Ban đầu, hàm sản xuất hiện tại (f1 (K/L)) với đầu vào là tỷ lệ vốn trên lao động thì tạo ra sản lượng là Y1..
Bây giờ giả sử tiến bộ công nghệ tham gia vào sản xuất thì khi đó đường sản lượng sẽ dịch chuyển lên Y2 với tỷ lệ vốn trên lao động như đã cho ở hiện tại. Khi đó bất kỳ một tỷ lệ nào của vốn và lao động thì đều tạo ra mức lượng lớn hơn mức sản lượng ban đầu.
2.6.1.2 Tiến bộ công nghệ bao hàm trong các yếu tố đầu vào
Khác với tiến bộ công nghệ không bao hàm các yếu tố đầu vào sẽ làm thay đổi năng suất của của các yếu tố sản xuất ở hiện tại mà còn gia tăng năng suất của các yếu tố sản xuất mới, thì tiến bộ cơng nghệ bao hàm trong các yếu tố đầu vào sẽ chỉ làm gia tăng năng suất của máy móc, thiết bị mới và lao động mới.
Hàm sản xuất với tiến bộ công nghệ bao hàm như sau Yt = F(Kt, Lt, At)
Ở đây sản lượng ở thời điểm t (Yt) sẽ phù thuộc vào lượng vốn ở thời điểm t (Kt), lượng lao động ở thời điểm t (Lt) và công nghệ ở thời điểm t (At). Với hàm sản xuất này thì At xuất hiện trong hàm sản xuất và là yếu tố nội sinh. Vì vậy mối quan hệ giữa sản lượng với công nghệ khác mối quan hệ giữa sản lượng và các yếu tố đầu vào khác là vốn và lao động. K/L Y’ = f2 (K/L) Y1 = f1 (K/L) Y2 Y1 Y /L
40
2.6.2 Tính trung lập trong tiến bộ tiến bộ công nghệ
2.6.2.1 Tiến bộ công nghệ trung lập Hicks (Hicks’s neutral technological change)
Tiến bộ công nghệ trung lập Hicks được bắt đầu với lý thuyết động về giá với mối liên hệ về lý thuyết tiền lương. Công nghệ trung lập Hicks tương ứng với trường hợp tỷ lệ của hai yếu tố là vốn và lao động là cho trước và nó sẽ làm thay đổi năng suất biên của mỗi yếu với một tỷ lệ cố định không thay đổi.
Hình 2 5:Tiến bộ cơng nghệ trung lập Hicks
Với công nghệ hiện tại được áp dụng cho hàm sản xuất Q1 thì điểm cân bằng là T. Khi đó tỷ lệ tiền lương là OW sẽ bằng với năng suất biên của lao động.
Độ dốc của đường TR = TK/RK = OW/OR
Khi đó năng suất biên của vốn = OW/OR = v và từ đây ta suy ra được OR = OW/v Vì OW là năng suất biên của lao động và v là năng suất biên của vốn, nên OR = Năng suất biên của lao động/ Năng suất biên của vốn
Điều đó có nghĩa là khoảng cách OR đo lường tỷ lệ giữa năng suất biên của lao động và năng suất biên của vốn tại vị trí cân bằng.
Giả sử bây giờ có tiến bộ cơng nghệ trung lập Hicks tham gia vào sản xuất thì nó làm dịch chuyển đường sản xuất từ OQ1 lên OQ2, điểm cân bằng mới là T’. Tại điểm cân bằng T’ thì tỷ lệ năng suất biên của lao động và năng suất biên của vốn vẫn không đổi (vẫn là OR) và vốn trên lao động (vốn bình quân) vẫn là OK.
Thật vậy tại điểm cân bằng mới T’ thì độ dốc của đường T’R =T’K/RK = OW’/OR Sản lượng biên của vốn tương ứng với công nghệ mới = OW’/OR = v’
R O W’ WT T’ Q2 Q1 Vốn bình quân (người) S ản lư ợng bình quân (n gư ời) K
41
Sản lượng biên của lao động tại điểm cân bằng mới là OW’ = OR/v’. Từ đây ta tính được tỷ lệ sản lượng biên của lao động và sản lượng biên của vốn tại điểm cân bằng mới T’ (tương ứng với công nghệ mới) = OW’/v’ = OR.
