Chương 3 TÌM HIỂU CƠNG NGHỆ ỨNG DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
3.1. Tổng quan về công nghệ Flutter:
Trong đề tài này, appservice sẽ được viết bằng Flutter. Vì vậy nhóm sinh viên thực hiện cần tìm hiểu về cơng nghệ này.
3.1.1. Khái niệm:
Flutter là nền tảng phát triển ứng dụng đa nền tảng cho iOS và Android do Google phát triển. Flutter sử dụng ngôn ngữ DART cũng do Google phát triển và flutter cũng đã được sử dụng để tạo ra các ứng dụng native cho Google.
Flutter hỗ trợ rất nhiều cơ sở dữ liệu như: MySQL, Informix, Oracle, Sybase, Solid, PostgreSQL, Generic ODBC…
3.1.2. Lịch sử phát triển:
Phiên bản đầu tiên của Flutter được gọi là “Sky” và chạy trên hệ điều hành Android. Nó được công bố tại hội nghị nhà phát triển Dart 2015, với dự định ban đầu để có thể kết xuất ổn định ở mức 120 khung hình trên giây. Trong bài phát biểu chính ở hội nghị Google Developer Days tại Thượng Hải, Google công bố phiên bản Flutter Release Preview 2, đây là phiên bản lớn cuối cùng trước Flutter 1.0. Vào ngày 4 tháng 12 năm 2018, Flutter 1.0 đã được phát hành tại sự kiện Flutter Live, là phiên bản “ổn định” đầu tiên của khung ứng dụng này.
3.1.3. Ưu điểm của Flutter:
● Native đúng nghĩa: Với Flutter, bạn có thể giao tiếp gần như trực tiếp với hệ thống. Bộ Engine để render UI hồn tồn thuộc Flutter, vì vậy bạn có thể tạo ra bất kỳ hiệu ứng và đồ hoạ nào cho cả 2 nền tảng iOS và Android.
● Ngôn ngữ kiểu tĩnh nhưng với cú pháp hiện đại: Tương tự như JS, Python hay Java, Flutter sử dụng ngôn ngữ kiểu tĩnh nhưng với cú pháp hiện đại. Trình biên dịch (Compiler) linh động khi dùng AOT (cho sản phẩm cuối) và JIT (cho quá trình phát triển với Hot Reload).
● Hot reload: Khi làm việc với những thứ liên quan đến UI thì Hot Reload thật khiến cho lập trình viên dễ chịu, càng tuyệt hơn khi Flutter cung cấp khả năng ghi nhớ state của ứng dụng. Hot Reload cung cấp cho bạn trải nghiệm tuyệt vời khi lập trình Flutter, so với React Native thì điểm này Flutter hơn.
● Kiểm sốt chặt chẽ hiệu suất của ứng dụng: Flutter có thể chạy được giả lập mobile trên trang web, đây là một điều vơ cùng thuận tiện cho việc phát triển. Ngồi ra, các chỉ số hiệu suất được hỗ trợ sẵn cũng giúp cho các developer kiểm soát hiệu suất của ứng dụng một cách chặt chẽ.
● Dễ dàng nâng cấp: Mặc dù cách cài đặt ban đầu của Flutter là tải về tập tin nén, nhưng khi cập nhật lên phiên bản mới thì chỉ cần dịng lệnh là đủ, và khá dễ dàng. Ứng dụng sau khi nâng cấp phiên bản Flutter chạy không gặp trở ngại gì cả. Đây là một điểm cộng khá lớn khi xét về độ trưởng thành. Khi sử dụng React Native, các phiên bản từ 0.25, 0.48 có những thay đổi phải sửa bằng tay mới chạy, rất khó chịu.
Kết luận: Với những tính năng ưu việt của mình, Flutter vẫn, sẽ và đang là một trong những ngơn
ngữ lập trình phổ biến nhất ngày nay và trong tương lai, được các lập trình viên rất ưa chuộng, và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.