2.7 Các chính sách về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam
2.7.4 Hiệu quả sản xuất
16 Nghị định 42/2012/NĐ – CP ngày 11/5/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
17 Quyết định 150/2005/QĐ – TTg ngày 20/6/2005 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
18 Quyết định 3367/QĐ – BNN – TT ngày 31/7/2014 về phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014 – 2020.
19 Quyết định 639/QĐ – BNN – KH ngày 2/4/2014 về phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu.
49
Trước đây vấn đề sản xuất của nông dân Việt Nam hầu như không coi trọng quy luật cung – cầu, bỏ qua những tín hiệu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, sản xuất theo phong trào. Chính vì vậy nơng dân nước ta vẫn rơi vào vịng luẩn quẩn “được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa” gây ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ cũng như phát triển bền vững của nông nghiệp.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nơng nghiệp nhằm duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 20. Như vậy nhà nước đã xác định quan điểm trong việc tái cơ cấu nông nghiệp phải theo cơ chế thị trường, tuân theo các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường, chuyển từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu thì chuyển sang lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu cho sự phát triển sản xuất. Không chỉ thể hiện quan điểm trong việc quy hoạch và chuyển đổi theo tín hiệu của thị trường mà nhà nước cịn có những chính sách hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất và tìm kiếm thơng tin thị trường miễn phí, hỗ trợ các doanh nghiệp nơng nghiệp 50% kinh phí xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho nơng dân 30% chi phí mua giống cây trồng có chất lượng cao21.