Phong cách nghệ thuật:Nếu trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 12 NĂM 2015 (Trang 46 - 48)

mang phong cách thần bí, có chút bế tắc của một thời Điêu tàn thì sau cách mạng, thơ CLV đã tìm đến với đất nước với cuộc sống của nhân dân và với ánh sáng của cách mạng. Nổi bật và xuyên suốt trong sáng tác của CLV là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp của trí tuệ và sự đa dạng của hình ảnh thơ.

II.Tác phẩm: TIẾNG HÁT CON TÀU 1.Hoàn cảnh ra đời

- Tác phẩm được gợi cảm hứng từ sự kiện kinh tế - xã hội vào những năm 1958 – 1960, miền Bắc tổ chức cuộc vận động nhân dân miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới Tây Bắc.

- Tuy nhiên, bài thơ về cơ bản là khúc hát về lòng biết ơn, về tình yêu và sự gắn bó với dân, với nước của một hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của người nghệ sĩ chân chính.

2.Những giá trị nội dung nghệ thuật a. Nội dung

a 1. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ (Cần nắm kỹ)

- Nhan đề có thể hiểu chỉ là biểu tượng cho khát vọng đi xa, vươn tới những vùng đất xa xôi, với nhân dân đất nước.

- Con tàu cũng là tâm hồn của tác giả với những ước vọng tìm về ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật đích thực của mình.

- Địa danh Tây Bắc vì thế vừa mang ý nghĩa thực cũng vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Tây Bắc ở đây còn là tổ quốc, là nhân dân, là ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật.

Bốn câu đề từ của bài thơ như vừa thâu tóm nội dung - cảm hứng toàn bài vừa giải thích những điều nêu trên.

a 2. Nội dung các đoạn thơ

Khổ thơ 1,2: Lời thúc giục lên đường.

- Những băn khoăn trăn trở, nhà thơ như vừa nói với mọi người cũng vừa nói với chính bản thân mình. Với dạng câu hỏi liên tiếp, hỏi để kêu gọi, vì thế nó có sức lay động rất mạnh: Anh không thể nào ở lại được, tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia .

Khổ thơ 3 – 11: Lên Tây Bắc chính là sự trở về với chính mình, với nhân dân với kháng chiến. (phần trọng tâm)

Được trở về với nhân dân

- Là hạnh phúc, niềm vui tột cùng.

- Là về với những gì đã gắn bó ; về với người thân yêu nhất, với người anh du kích, người em liên lạc. Đặc biệt là về với mẹ thân yêu trong những ngày đầy ấp kỷ niệm kháng chiến.

- THCT còn tiếp tục thúc giục đưa ngưòi đọc về với người em gái nhỏ, với mối tình buổi đầu yêu nhau thật lãng mạn. Rồi khi chia tay “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”. Tình yêu là cội nguồn của những sáng tạo nghệ thuật, của những đổi thay mới mẻ. Tình yêu còn là sự sống, là những điều kì diệu có sức mạnh phi thường. Tình yêu thật đẹp đẽ.Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

Khổ thơ 12-14: Khúc hát lên đường.

- Mở đầu bài thơ là thúc giục. Cuối bài thơ là hành động, con tàu đã lên đường. Lòng người cũng đã lên đường với những niềm viu của thắng lợi, của mái ngói đỏ trăm ga, của mùa lúa bội thu chín rì rào…. Không như những băn khoăn ban đầu. - Nhịp thơ khoẻ khoắn, vui tươi, dồn dập như khúc ca hối hả lên đường hoà cùng nhịp đoàn tàu đang lăn bánh.

b.Nghệ thuật

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 12 NĂM 2015 (Trang 46 - 48)