Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 12 NĂM 2015 (Trang 36 - 37)

- Lỗ Tấn (18811936) tên thật: Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, Lỗ Tấn là

2.Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:

- Thuốc được viết vào tháng 4 năm 1919 đúng vào ngày bùng nổ phong trào học sinh sinh viên Bắc Kinh, mở đầu cuộc vận động cứu vong (cứu Trung Hoa khỏi diệt vong), thường gọi là Ngũ Tứ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.

- Truyện được in trong tập Gào thét (1923).

3. Tóm tắt tác phẩm:

- Vợ chồng Hoa Thuyên – chủ quán trà, có con trai bị lao. Nhờ người mách, trời vừa mờ sáng, lão Hoa Thuyên đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh lao cho con trai. Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Tất cả mọi người trong quán trà đều tin chắn rằng: chiếc bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi được bệnh lao. Họ còn bàn tán về Hạ Du – người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người cho anh là kẻ điên, là giặc, là cái thằng khốn nạn,...

- Năm sau, vào tiết Thanh Minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng con. Mộ của con bà Hoa Thuyên gần mộ Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để đến bên bà mẹ Hạ Du, và hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa và tự hỏi “Thế này là thế nào?”…

4. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”:

Thuốc là một nhan đề đa nghĩa:

- Nghĩa gốc: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh lao: bánh bao tẩm máu người. - Nghĩa chuyển: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân Trung Quốc:

+ Sự ngu muội, lạc hậu, mê tín dị đoan của quần chúng nhân dân. + Thái độ thờ ơ, lãnh đạm, xa rời cách mạng của quần chúng.

+ Sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc: hoạt động đơn lẻ, xa rời quần chúng, chưa tận dụng được sức mạnh của nhân dân...

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 12 NĂM 2015 (Trang 36 - 37)