Cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 40 - 41)

2.3.1 Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là một hoạt động của con người, được thực hiện để sản xuất ra lương thực, sợi, củi đốt cũng như các vật liệu khác, bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có hiệu quả cây trồng và vật nuôi (Spedding, 1979). Đa số các định nghĩa về nông nghiệp đều giới hạn là những hoạt động trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới sự quản lý của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người và lợi ích kinh tế (Abellanosa & Pava, 1987; Rubentein, 2003; Rimando, 2004). Như vậy với định nghĩa trên thì hoạt động nơng nghiệp không bao gồm các hoạt động về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Tuy nhiên trong các nghiên cứu gần đây thì các nhà khoa học có xu hướng đưa hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và nghề rừng vào các nghiên cứu nông nghiệp. Theo tổ chức Liên hợp quốc thì hoạt động nơng nghiệp bao gồm bốn hoạt động lớn là nông nghiệp, săn bắn, lâm nghiệp và nghề cá. Còn tổ chức phân loại tiêu chuẩn quốc tế thì xác định hai hoạt động trong nông nghiệp là trồng trọt - chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

2.3.2 Các nguồn lực trong sản xuất nơng nghiệp

Nguồn lực đó là tất cả mọi thứ được đưa vào sản xuất, để tạo ra sản phẩm đầu ra (Reddy et al.,2009). Như vậy, nguồn lực sản xuất là khái niệm để chỉ những nguồn tài nguyên tự nhiên, kinh tế và xã hội được sử dụng cho hoạt động kinh tế để tạo ra của cải vật chất hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp, các nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật chất như đất đai, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, giống cây trồng, vật ni, phân bón, thức ăn gia súc, lao động với kỹ năng và kinh nghiệm

32

sản xuất. Ngồi ra cũng có thể dụng đồng tiền làm thước đo để định lượng và quy đổi mọi nguồn lực khác nhau về hình thái vật chất vào sản xuất nơng nghiệp.

Nhóm yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực: nhóm yếu tố này bao gồm số lượng và chất lượng của sức lao động. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe thể chất của người lao động.

Nhóm các nguồn lực liên quan đến phương tiện như năng lượng bao gồm năng lượng từ máy móc và gia súc, máy móc và cơng cụ nơng nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống thủy lợi, giao thông, cơ sở chế biến nơng sản...

Nhóm các yếu tố nguồn lực sinh học như vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và sinh sản…

Nhóm các nguồn lực liên quan đến vật tư, hóa học phục vụ nơng nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật..

Hoặc nguồn lực cho sản xuất nơng nghiệp cũng có thể chia làm các nhóm bao gồm đất, lao động, vốn và tổ chức sản xuất. Vốn được đầu tư vào tài sản cố định, công cụ dụng cụ, vào tài sản lưu động, vốn được nằm trong giá trị của nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu, phương tiện vận chuyển. Lao động bao gồm lao động nhà và lao động thuê ngồi, được đo lường bằng số giờ cơng hao phí để tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nơng nghiệp thì đất canh tác vừa là tư liệu sản xuất vừa là vốn (được thể hiện dưới hình thái vật chất), đất bao gồm đất cho trồng các loại cây trồng (lương thực, cây ăn trái, công nghiệp, đồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi…), đất lâm nghiệp và diện tích mặt nước ni trồng thủy sản. Người chủ của các nguồn lực sản xuất trên là người không chỉ chịu trách nhiệm về phương thức sản xuất mà còn còn là người tổ chức sản xuất và quyết định khác cho sản xuất như sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu? Đồng thời còn là người chấp nhận rủi ro và sản xuất trong điều kiện có rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)