Điều đó có nghĩa là hàm sản xuất mới OQ2 và hàm sản xuất hiện tại OQ1 tại điểm cân bằng tương ứng là T và T’ thì độ dốc của đường RT và RT’ vẫn là OR. Hay nói cách khác tiến bộ công nghệ trung lập Hicks mang lại sự thay đổi của sản lượng biên của lao động cùng một tỷ lệ bởi loại tiến bộ này làm dịch chuyển hàm san xuất, nghĩa là sản lượng bình qn chính là tỷ lệ tiền lương tăng một tỷ lệ tương ứng từ OW lên OW’. Vì vậy năng suất của lao động và của vốn đều tăng lên, sự gia tăng này xảy ra cho cả vốn và lao động hiện tại và mới.
2.6.2.2 Tiến bộ công nghệ trung lập Harrod (Harrod’s neutral technological change)
Nếu tiến bộ cơng nghệ trung lập Hicks địi hỏi tỷ lệ sản lượng biên của lao động và vốn là cố định, thì tiến bộ cơng nghệ Harrod lại liên quan đến mối quan hệ của tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ vốn trên sản lượng. Theo Harrod, khi thay đổi cơng nghệ thì tỷ lệ vốn trên sản lượng không đổi và tỷ lệ lợi nhuận (được giả định bằng sản lượng biên của vốn) cũng được giữ nguyên. Điều đó có nghĩa là tiến bộ cơng nghệ Harrod trong trường hợp tỷ lệ vốn trên sản lượng không đổi.
Bắt đầu với đường sản xuất OQ1 với điểm cân bằng là T1, vốn bình quân (người) là OK1 và sản lượng bình quân (người ) là OY1. Khi đó tỷ lệ vốn trên sản lượng là OK1/OY1. Khi có tiến bộ cơng nghệ trung lập Harrod thì làm cho đường sản xuất dịch chuyển lên là OQ2 với điểm cân bằng mới là T2, vốn bình quân và sản lượng bình quân ở điểm cân bằng mới lần lượt OK2 và OY2. Từ đó ta tính được tỷ lệ vốn trên sản lượng ở điểm cân bằng mới là OK2/OY2.
Hình 2. 6: Tiến bộ cơng nghệ trung lập Harrod
K1 K2 T1 T2 Q1 Q2 A1B1 A2B2 O Y1 Y2 Vốn bình quân S ản lư ợng bình q uâ n R
42
Đường tiếp tuyến tại điểm cân bằng của đường sản xuất hiện tại (A1B1) và đường sản xuất mới khi có tiến bộ cơng nghệ (A2B2) là song song nhau và đường thẳng OR đi qua gốc tọa độ nên bất kỳ điểm nào nằm trên đường OR (cụ thể trong hình vẽ là T1 và T2) đều có cùng tỷ lệ vốn trên sản lượng, nghĩa là OK1/OY1 = OK2/OY2.
Công nghệ trung lập Harrod không chỉ làm cho tỷ lệ vốn trên lượng được giữ nguyên mà còn làm cho tỷ lệ lợi nhuận cũng không thay đổi khi đường sản xuất thay đổi, vì vậy chúng sẽ trượt trên đường thẳng OR (được đại diện cho tỷ vốn trên sản lượng cho trước). Khi đó, tỷ lệ của lợi nhuận được giả định bằng với sản lượng biên của vốn sẽ được đo lường bằng độ dốc của hàm sản xuất tại một điểm bất kỳ.
2.6.2.3 Tiến bộ công nghệ trung lập Solow (Solow’s neutral technological change)
Tiến bộ công nghệ trung lập Solow trong trường hợp tỷ lệ vốn trên lao động không đổi tại một tỷ lệ lao động trên sản lượng cho trước.
