b. Hệ thống khuyến nghị lọc cộng tác (Collaborative Filtering)
3.6.3. So sánh Content-based và CollaborativeFiltering
Phương pháp gợi ý Dữ liệu cơ sở Dữ liệu đầu ra Tiến trình xử lý
Content-based
Các đặc điểm của các item và hồ sơ sở thích của người dùng.
Các điểm số đánh giá của người dùng cho các item.
Tạo ra một mô hình mô tả sở thích của người dùng, sau đó sử dụng để đánh giá mức độ tương quan của sở thích người dùng với đặc điểm item. Dựa vào sự tương quan đó mà xác định người dùng có ưa thích item hay không. Collaborative Filtering Các điểm số đánh giá của những người dùng đối với các item.
Các điểm số đánh giá của người dùng cho các item mà người dùng chưa có bất kỳ đánh giá nào dựa trên người dùng khác.
Nhận ra sự tương tự về sở thích giữa các người dùng và sau đó ngoại suy điểm số đánh giá của người dùng cho item.
Chương 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4.1. Chỉ số BMI của trẻ:
Từ lúc mới sinh ra, cơ thể bé sẽ phát triển không ngừng cho đến khi hết tuổi dậy thì. Vì vậy, trong giai đoạn từ 0 đến 18 tuổi, chiều cao cân nặng chuẩn là một trong những tiêu chí quan trọng để theo dõi sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, sự phát triển giữa bé trai và bé gái cũng sẽ có những sự khác nhau nhất định.
Hiện nay, bảng đo tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ do WHO công bố là một trong những thông tin đáng tin cậy nhất dành cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Đặc biệt nhất là, trong khoảng thời gian vào 10 năm đầu đời, chiều cao và cân nặng của trẻ cần được quan sát và theo dõi một cách sát sao nhất.
Hình 4.1: Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO Trong đó:
● TB (Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO. ● Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
● Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)
Ngoài việc so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ còn có thể dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi nhất định, bố mẹ cần có những lưu ý riêng khi theo dõi cân nặng cho bé.
4.1.1. Đối với bé từ 0-5 tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh cũng như phát triển mạnh mẽ nhất. Có 3 chỉ số chính mà bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này là:
● Chỉ số cân nặng khi tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé < –2SD tức là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. Điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
● Chỉ số chiều cao khi tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được của bé < –2SD so với mức trung bình => Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
● Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của bé có kết quả < –2SD so với mức trung bình (phát triển bình thường) thì khả năng cao bé đang mắc suy dinh dưỡng, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé.
4.1.2. Đối với trẻ từ 5-15 tuổi
Từ 5 đến 15 tuổi là thời điểm vàng để các bé phát triển, đặc biệt là về chiều cao. Lúc này, ngoài bảng đo cân nặng tiêu chuẩn, đối với trẻ sau 10 tuổi, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến chỉ số BMI. Công thức tính chỉ số BMI khá đơn giản vì chỉ cần dựa vào chiều cao và cân nặng của trẻ. Cụ thể, bạn chỉ cần lấy cân nặng của trẻ chia cho bình phương của chiều cao là ra.
4.2. Chỉ số dinh dưỡng của trẻ:
4.2.1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi
Theo các chuyên gia về Nhi khoa, trẻ ở thời điểm 3 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của bộ não. Nếu như lúc 1 tuổi, bộ não của trẻ chỉ phát triển đến 70 % so với người trưởng thành. Đến 3 tuổi, não của trẻ có thể phát triển đến con số bằng 80% so với người trưởng thành.
Bên cạnh đó, thể chất của trẻ cũng có tốc độ tăng trưởng rất lớn. Bé đi học lớp mầm non sẽ hoạt động bên ngoài nhiều hơn, cần nhiều năng lượng hơn. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi hợp lý sẽ giúp bé phát triển toàn diện. Không chỉ về thể chất mà còn cả về trí tuệ.
Ngoài ra, mặc dù có sự tăng trưởng và phát triển mạnh, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì điều đó, các bậc phụ huynh nên chú ý chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Hạn chế những tình trạng rối loạn có liên quan đến vấn đề tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
4.2.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ 3 tuổi
Nắm được đặc điểm sinh lý của trẻ 3 tuổi, quý phụ huynh sẽ biết cách cân nhắc chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi. Trẻ 3 tuổi có một hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng chưa thực sự hoàn thiện như người trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại thức ăn mềm và dễ tiêu.
