Năng suất và tăng trưởng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Toan luan an (Trang 46 - 50)

2.5.1 Khái niệm

Tuy nhiên để đo lường tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng nơng nghiệp nói riêng thì nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu GDP sẽ chưa thấy được chiều sâu của tăng trưởng. Để thấy rõ được chiều sâu của tăng trưởng thì chỉ tiêu năng suất (productivity) đã được sử dụng. Sản lượng nơng nghiệp có thể gia tăng bởi các yếu tố vật lý như sự gia tăng, mở rộng về diện tích đất canh tác, gia tăng về nguồn lao động sử dụng hay gia tăng các yếu tố vật chất khác như gia tăng về lượng phân bón sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật. Sự gia tăng này được xem là sự gia tăng theo chiều rộng. Nó chỉ phù hợp với những nền nơng nghiệp chưa phát triển. Tuy nhiên dưới áp lực của gia tăng dân số thì một lượng lớn đất đai được chuyển mục đích sử dụng khác như cho nhà ở, xây dựng các sơ sở hạ

tầng, xây dựng các khu công nghiệp. Thêm vào đó là sự khan hiếm của các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp như đất, nước và cùng với đó là sự giảm chất lượng của các nguồn lực này. Vì vậy sự tăng trưởng nơng nghiệp bằng cách gia tăng sử dụng các yếu tố đầu vào thì khơng phải là sự tăng trưởng bền vững. Do đó sự tăng trưởng phải là sự gia tăng hay cải thiện năng suất mới được xem là sự tăng trưởng bền vững (Rosegrant & Evenson, 1993).

Năng suất được định nghĩa là tỷ số giữa tổng sản lượng đầu ra và tổng sản lượng các đầu vào sử dụng (OECD, 2001). Vì vậy năng suất có thể được sử dụng để đo lường tăng trưởng cho một quốc gia, ngành, lĩnh vực, một nông trại hay chỉ trong một nhóm. Năng suất khơng chỉ đơn thuần là tỷ số giữa sản lượng đầu ra và lượng đầu vào mà nó cịn “cho thấy” cách thức mà các yếu tố đầu vào được chuyển thành sản phẩm dưới tác động của hiệu quả và thay đổi công nghệ (FAO, 2017).

2.5.1.1 Năng suất biên (Marginal Productivity)

Năng suất biên của một yếu tố sản xuất là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất đó trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên.

Năng suất biên có thể được tính cho đất hay các yếu tố đầu vào trung gian khác. Ví dụ năng suất biên của lao động là phần sản lượng tăng thêm trong tổng sản lượng khi sử dụng thêm một đơn vị lao động, trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên.

′=Δ /Δ

2.5.1.2 Năng suất đơn phần hay năng suất riêng phần (Partial Productivity)

Năng suất đơn phần là năng suất riêng của từng yếu tố sản xuất (vốn, lao động, đất), được dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất của từng yếu tố đầu vào của một kỳ sản xuất.

Năng suất đất = Tổng sản lượng/ Tổng diện tích

Năng suất vốn = Tổng sản lượng/ Tổng vốn đầu tư vào sản xuất

Năng suất lao động = Tổng sản lượng/ Tổng lượng lao động tham gia vào sản xuất

Bởi vì năng suất đơn lẻ chỉ đo lường hiệu quả sử dụng từng yếu tố đầu vào nên có thể dẫn đến đánh giá sai bởi tổng sản lượng tăng lên không phải chỉ do một trong các yếu tố của nguồn lực sản xuất mà còn do nhiều yếu tố khác và sự thay đổi của hiệu quả sản xuất và công nghệ sản xuất. Do đó, TFP là chỉ tiêu được sử dụng để thay thế cho năng suất riêng lẻ hay năng suất đơn phần.

2.5.1.3 Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity)

TFP là sự thay đổi trong sản xuất không phải do sự thay đổi của các yếu tố đầu vào được đưa vào đo lường trong tăng trưởng. Tăng trưởng TFP cho thấy nơng dân có thể sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm và thủy sản với cùng hoặc ít hơn lượng đầu

vào (lao động, đất, thức ăn, máy móc). Vì vậy tăng trưởng TFP là chỉ số hữu hiệu để đánh giá và quản lý sự bền vững của hệ thống nơng nghiệp bởi vì TFP là sự khác biệt giữa sản lượng đầu ra và thay đổi đầu vào, hay chính là phần cịn lại sau khi trừ đi mức đóng góp của các yếu tố đầu đến thay đổi sản xuất (OECD, 2001). Sự thay đổi của TFP theo thời gian chính là sự thay đổi của cơng nghệ. Đây được xem là yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững bởi vì KH – CN thì khơng có điểm dừng. TFP hay yếu tố KH – CN chính là phần dư trong trong mơ hình tăng trưởng của Solow. Phần dư thường được phân tích như là tổng của thay đổi hiệu quả thuần, thay đổi của công nghệ và sai số do đo lường.

