2.2 Cơ sở thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp
2.2.1 Các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp
nghiệp 2.2.1.1 Vốn
Vốn vật chất
Trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế truyền thống mà tiêu biểu là Adam Smith (1723 – 1790) và David Ricardo (1772 – 1823) nhấn mạnh vai trò của vốn trong tăng trưởng nền kinh tế. Vốn là nguồn gốc tăng trưởng của kinh tế. Nhờ cơ chế tích luỹ vốn cao mà nền kinh tế có thể đạt được tăng trưởng kinh tế cao. Sự gia tăng vốn đóng vai trị chủ yếu trong việc nâng cao năng suất lao động, thông qua thúc đẩy phân công lao động. Trong mơ hình Solow thì lượng vốn đầu tư phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm. Ở trạng thái dừng của nền kinh tế thì tỷ lệ tiết kiệm tăng trong dài hạn sẽ làm tỷ lệ vốn trên lao động tăng lên.
Vốn vật chất được hiểu là vốn đơn thuần đầu tư vào sản xuất để hình thành máy móc, thiết bị, nhà xưởng, súc vật lấy sức kéo…Vì vậy, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đo lường yếu tố đầu vào theo nhiều cách khác nhau. Việc có nhiều cách để đo lường vốn vật chất có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó là do sự có sẵn của số liệu. Thơng thường trong các tài liệu thống kê của các nước thì chỉ có vốn đầu tư tăng thêm của chính phủ vào nền kinh tế hoặc lĩnh vực nơng nghiệp mà khơng có giá trị tích luỹ của vốn, điều này thường gặp ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Để tính được giá trị của vốn tích luỹ thì có thể sử dụng phương pháp kiểm kê liên tiếp
(the perpetual inventory method - PIM) - là phương pháp có tính tới vốn đầu tư mới tăng thêm hàng năm và tỷ lệ khấu hao của vốn. Một số nghiên cứu sử dụng số lượng máy nông nghiệp, số lượng gia súc lấy sức bằng cách lấy số liệu về số lượng đầu trâu, bò (Fan
& Pardey, 1997; Fan & Zhang, 2001; Belloumi & Matoussi, 2009). Trong một nghiên cứu của Wang et al. (2015) về tăng trưởng năng suất nông nghiệp Mỹ thì tác giả mơ tả vốn (khơng tính đất) bao gồm tư liệu sản xuất lâu bền và nhà xưởng và vốn được đo lường bằng giá trị vốn, đó là vốn đầu tư tích luỹ rịng. Về đóng góp của vốn vật chất đến mức tăng trưởng của nơng nghiệp có thể tiêu hướng cùng chiều hoặc ngược chiều.
Vốn con người
Trong các mơ hình tăng trưởng nội sinh đã đưa nhiều biến số vào mơ hình để giải thích được sự chênh lệch thu nhập giữa các nước, một trong những biến được giải thích được đưa vào đó là vốn con người qua mơ hình của Mankiw – Romer & Weil, mơ hình AK do Romer (1986), Barro (1990), Rebelo (1991) đề xuất hay mơ hình học hay làm của Lucas (1988). Vốn con người bao gồm các khả năng, kỹ năng và kiến thức của mỗi người lao động riêng lẻ. Vốn con người được tạo ra thông qua giáo dục và kiến thức hiện có (Schultz, 1964; Becker, 1964). Trong cả ba mơ hình tăng trưởng có vốn con người thì nền kinh tế có đặc điểm là sản lượng tăng liên tục và tốc độ tăng trưởng cố định nhưng nó phụ thuộc vào thời gian và chi phí dành cho giáo dục. Thời gian và chi phí dành cho giáo dục càng lớn thì nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ càng cao.
