Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt của tác giả với những kỷ niệm sâu sắc

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 12 NĂM 2015 (Trang 30 - 32)

trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên.

- Tựa đề Rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. Rừng xà nu với sức sống mãnh liệt, bất chấp bom đạn tàn phá mỗi ngày là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, cụ thể là dân làng Xô Man với những người con ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, Heng...

- Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu bạt ngàn vừa tạo không khí Tây Nguyên vừa đậm chất sử thi.

5. Tính sử thi của truyện.

Truyện ngắn Rừng xà nu tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam gia đoạn 1945-1975, đặc biệt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

- Chủ đề của tác phấm mang đậm tính sử thi: trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương.

- Đề tài của truyện Rừng xà nu nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng không chỉ của cả cộng động làng Xô Man mà của cả dân tộc Việt Nam. Truyện viết về một thời điểm lịch sử trọng đại của cách mạng miền Nam, nhưng đây cũng là thời điểm nhân dân miền Nam chuẩn bị vũ trang chiến đấu. Chân lý đó được phát biểu qua lời cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng).

- Những nhân vật trong tác phẩm là những con người kết tinh cao độ nhiều phẩm chất tiêu biểu của cả cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc…). Lý tưởng sống của các nhân vật này luôn gắn liền với vận mệnh của cả cộng đồng. Vì thế, số phận của tất cả nhân vật đều thống nhất với nhau, thống nhất với số phận của cả cộng đồng.

- Chất sử thi còn bộc lộ qua cách trần thuật: câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man đan xen vào câu chuyện về cuộc đời và con đường đến với cách mạng của nhân vật Tnú. Câu chuyện ấy vừa mới diễn ra, nhưng nó được kể như một câu chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ của sử thi, trong không khí trang trọng, với thái độ trang nghiêm của cả người kể và người nghe.

- Xây dựng nhiều hình ảnh chói lọi, kỳ vĩ như hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, bàn tay bị đốt của Tnú.

- Giọng văn trang trọng, hùng tráng giàu âm hưởng, có sức ngân vang.

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH Nguyễn Thi

1. Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi) tác phẩm Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi)

- Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. - Tinh thần chiến đấu dũng cảm.

- Giàu tình nghĩa.

2. Những nét nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”.

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 12 NĂM 2015 (Trang 30 - 32)