Hình 4.2: Khủng hoảng tuổi lên 3
Về sự phát triển chiều cao và trí tuệ: Trẻ 3 tuổi cao trung bình 95,1 đến 96,1 cm. Cân nặng trung bình trong khoảng từ 13,9 đến 14,3 Kg. Trí tuệ của trẻ phát triển nhanh chóng để hỗ trợ cho quá trình học hỏi của trẻ. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn.
Về tâm lý: Trẻ bắt đầu hình thành nên cái tôi của chính mình. Bé đã quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh. Đồng thời, trẻ lên 3 còn biết thể hiện cảm xúc của bản thân. Có thể xuất hiện tình trạng “khủng hoảng tuổi lên 3”. Chính vì đặc điểm ấy, bố mẹ không nên gây áp lực đối với việc ăn uống của trẻ.
4.2.2. Nhu cầu cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi
Nhu cầu cơ bản đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi bao gồm:
● 150 đến 200 gram cơm tẻ. Nếu mẹ cho bé ăn bún, mì, nui, phở,… thì giảm cơm đi một phần.
● 150 đến 200 gram chất đạm. Những thực phẩm giàu đạm điển hình như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, sữa giàu đạm, các cây họ đậu,…
● 3 thìa cà phê dầu thực vật mỗi ngày, chia đều cho 3 bữa ăn chính. ● 150 đến 200 gram chất xơ như rau xanh, củ cà rốt, củ dền,… ● 400 đến 500 ml sữa tách béo hoặc ít béo.
● 700 đến 800 ml nước chín trong 1 ngày.
Hình 4.3: Thành phần dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi
Ở giai đoạn trẻ được 3 tuổi, bé đã có thể ăn theo những bữa ăn như người lớn. Đồng thời có thể đưa ra những yêu cầu về các món ăn. Mặt khác, mẹ nên chuẩn bị kỹ thức ăn cho bé, chẳng hạn như:
● Ninh nhừ hoặc băm nhỏ thịt.
● Đối với món cá, mẹ cần lấy sạch xương trước khi cho trẻ ăn. ● Rau nên được cắt nhỏ và luộc hoặc nấu cho mềm hơn, dễ tiêu hơn. ● Củ nên gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ và nấu cho mềm.
Chương 5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG 5.1. Mô hình use-case:
Hình 5.1. Sơ đồ Use-case tổng quát
Hình 5.2. Sơ đồ Use-case chức năng bổ sung
5.1.2. Danh sách các actor:
STT Tên Actor Ý nghĩa/Ghi chú
1 Phụ huynh Là người điều hành chính. Có quyền quản lý định danh tài khoản sử dụng trên hệ thống, quyền cấp quyền hạn cho định danh khác và quyền quản lý em bé. Quản lý tiến trình chăm sóc trẻ và đưa ra các quyết định dựa trên báo cáo.
2 Người trông trẻ
Là người quản lý thể trạng, tình trạng sức khỏe của em bé. Là một định danh được ủy quyền bởi Phụ huynh. Có quyền quản lý em bé, trực tiếp sử dụng quyền quản lý chỉ số khối cơ thể và quản lý chỉ số dinh dưỡng. 3 Người
giúp việc
Là người quản lý các bữa ăn của em bé. Là một định danh được ủy quyền bởi Phụ huynh. Có quyền quản lý em bé, trực tiếp sử dụng quyền quản lý bữa ăn.
4 Bác sĩ Là người phụ trách việc tiêm ngừa cho trẻ. Là một định danh được ủy quyền bởi Phụ huynh. Có quyền quản lý em bé, trực tiếp sử dụng quyền quản lý tiêm ngừa
Bảng 5.1. Danh sách các actor
5.1.3. Danh sách các use-case:
# Use Case Name Definition
1 Đăng ký tài khoản Phụ huynh đăng ký tài khoản định danh để đăng nhập và sử dụng chức năng trong ứng dụng.
2 Đăng nhập Phụ huynh sử dụng tài khoản đã đăng ký trước để đăng nhập và sử dụng chức năng trong ứng dụng.
3 Lấy lại mật khẩu Phụ huynh yêu cầu lấy lại mật khẩu trong trường hợp quên mật khẩu
4 Ủy quyền quản lý em bé Phụ huynh ủy quyền cho tài khoản khách các quyền trong nhóm quyền quản lý em bé.