Trong nghiên cứu đại diện cho 37 bộ số liệu ở Châu Á chỉ rằng 9,5% mức gia tăng năng suất có liên quan đến 4 năm đi học ở những nông dân hiện đại và chỉ có 1,3% ở những nơng dân truyền thống (Lockheed et al., 1980). Các yếu tố thúc đẩy việc áp dụng KH – CN vì thế bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giáo dục. Giáo dục không chỉ ảnh hưởng đến gia tăng năng suất mà cịn có mối tương tác với hoạt động mở rộng sản xuất. Jamison & Lau (1982) đã chỉ ra được điều này trong các nông hộ ở Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia. Khi xem xét nguồn gốc tăng trưởng của năng suất các yếu tố tổng hợp của 83 nước công nghiệp và các nước đang phát triển trong giai đoạn 1960 – 1990 thì Nehru & Dhareshwar (1994) cho thấy vốn con người đóng góp từ 3 đến 4 lần vào gia tăng sản lượng so với lao động thơ. Thậm chí thiếu vắng về cải tiến thì năng suất của nơng hộ vẫn có thể mở rộng nhờ đầu tư vào giáo dục, trang bị cho nơng dân có kiến thức và trình độ học vấn nhất định. Điều này rất cần thiết trong một môi trường các nước kém phát triển với đặc
điểm là giá đầu vào cao và sự không ổn định về đầu ra, thời tiết thất thường và biến đổi khí hậu, sâu bệnh (Asfaw & Admassie, 1996). Trong một nghiên cứu của Bloom & Sachs (1998) giai đoạn từ 1965 đến 1990 đã chỉ ra rằng sức khoẻ và các biến về nhân khẩu đã giải thích được hơn 50% sự khác nhau về tỷ lệ tăng trưởng giữa các nước Châu Phi và phần còn lại của thế giới. Cũng trong một nghiên cứu khác của Bloom et al.(1999) cho thấy gánh nặng do bệnh tật và nhiều người phụ thuộc là những yếu tố hạn chế sự thành
công của nước Đông Á. Việc mở rộng hoạt động nơng nghiệp vì thế sẽ bị ảnh hưởng bởi chất lượng vốn con người – thường được đo lường bằng trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ và giới tính. Một bằng chứng thực nghiệm khác cho thấy rằng bốn năm đi học của giáo dục tiểu học là cần thiết và ảnh hưởng đến năng suất nông hộ (Weir, 1999).
Vốn con người ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nông nghiệp thông qua việc nông dân sử dụng và kết hợp các yếu tố đầu vào. Cải thiện vốn con người sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, xử lý và chuyển hố thơng tin và công nghệ. Vốn con người ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất (Zepeda, 2001). Sức khỏe là một yếu tố khác để đo lường chất lượng của vốn con người. Sức khoẻ tốt sẽ làm giảm những công nhân thiếu năng lực hoặc suy kiệt, những ngày nghỉ của cơng nhân vì bệnh, tạo ra động lực cao hơn và vì vậy dẫn tới năng suất cao hơn trong suốt cuộc đời của họ (Rivera & Currais, 2003). Những công nhân càng khỏe mạnh càng có khả năng sản xuất và nhận được tiền lương cao hơn bởi vì thể chất và tinh thần của họ nhiều năng lượng và bền vững với những cơng việc nhiều khó khăn và khắc nghiệt (Bloom et al., 2003).
Sức khỏe ảnh hưởng đến năng suất các yếu tố tổng hợp thông qua thu nhập và tài sản và ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất lao động, tiết kiệm và đầu tư và dân số. Ngoài ra sức khỏe còn ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của nước ngồi bởi vì một mơi trường đầu tư nơi mà có tỷ lệ cơng nhân bệnh tật cao thì khơng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi. Sức khỏe cịn ảnh hưởng đến tỷ lệ học vấn của nền kinh tế, những đứa trẻ khỏe mạnh thì tỷ lệ trình độ học vấn cao hơn và có khả năng tiếp nhận và nhận thức tốt hơn. Sức khỏe yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng vì tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của lao động, vốn vật chất và vốn con người. Cole & Neumayer (2003) đã sử dụng ba chỉ số đo lường sức khỏe là tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và bệnh liên quan đến nguồn nước và tuổi thọ ở 52 nước phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian từ 1965 đến 1996 đã chỉ ra được sức khỏe yếu làm giảm đến năng suất các yếu tố tổng hợp. Jajri & Ismail (2007) khi nghiên cứu ảnh hưởng của vốn con người đến năng suất lao động của Malaysia đã tìm ra được giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động trong lĩnh vực công nghiệp, chất lượng giáo dục tiểu học có đóng góp làm tăng năng suất lao động trong ngành cơng nghiệp dệt. Áp dụng những cơng nghệ cao có cần có những cơng nhân có trình độ giáo dục trung học phổ thơng. Lao động có chất lượng cao sẽ làm tăng năng suất lao động, vì vậy để cải thiện năng suất cần có những lao động với kỹ năng và kiến thức cao, kết hợp với thể chất và tinh thần khoẻ mạnh, điều này làm tăng hiệu quả trong sản xuất (Bong, 2009). Những cơng nhân có trình độ giáo dục cao thì năng suất lao động cao, tiền lương của những cơng nhân có trình độ giáo dục cao thì cao hơn so với tiền lương của những cơng nhân có trình độ giáo dục thấp ở Trung Quốc (Fleisher et al., 2011). Việc chậm áp dụng kỹ thuật sản xuất cao do thiếu lao động
có kỹ năng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của Malaysia trong giai đoạn 1998 – 2007 (Arshad & Malik, 2015).