Hình 2.7: Tiến bộ công nghệ trung lập Solow
Ngược lại tiến bộ công nghệ Harrod xảy ra khi mối tỷ lệ vốn trên sản lượng được giữ nguyên, còn tiến bộ cơng nghệ Solow lại địi hỏi tỷ lệ lao động trên sản lượng cho trước được giữ nguyên. Thật vậy, với đường sản xuất ban đầu với điểm cân bằng là T1 lượng lao động trên vốn là OL1 và sản lượng trên vốn là OY1, ta lập được tỷ số lao động trên sản lượng = OL1/OY1. Khi có tiến bộ cơng nghệ trung lập Solow thì làm cho đường sản xuất dịch chuyển lên là OQ2 với điểm cân bằng mới là T2, lao động trên vốn và sản lượng trên vốn ở điểm cân bằng mới lần lượt OL2 và OY2. Từ đó ta tính được tỷ lệ lao động trên sản lượng ở điểm cân bằng mới là OK2/OY2.
Tương tự lập luận như tiến bộ công nghệ Harrod bởi vì đường tiếp tuyến tại điểm cân bằng của đường sản xuất hiện tại (A1B1) và đường sản xuất mới khi có tiến bộ cơng nghệ (A2B2) là song song nhau và đường thẳng OR đi qua gốc tọa độ nên bất kỳ điểm
L1 L2 T1 T2 Q1 Q2 A1B1 A2B2 O Y1 Y2 Lao động trên vốn S ản lư ợng trê n v ốn R
43
nào nằm trên đường OR (cụ thể trong hình vẽ là T1 và T2) đều có cùng tỷ lệ lao động trên sản lượng, nghĩa là OK1/OY1 = OK2/OY2.
Công nghệ trung lập Harrod không chỉ làm cho tỷ lệ vốn trên sản lượng được giữ nguyên mà còn làm cho tỷ lệ lợi nhuận cũng khơng thay đổi khi đường sản xuất thay đổi, vì vậy chúng sẽ trượt trên đường thẳng OR (được đại diện cho lao động trên sản lượng cho trước). Khi đó, tỷ lệ của lợi nhuận được giả định bằng với sản lượng biên của vốn sẽ được đo lường bằng độ dốc của hàm sản xuất tại một điểm bất kỳ.
2.7 Các chính sách về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam
Sự tăng trưởng và phát triển của một nền kinh tế nói chung và nền nơng nghiệp nói riêng là kết qủa tác động của nhiều yếu tố như con người, tự nhiên, văn hố – xã hội hay các chính sách vĩ mơ của nhà nước. Thực tế cho thấy đối với các nước phát triển khơng thể phù nhận vai trị của nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngay như các lý thuyết kinh tế của các nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới cũng thừa nhận vai trị to lớn của các chính sách của nhà nước trong phát triển kinh tế như lý thuyết bàn tay vơ hình của Adam Smith hay trường phái hậu Keynes.
Vì vậy, với mục đích là cơ sở cho việc giải thích cho những thay đổi về tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, luận án đã lược khảo các chủ trương, cũng như những chính sách cho tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam theo chiều dài của nghiên cứu.
2.7.1 Vấn đề hợp tác hoá – cá thể và cá thể - liên kết
Sau khi giành được độc lập ở miền Bắc năm 1945 thì chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đã thực hiện cơng cuộc cách mạng về ruộng đất: thu hồi đất đai và tư liệu sản xuất của địa chủ để thành lập hợp tác xã nơng nghiệp. Khi đó nơng dân được tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã, tất cả các khâu của hoạt động sản xuất nông nghiệp đều do hợp tác xã đảm nhiệm, mỗi hộ gia đình được xem là một thành viên thuộc hợp tác xã, làm việc cho hợp tác xã và được chấm điểm. Kết quả hoạt động sản xuất sẽ được phân phối cho hợp tác xã viên trên số điểm mà họ đạt được theo mỗi vụ sản xuất, việc phân phối kết quả sản xuất chỉ dựa vào công điểm mà không dựa trên hiệu quả đóng góp của hợp tác xã viên làm giảm đi hiệu suất làm việc của người lao động và là một nguyên nhân quan trọng cho sự thất bại của hợp tác xã trong giai đoạn đầu. Cịn ở miền Nam thì chính sách đất đai của chính quyền Sài Gịn coi trọng quyền sử hữu tư, vì vậy tính đến thập niên 1950, tại miền Nam có 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng đất trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15% còn lại (Sen, 1995).