5 Khởi tạo em bé Khởi tạo một thể hiện của em bé gồm các thông tin cơ bản để sử dụng các tính năng liên quan.
6 Hiển thị thông tin chung Hiển thị các thông tin cơ bản của một thể hiện em bé. 7 Quản lý "chỉ số khối cơ
thể"
Hiển thị, cập nhật và đưa ra thông báo về tình trạng của chỉ số khối cơ thể của em bé.
8 Quản lý "chỉ số dinh dưỡng"
Hiển thị, cập nhật và đưa ra thông báo về tình trạng của chỉ số dinh dưỡng của em bé.
9 Quản lý "bữa ăn" Thống kê các bữa ăn trước đó và lên kế hoạch cho các bữa ăn tiếp theo.
10 Quản lý "tiêm ngừa" Thống kê lịch sử tiêm ngừa, lên kế hoạch các mũi tiêm tiếp theo, cập nhật tình trạng tiêm ngừa mới và thông báo về tình trạng tiêm ngừa của em bé.
11 Tổng kết báo cáo Xuất ra báo cáo gồm toàn bộ các thông tin liên quan của thể hiện em bé.
12 Cẩm nang chăm sóc trẻ Hiển thị danh sách và chi tiết các bài viết hữu ích trong quá trình chăm sóc em bé.
13 Chatbot hỗ trợ người dùng Tự động trả lời các câu hỏi của người dùng liên quan đến chủ đề chăm sóc trẻ em, đưa đường dẫn tới bài viết chi tiết.
Bảng 5.2. Danh sách các use-case
5.1.4. Đặc tả use-case:
a. Đặc tả Use-case Đăng ký tài khoản
Name Đăng ký tài khoản
Description Use case này cho phép Phụ huynh đăng ký tài khoản định danh để đăng nhập và sử dụng chức năng trong ứng dụng.
Actor Phụ huynh
Trigger ❖ Khi người dùng nhấn vào nút “Create New Account”
Pre-condition ❖ Màn hình hiện tại là Màn hình Đăng nhập
❖ Các tham số cần thiết để tạo tài khoản được nhập đầy đủ, đúng format
Post-condition ❖ Khi thành công: Người dùng tạo tài khoản định danh trên hệ thống thành công, tài khoản có thể dùng để đăng nhập vào ứng dụng
❖ Chuyển sang Màn hình Trang chủ
❖ Khi thất bại: Thông báo lỗi tương ứng với lỗi xảy ra Bảng 5.3. Đặc tả Use-case Đăng ký tài khoản
Sequence diagram
Hình 5.3. Sơ đồ tuần tự Đăng ký Business Rules
Activity BR Code Description
(2) BR1 Loading Screen Rules:
❖ Client hiển thị Màn hình Đăng ký tài khoản
(4) BR2 Loading Rules:
❖ Khi người dùng nhấn nút “Sign Up” và đợi phản hồi từ Server: Nút “Sign Up” chuyển sang state “Loading”.
(4) BR3 Submitting Rules:
Khi người dùng nhấn nút “Sign Up”, Client xác nhận [Username], [Email], [Password], [Confirm Password] có chính xác format của Client hay chưa
❖ Format của [Username]
[Username] là tập hợp các ký tự thuộc 29 chữ cái hoa và thường trong Bảng chữ cái tiếng Việt và dấu cách ( ). Có phân biệt hoa và thường
Tối đa 49 ký tự trong một [Username] ❖ Format của [Email]
Bắt buộc có ký tự @ và các ký tự trước và sau @
Trước ký tự @: là tập hợp các ký tự thuộc 24 chữ cái hoa và thường trong Bảng chữ cái tiếng Anh và các ký tự chữ số từ 0 đến 9. Viết liền không chứa khoảng cách. Tối đa 20 ký tự
Sau ký tự @: là tập hợp các ký tự thuộc 24 chữ cái hoa và thường trong Bảng chữ cái tiếng Anh. Viết liền không chứa khoảng cách. Có dấu chấm (.) ở giữa đoạn. Tối đa 20 ký tự
❖ Format của [Password]
[Password] là tập hợp 6 ký tự thuộc các ký tự chữ số từ 0 đến 9
❖ Format của [Confirm Password]
Giống với format của [Password] ❖ If length của [Username] < 0
Thông báo “Username Required”
❖ Else if [Username] không đúng format của [Username] Thông báo “Invalid Username”
❖ Else
Chấp nhận [Username] ❖ If length của [Email] < 0
Thông báo “Email Required”
❖ Else if [Email] không đúng format của [Email] Thông báo “Invalid Email”
❖ Else