Như vậy rõ ràng sức khỏe tốt ảnh hưởng đến khả năng làm việc cả về cường độ và thời gian làm việc của người lao động. Những cá nhân có tuổi thọ cao hơn thường chọn đầu tư vào giáo dục bởi vì lợi ích mà họ nhận được từ khoản đầu tư như vậy thường lớn hơn, bên cạnh đó những người có tuổi thọ cao cũng tiết kiệm nhiều hơn nên làm gia tăng vốn tích luỹ và cải thiện sức khỏe có thể làm giảm phân bón sử dụng và gia tăng nguồn lao động tham gia vào sản xuất.
2. 2.1.2 Lao động
Đây là yếu tố đầu vào cơ bản tiếp theo của quá trình sản xuất ở bất kỳ lĩnh vực nào. Trong những mơ hình tăng trưởng trước mơ hình tăng trưởng nội sinh thì lao động được đưa vào phân tích chỉ là lượng lao động thuần tuý được mô tả bằng số giờ công hoặc số người lao động tham gia vào q trình sản xuất. Tuy nhiên trong mơ hình tăng trưởng nội sinh thì lao động đưa vào phân tích tăng trưởng khơng chỉ lao động thuần tuý mà còn xem xét đến chất lượng của lao động như sức khỏe, giáo dục. Các nhà kinh tế học như Lucas (1988), Mankiw, Romer & Weil (1992) đều cho rằng sự tăng trưởng kinh tế không chỉ phù thuộc vào vốn vật chất, lao động thuần tuý mà còn phù thuộc vào chất lượng của nguồn lao động, còn được gọi vốn con người.
Capallbo & Denny (1986) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số tổng năng suất và năng suất ròng của Canada và Mỹ đã ước lượng được sự tăng trưởng của TFP được đóng góp bởi 50% là năng suất lao động. Lượng của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động như đất, lao động, các yếu tố đầu vào trung gian và vốn vật chất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia kém phát triển có đặc điểm là sử dụng nhiều lao động và ít vốn vật chất và mức độ cơ giới hố rất thấp. Vì vậy hệ số co giãn của lao động đến giá trị gia tăng nông nghiệp thường rất cao ở các nước kém phát triển (Zepeda, 2001; Avila & Evenson, 2010; Fuglie & Rada, 2013). Tuy nhiên đối với các quốc gia có nền nơng nghiệp tiên tiến, mức độ cơ giới hố cao thì sự đóng góp của yếu tố này giảm xuống (Wang et al., 2015). Wang et al. (2015) khi nghiên cứu tăng trưởng năng suất nơng nghiệp của Mỹ đã cho thấy có sự giảm xuống về lượng lao động, cụ thể năm 2011 lượng lao động của Mỹ chỉ bằng ¼ so với năm 1948 nhưng tốc độ tăng năng suất lao động lại tăng lên, điều đó phản ảnh sự tăng lên của chất lượng lao động thông qua giáo dục. Gia tăng sử dụng hố chất và máy móc nơng nghiệp làm giảm lượng lao động trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp của Mỹ. Vì vậy, lao động đã làm giảm mức tăng trưởng của năng suất các yếu tố tổng hợp của nông nghiệp Mỹ trong giai đoạn 1948 – 2011, kết luận này tương tự khi Zhou & Peng (2011) nghiên cứu tăng trưởng năng suất nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2010.
2. 2.1.3 Đất canh tác
Điều kiện tự nhiên của đất là một nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất đất. Quyết định đầu tư của nông dân vào đất đai canh tác và hoạt động sản xuất nơng nghiệp có thể làm tăng hoặc giảm năng lực sản xuất của đất đai.