Sau một thời gian dài hoạt động thì hợp tác xã nơng nghiệp đã cho thấy những tồn tại và yếu điểm trong khâu tổ chức sản xuất. Sự ra đời của chỉ thị 100 – CT/TW (13/1/1981) đã thừa nhận những nguyên nhân thất bại của hợp tác xã nông nghiệp và để khắc phục vấn đề này thì Ban Bí thư đã mạnh dạn thực hiện cải tiến cơng tác khốn, mở rộng “khốn sản phẩm” đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông
44
nghiệp. Lúc này nhà nước vẫn nêu rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý nhưng các hộ nơng dân được giao khốn làm một số công việc sản xuất trên mảnh đất được giao, họ được trả công trên số giờ làm việc và được giữ lại sản lượng dư sau khi đã nộp đủ số lượng ấn định cho nhà nước. Với chủ trương như vậy thì đã phát huy vai trị tự chủ của nông dân trong hoạt động sản xuất, tăng động lực lao động của nông hộ trên mảnh đất được giao để gia tăng phần sản phẩm thặng dư. Như vậy vai trị của nơng dân khơng cịn thụ động trong tất cả các khâu của hoạt động sản xuất, vai trị của hộ nơng dân bắt đầu được coi trọng hơn.
Lần đầu tiên vấn đề liên quan đến đất đai đã được giải quyết trên cơ sở pháp lý 5. Với luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam sau giải phóng thì đã cơng nhận thêm vai trị cá nhân trong hoạt động sản xuất gắn liền với vấn đề đất đai. Lúc này đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước cho các cá thể và tổ chức thuê đất để sử dụng lâu dài, người sử dụng đất có thể bán những sản phẩm thu hoạch trên đất canh tác. Như vậy hộ nông dân được nhà nước giao quyền sử dụng đất đai, được phép quyết định hoạt động sản xuất của mình trên phần đất được giao và trong thời hạn được giao. Cịn ở Miền tây Nam Bộ thì sau năm 1986 hệ thống hợp tác xã và tập đoàn sản xuất bị tan rã. Điều này cho thấy nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp hơn trong việc phát triển kinh tế hợp tác.
Sau năm 1988 thì vai trị của hộ nơng dân thực sự được xem là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nơng nghiệp bởi vì các hộ nơng dân được phép mua bán vật nuôi, thiết bị và máy móc nơng nghiệp, được quyền đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường6. Bộ Chính trị trong văn bản này đã thừa nhận do không nắm vững quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đặc điểm tự nhiên của từng vùng, gị ép nơng dân vào hợp tác xã. Hoạt động sản xuất phải căn cứ vào trình độ quản lý của cán bộ, hợp tác xã tự xác định các hình thức, phương hướng, nhiệm vụ sản xuất. Đồng thời nhà nước nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế cá thể qua việc công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, tư nhân trong quá trình phát triển.
Chính vì vậy hộ nơng dân hay hộ kinh tế cá thể chỉ tham gia vào hợp tác, liên kết khi họ chính bản thân họ nhận thấy điểm yếu trong sản xuất của họ và lợi ích khi họ tham gia hợp tác, liên kết. Điều đó được minh chứng bằng phong trào liên kết sản xuất trong thời gian gần đây và nắm bắt được điều đó trong chuyển động của hoạt động sản xuất nơng nghiệp nên Chính phủ đã chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn 7. Chính sách này được
5 Luật Đất đai năm 1987 ngày 29/12/1987
6 Nghị quyết 10 – NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.
7 Quyết định 62/2013/QĐ – TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
45
áp dụng cho các đối tượng là các doanh nghiệp trong nước, hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Theo đó thì đối với doanh nghiệp sẽ được ưu đãi, hỗ trợ như sau: được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nơng sản hoặc chương trình tạm trữ nơng sản của Chính phủ; hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hồn thiện hệ thống giao thơng, thuỷ lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn; hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi trên là phải có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với thu mua nông sản