Giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu Toan luan an (Trang 74 - 77)

2 .8Khoảng trống nghiên cứu

2.9 Giả thuyết thống kê

Trên cơ sở lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm cũng như thực trạng của tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL và đặc biệt là tình hình sản xuất hiện nay của nông nghiệp vùng nghiên cứu và quan điểm, chủ trương của Chính phủ đối với nơng nghiệp ĐBSCL, luận án đã đặt ra các giả thuyết thống kê cần kiểm định. Những giả thuyết này nhằm giải quyết mục tiêu cũng như khoảng trống nghiên cứu của luận án. Các giả thuyết thống kê cần kiểm định như sau:

Giả thuyết H1: Tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL là do sự gia tăng sử dụng các

nguồn lực sản xuất.

Giả thuyết H2: Khoa học – công nghệ tác động đến tăng trưởng nông nghiệp

ĐBSCL thông qua cả vốn và lao động.

Giả thuyết H3: Chất lượng của các nguồn lực đầu vào cũng như hiệu quả quản lý

nhà nước có tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp.

Giả thuyết H4: Chuyển dịch trong sản xuất nơng nghiệp có tác động làm gia

tăng chất lượng tăng trưởng nơng nghiệp.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 luận án đã trình bày có hệ thống các cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, phân tích những thành cơng và hạn chế của các lý thuyết tăng trưởng, đồng thời qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm để cho thấy tình hình của các nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp, những vấn đề còn lại mà các nghiên cứu thực nghiệm vẫn cịn bỏ ngỏ. Từ đó, luận án rút ra được khoảng trống trong các nghiên cứu và xác định những vấn đề mà nghiên cứu này cần tập trung làm rõ và giải quyết. Bên cạnh hệ thống các cơ sở lí luận về sản xuất nơng nghiệp, về tăng trưởng nông nghiệp, về năng suất thì chương 2 cũng hệ thống các chính sách cho tăng trưởng và phát triển nơng nghiệp Việt Nam nói chung và nơng nghiệp ĐBSCL nói riêng đã được ban hành

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ phần lược khảo tổng quan tài liệu bao gồm cơ sở lý thuyết và cơ sở thực nghiệm để từ đó xác định khoảng trống mà luận án cần giải quyết cũng như cơ sở lí luận về những vấn đề liên quan đến phân tích tăng trưởng nơng nghiệp đã được trình bày ở Chương 2, Chương 3 sẽ đi vào trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu bao gồm q trình nghiên cứu, mơ hình ước lượng, thu thập – xử lý số liệu và phương pháp phân tích số liệu.

Vấn đề nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nơng nghiệp ĐBSCL

Phương pháp nghiên cứu

(i) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GDP nông nghiệp bằng phương pháp ước lượng trung gian (PMG)

(ii) Phân tích tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp bằng phương pháp DEA – chỉ số Mamlquist TFP

(iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP bằng phương pháp ước lượng FE/RE

Nội dung nghiên cứu

(i) Phân tích thực trạng tăng trưởng nơng nghiệp ĐBSCL giai đoạn 1990 – 2020 (ii) Phân tích các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến GDN nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn

1990 – 2015

(iii)Phân tích hiệu quả sản xuất và phân tích các yếu tố cấu thành TFP (TC, TEC) (iv)Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TFP

Kết quả nghiên cứu

Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nơng nghiệp, phân tích hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến TFP

Đề xuất

Một phần của tài liệu Toan luan an (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w