Chấp nhận [Email] ❖ If length của [Password] < 0
Thông báo “Password Required”
❖ Else if [Password] không đúng format của [Password] Thông báo “Invalid Password”
❖ Else
Chấp nhận [Password]
❖ If length của [Confirm Password] < 0
Thông báo “Confirm Password Required”
❖ Else if [Confirm Password] không đúng format của [Confirm Password]
Thông báo “Invalid Confirm Password” ❖ Else if [Confirm Password] không giống [Password]
Thông báo “Confirm Password not correct” ❖ Else
❖ Khi [Username], [Email], [Password], [Confirm Password] đều được chấp nhận, Client gửi yêu cầu tạo tài khoản lên Server với [Username], [Email], [Password]
❖ Server xác nhận [Email] vừa được gửi có trùng với bất kỳ email nào trong table Account
❖ Khi xác nhận không trùng, Server tạo một value trong table Account và gửi [CreateAccountSuccess = true] về Client
❖ [Username] tương ứng với field username trong table Account ❖ [Email] tương ứng với field email trong table Account
❖ [Password] tương ứng với field password trong table Account
❖ Client: Chuyển sang Màn hình Trang chủ và ghi nhận định danh hiện tại là định danh của tài khoản vừa tạo
❖ Khi xác nhận xảy ra trùng, gửi [CreateAccountSuccess = false] về Client. Client: Thông báo “Email used in another account”
Bảng 5.4: Business Rules Đăng ký tài khoản
b. Đặc tả Use-case Đăng nhập
Name Đăng nhập
Description Use case này cho phép Phụ huynh sử dụng tài khoản định danh đã tạo trước để đăng nhập và sử dụng chức năng trong ứng dụng.
Actor Phụ huynh
Trigger ❖ Khi ứng dụng được khởi động mà người dùng chưa đăng nhập trước đó
Pre-condition ❖ Các tham số cần thiết để của tài khoản dùng để đăng nhập được nhập đầy đủ, đúng format
Post-condition ❖ Khi thành công: Người dùng đăng nhập vào ứng dụng thành công ❖ Chuyển sang Màn hình Trang chủ
❖ Khi thất bại: Thông báo lỗi tương ứng với lỗi xảy ra Bảng 5.5. Đặc tả Use-case Đăng nhập
Activities Flow
Sequence diagram
Hình 5.5. Sơ đồ tuần tự Đăng nhập Business Rules
Activity BR Code Description
(2) BR1 Loading Screen Rules:
❖ Client hiển thị Màn hình Đăng nhập
(4) BR2 Loading Rules:
❖ Khi người dùng nhấn nút “Login” và đợi phản hồi từ Server: Nút “Login” chuyển sang state “Loading”.
(4) BR3 Submitting Rules:
Khi người dùng nhấn nút “Login”, Client xác nhận [Email], [Password] có chính xác format của hệ thống hay chưa
❖ Format của [Email]
Bắt buộc có ký tự @ và các ký tự trước và sau @
Trước ký tự @: là tập hợp các ký tự thuộc 24 chữ cái hoa và thường trong Bảng chữ cái tiếng Anh và các ký tự chữ số từ 0 đến 9. Viết liền không chứa khoảng cách. Tối đa 20 ký tự
Sau ký tự @: là tập hợp các ký tự thuộc 24 chữ cái hoa và thường trong Bảng chữ cái tiếng Anh. Viết liền không chứa khoảng cách. Có dấu chấm (.) ở giữa đoạn. Tối đa 20 ký tự
❖ Format của [Password]
[Password] là tập hợp 6 ký tự thuộc các ký tự chữ số từ 0 đến 9 ❖ If length của [Email] < 0
Thông báo “Email Required”
❖ Else if [Email] không đúng format của [Email] Thông báo “Invalid Email”
❖ Else
Chấp nhận [Email] ❖ If length của [Password] < 0
Thông báo “Password Required”
❖ Else if [Password] không đúng format của [Password] Thông báo “Invalid Password”
Chấp nhận [Password]
❖ Khi [Email], [Password] đều được chấp nhận, Client gửi yêu cầu đăng nhập lên Server với [Email], [Password]
❖ Server xác nhận [Email] vừa được gửi có trùng với bất kỳ email nào