Trong hầu hết các nghiên cứu về năng suất nơng nghiệp thì diện tích đất được tưới tiêu đều có tác động làm tăng sản lượng nông nghiệp. Bhattarai (1996) khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuỷ lợi đến tăng trưởng nơng nghiệp và xố đói giảm nghèo ở Ấn Độ cho thấy nếu gia tăng 1% diện tích đất canh tác có thuỷ lợi sẽ mang lại mức gia tăng 0,32% năng suất của các yếu tố tổng hợp. Van der Eng (1996) khi nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp Indonesia đã xem xét vai trò của đất tưới tiêu lên việc trồng lúa và cây lâu năm đều cho thấy vai trò của biến số này. Tương tự như lao động thì đất đai vẫn giữ một vai trị quan trọng đối với các nước có nền nơng nghiệp kém phát triển, đất đai canh tác vẫn có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng giá trị nơng nghiệp trong nước. Sự hạn chế về nguồn vốn của người nông dân dẫn đến mức đầu thấp vào công cụ, cải thiện đất đai và vốn con người (Zepela, 2001). Đối với các nước kém phát triển do thu nhập thấp và giới hạn về thị trường tài chính nên ảnh hưởng đến việc đầu tư tái tạo đất, kết hợp với việc sử dụng đất không hợp lý lâu dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất của đất. Trong dài hạn thì tổng diện tích đất canh tác có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng giá trị nơng nghiệp của Pakistan trong giai đoạn từ 1970 đến 2009, còn trong ngắn hạn thì độ co giãn của diện tích đất canh tác với giá trị sản lượng nông nghiệp Pakistan là 0,47 (Awan & Mustafa, 2012).
Trong một nghiên cứu của Jin et al. (2015) về ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến sự thay đổi năng suất nơng nghiệp ở lưu vực sơng Hồng Hải – Trung Quốc cho thấy việc chuyển đổi đất trồng trọt thành đất xây dựng có ảnh hưởng quan trọng đến sự khác biệt về năng suất giữa các vùng nghiên cứu, diện tích đất canh tác bình qn đầu người có quan hệ ngược chiều với năng suất và việc quản lý sử dụng đất hiệu quả đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống sinh học và phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Không phải bao giờ đất đai cũng đóng góp vào sự gia tăng của sản lượng nơng nghiệp mà có thể làm giảm sản lượng do diện tích canh tác giảm xuống. Sự giảm xuống của đất có thể do nhiều yếu tố trong đó là do q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố diễn ra - điều này tìm được bằng chứng ở Trung Quốc (Zhou, 2013) và Việt Nam (OECD, 2015) và nông nghiệp Mỹ (Wang et al., 2015). Một số nghiên cứu xem xét sự khác biệt về chất lượng đất ảnh hưởng đến sản lượng nơng nghiệp thì ngồi sử dụng biến đất thơng thường ra, các nghiên cứu sử dụng thêm biến diện tích đất tưới tiêu, có thể được đo lường bằng diện tích đất được tưới tiêu hoặc tỷ lệ diện tích được tưới tiêu so với tổng diện tích đất canh tác. Diện tích đất được tưới tiêu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng. Điều này càng có
ý nghĩa đối với các nước kém phát triển trong sản xuất nông nghiệp, nơi mà các phương pháp canh tác cịn lạc hậu, chưa có phương pháp tưới tiết kiệm nước.
2.2.1.4 Cơ sở hạ tầng – thủy lợi
Đầu tư cơng trong nơng nghiệp có ảnh hưởng đến tăng năng suất không chỉ thông qua tạo ra vốn kiến thức mà cịn thơng qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Hệ thống thuỷ lợi, đường, trường, trạm là điều kiện quan trọng để tăng thu nhập cho nông hộ, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ đầu ra cho nông sản (Zepeda, 2001).
Cơ sở hạ tầng
Antle (1983) đã chỉ ra giao thơng và liên lạc góp phần vào tăng trưởng năng suất nơng nghiệp vì việc áp dụng kỹ thuật mới của nơng dân phụ thuộc vào chi phí và lợi ích của việc sử dụng các yếu tố trên. Mật độ giao thơng thấp giúp giảm thời gian và chi phí giao thơng vì vậy việc sử dụng cơng nghệ mới vào sản xuất sẽ dễ dàng hơn. Cơ sở hạ tầng