Tăng trưởng năng suất khá khác biệt giữa các vùng và các quốc gia. BĐKH, sự kiện thời tiết, thay đổi trong chính sách tài chính, điều kiện thị trường, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoạt động R&D cho nông nghiệp đều ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP (Steensland, 2021).

2.5.2 Đo lường năng suất

Theo Coelli et al. (2005) để ước lượng TFP, hiệu quả và phân tích TFP thì có thể sử dụng một trong bốn phương pháp bao gồm: (i) ước lượng hàm sản xuất bằng kinh tế lượng, (ii) phương pháp chỉ số TFP, (iii) phân tích bao dữ liệu (DEA) và (iv) phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên. Trong đó hai phương pháp đầu được sử dụng cho số liệu thời gian và đo lường thay đổi hiệu quả kỹ hoặc TFP, hai phương pháp sau được sử dụng cho số liệu của doanh nghiệp hoặc nông hộ (số liệu chéo) để đo lường hiệu quả tương đối giữa các doanh nghiệp hoặc nơng hộ. Vì vậy hai phương pháp ước lượng sau không cần giả định là các doanh nghiệp/nơng hộ đều có hiệu quả kỹ thuật, trong khi hai phương pháp đầu cần giả định này. Khi phương pháp phân tích DEA và phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được áp dụng cho số liệu bảng thì sẽ đo lường được cả thay đổi về hiệu quả kỹ thuật, thay đổi về công nghệ. Các phương pháp trên cũng được chia làm hai nhóm phương pháp là “tham số” và “phi tham số”. Việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều vấn đề như số liệu đòi hỏi, những giả định và có hay khơng có sai số ngẫu trong số liệu.

Tăng trưởng năng suất được phân tích thành thay đổi của hiệu quả kỹ thuật và thay đổi của công nghệ hay kỹ thuật sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là khoảng cách giữa sản lượng thực tế và sản lượng tối ưu mà đơn vị sản xuất có thể đạt được với mức sử dụng nguồn lực cũng như phân bổ nguồn lực được cho sẵn.

qCRSFF VRS q1C q2PP B q3A 0 xx

Hình 2.2: Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mơ

Với đường giới hạn sản xuất (PP) thì bất kỳ đơn vị sản xuất nào mà đạt tại đường này thì đạt mức hiệu quả tối ưu, chưa đạt hiệu quả tối đa nếu hoạt động dưới đường PP. Ví dụ một đơn vị sản xuất hoạt động tại mức điểm A nghĩa là với lượng yếu tố đầu vào là x thì đơn vị này đạt được mức sản lượng là q2, tuy nhiên đơn vị sản xuất này vẫn có thể đạt mức sản lượng cao hơn mức sản lượng cao hơn mức sản lượng q2 là q1 cũng với mức lượng đầu vào sử dụng là x. Như vậy việc đơn vị sản xuất này gia tăng được sản lượng đầu ra từ q1 lên q2 nghĩa là khi đó đơn vị này đã nâng cao được hiệu quả kỹ thuật và đạt được mức hiệu quả tối ưu.

Thay đổi hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency change – TEC), thay đổi công nghệ (Technical change – TC) và tăng trưởng TFP.

q Q*t+1,tEPPt+ Qt+1B DPPt Q*t,tF Q*t+G Q*t,C QtA 0 XtXt+1x

Hình 2.3: Khái niệm TEC, TC và TFP

Theo Sun & Kalirajan (2005) thì các khái niệm trên có thể được giải thích bằng Hình 2.3. Giả sử một đơn vị sản xuất tại điểm A trong kỳ sản xuất t và điểm B trong kỳ sản xuất t+1 tương ứng với đường giới hạn khả năng sản xuất cho hai thời kỳ lần lượt là

PPt và PPt+1. Sự tăng trưởng của sản lượng đầu ra từ điểm A lên điểm B được phân tích như sau: Qt+1 – Q1 = AC + CD + FB = AC+CD+(EF–EB) = (AC–EB)+CD+EF =[( , ∗ − ) − ( +1, +1∗ − +1)] + ( , +1∗ − , ) + ( +1, +1∗ − , +1∗)

( , ∗ −) và ( +1, +1∗ − +1) chính là mức phi hiệu quả tại kỳ sản xuất t và

t+1

, +1∗ − , : thay đổi về công nghệ sản xuất

( +1, +1∗ − , +1∗) đo lường sự đóng góp của việc gia tăng yếu tố đầu vào sản xuất tới tăng trưởng sản lượng đầu với công nghệ sản xuất ở thời kỳ t+1

Như vậy:

Tăng trưởng sản lượng là do sự đóng góp của (1) thay đổi hiệu quả sản xuất, (2) thay đổi của công nghệ sản xuất và (3) gia tăng sử dụng các yếu tố đầu vào.

Một phần của tài liệu Toan luan an (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w