Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO

Một phần của tài liệu Ứng dụng di động bán hàng nội thất tích hợp công nghệ AR (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 46 - 48)

Trong đó:

● TB (Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO. ● Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.

● Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)

Ngoài việc so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ cịn có thể dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi nhất định, bố mẹ cần có những lưu ý riêng khi theo dõi cân nặng cho bé.

4.1.1. Đối với bé từ 0-5 tuổi

Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh cũng như phát triển mạnh mẽ nhất. Có 3 chỉ số chính mà bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này là:

● Chỉ số cân nặng khi tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé < –2SD tức là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. Điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.

● Chỉ số chiều cao khi tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được của bé < –2SD so với mức trung bình => Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp cịi.

● Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của bé có kết quả < –2SD so với mức trung bình (phát triển bình thường) thì khả năng cao bé đang mắc suy dinh dưỡng, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé.

4.1.2. Đối với trẻ từ 5-15 tuổi

Từ 5 đến 15 tuổi là thời điểm vàng để các bé phát triển, đặc biệt là về chiều cao. Lúc này, ngoài bảng đo cân nặng tiêu chuẩn, đối với trẻ sau 10 tuổi, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến chỉ số BMI. Cơng thức tính chỉ số BMI khá đơn giản vì chỉ cần dựa vào chiều cao và cân nặng của trẻ. Cụ thể, bạn chỉ cần lấy cân nặng của trẻ chia cho bình phương của chiều cao là ra.

4.2. Chỉ số dinh dưỡng của trẻ:

4.2.1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi

Theo các chuyên gia về Nhi khoa, trẻ ở thời điểm 3 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của bộ não. Nếu như lúc 1 tuổi, bộ não của trẻ chỉ phát triển đến 70 % so với người trưởng thành. Đến 3 tuổi, não của trẻ có thể phát triển đến con số bằng 80% so với người trưởng thành.

Bên cạnh đó, thể chất của trẻ cũng có tốc độ tăng trưởng rất lớn. Bé đi học lớp mầm non sẽ hoạt động bên ngoài nhiều hơn, cần nhiều năng lượng hơn. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi hợp lý sẽ giúp bé phát triển tồn diện. Khơng chỉ về thể chất mà cịn cả về trí tuệ.

Ngồi ra, mặc dù có sự tăng trưởng và phát triển mạnh, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thực sự hồn thiện. Chính vì điều đó, các bậc phụ huynh nên chú ý chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Hạn chế những tình trạng rối loạn có liên quan đến vấn đề tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

4.2.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ 3 tuổi

Nắm được đặc điểm sinh lý của trẻ 3 tuổi, quý phụ huynh sẽ biết cách cân nhắc chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi. Trẻ 3 tuổi có một hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng chưa thực sự hồn thiện như người trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại thức ăn mềm và dễ tiêu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng di động bán hàng nội thất tích hợp công nghệ AR (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)