điểm, xu thế quốc tế và yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam nêu trên là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quan điểm và hoạch định chủ trương,, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới.

Đường lối đối ngoại của Đảng

Thời kỳ 1975 – 1985: ĐH IV, V chủ trương củng cố, tăng cường đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước XHCN. Quan hệ VN –LX và 3 nước VN-Lào-Campuchia có ý nghĩa sống còn với CMVN. Cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Khmer đỏ đã dẫn đến việc Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây, ASEAN bao vây, cô lập, cấm vận Việt Nam trong hơn

một thập kỷ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc khôi phục và phát triển kinh tế. Do đó, kêu gọi ASEAN cùng các nước Đông Dương đối thoại, giải quyết bất đồng, xây dựng ĐNÁ thành khu vực hòa bình, ổn định. Chủ trương bình thường hóa với Trung Quốc.

Thời kỳ đổi mới (1986 trở về sau): ĐH 7 khẳng định chủ trương “ hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” đồng thời khẳng định “ VN muốn làm bạn với cộng đồng tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, phát triển”, cụ thể như:

- Với Lào và Campuchia: đổi mới phương thức, hiệu quả trên tinh thần bình đẳng.

- Với Trung Quốc: Đảng chủ trương bình thường hóa quan hệ, từng bước mở rộng hợp tác

Việt – Trung.

- Với các nước ĐNA và C.Á – TBD: phấn đấu hòa bình hữu nghị và hợp tác cùng có lợi.

- Với Mỹ: thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Mỹ.

* Thời cơ, thách thức của VN khi hội nhập vào nền kinh tế

Thời cơ

Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hóa tạo cơ hội phát triển cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Tham gia toàn cầu hóa chính là tranh thủ các điều kiện quốc tế để tranh thủ tiềm năng nước nhà, phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân. việt nam là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả. với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không chỉ tạo ra điều kiện cho việc phát triển các ngành khai thác chế biến mà còn thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài. trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang quá độ sang nền kinh tế trí tuệ, khoa học và công nghệ phát triển mạnh trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế xã hội nhưng cũng không thể thay thế vai trò của nguồn lực lao động. Hơn nữa, bản thân nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ thiết bị mới và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế. Trên thực tiễn nhiều công ty nước ngoài vào việt nam, một trong những lý do quan trọng là tận dụng nguồn lực lao động dồi dào, rẻ và có khả năng tiếp thu công nghệ mới của Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để nguồn lực của nước ta khai thông giao lưu với thế giới bên ngoài. việt nam đã xuất khẩu lao động qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu lao động kỹ thuật công nghệ mới rất cần thiết. như vậy với lợi thế nhất định về nguồn lao động cho phép lựa chọn dạng hình phù hợp tham gia vào hội nhập và quá trình hội nhập đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam.

Khu vực CÁ –TBD nói chung và ĐNA nói riêng xu thế hòa bình, hợp tác phát triển gia tăng mạnh mẽ. Với vai trò trung tâm, ASEAN đã và đang chủ động hợp tác và gắn kết mạnh mẽ với các đối tác đẩy mạnh các nỗ lực liên kết và kết nối khu vực nhằm tạo ra một không gian kinh tế và phát triển của khu vực Ðông Á với một phần hai dân số thế giới và hơn một phần ba tổng GDP toàn cầu.

Nước ta đến nay có quan hệ ngoại giao với 171 nước trên thế giới trong đó có nhiều nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới; các quan hệ này đi vào thế ổn định, lâu dài. Việt Nam là thành viên tích cực, đóng góp vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, khu vực, Việt Nam có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu trị trường thế giới.

Thách thức

Tình hình thế giới vẫn rất phức tạp, các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt, khó giải quyết. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn.

Các bất lợi của quá trình toàn cầu hóa, thách thức giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gay gắt. Biểu hiện các bất ổn đó là: Các nước tư bản phát triển lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa, gây sức ép cho các nước đang phát triển. Sự tranh chấp giành giật nguồn tài nguyên, năng lượng. Nhiều vấn đề bức xúc của thế giới đòi hỏi các quốc gia, dân tộc, các tổ chức quốc tế phải phối hợp với nhau để cùng giải quyết.

Khu vực CA-TBD, ĐNA tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo và tài nguyên giữa các nước lớn. Trong nội địa nước VN còn tồn tại nhiều vấn đề. Có những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH như:

- Chưa nhận thức rõ định hướng XHCN của KTTT ở nước ta hiện nay hơn 20 năm theo đuổi

chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ. Đến hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW.

- Trong hoạt động KTTT chỉ nhấn mạnh chỉ tiêu lợi nhuận, chưa quán triệt đầy đủ việc thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề XH. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ… ngày càng gay gắt.

- Mất cảnh giác trong các âm mưu “ diễn biến hòa bình “ của thế lực thù địch. Hệ thống

thông tin viễn thông toàn cầu hoá với tư cách là một thứ quyền lực siêu hạng đang phát triển nhanh có thể gây ra tác động tiêu cực trực tiếp đến an ninh kinh tế, văn hoá, xã hội theo hướng gây rối loạn và làm lợi cho các thế lực bên ngoài. vấn đề là kiểm soát việc tự do hoá thông tin, truyền thông như thế nào để không từ bỏ lợi ích tận dụng khai thác nó mà vẫn hạn chế tối đa nguy cơ gây thiệt hại xảy ra.

- Chưa tích cực học tập đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước. Còn xảy ra hiện tượng

quan liêu, tham ô tại các cơ quan nhà nước, làm mất niềm tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng.

Trong quan hệ các nước ,các thế lực thù địch vẫn âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình”, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” với ý đồ làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với các quốc gia có tiềm lực mạnh có thể chứa đựng những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm thậm chí gây sức ép buộc việt nam phải thay đổi định hướng, mục đích phát triển.

* Các điểm chính của đường lối đối ngoại qua các kỳ ĐH

Quá trình

Đại hội VI của Đảng (12/1986) trên cơ sở nhận thức đặc điểm nổi bật của thế giới là cuộc cách mạng khoa - học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, Đảng ta nhận định: “Xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau,cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Từ đó Đảng chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Tháng 12/1987, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, mở cửa để thu hút nguồn vốn, thiết bị và kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh và phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Tháng 05/1988, Bộ chính trị ra nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình tình mới, khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Bộ chính trị đề ra chủ trương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình; lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế; kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, từ năm 1989, Đảng chủ trương xóa bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. So với chủ trương của Đại hội V “ Nhà nước độc

Một phần của tài liệu Microsoft word 24 cau hoi on tap mon duong loi dang cong san viet nam (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)