Doanh số hoạt động và thị phần dịch vụ thẻ củaVietcombank

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng hoạt động thẻ tại VCB(bản 3)x (Trang 34 - 38)

2.1. Doanh số sử dụng và doanh số thanh toán thẻ

Bảng 1: Doanh số sử dụng thẻ của VCB giai đoạn 2007 – 2011

Loại thẻ 2007 2008 2009 2010 2011

Quy mô

(tỷ VND) Thẻ ghi nợ nội địaThẻ ghi nợ quốc tế 47.1343.055 66.1575.175 90.6548.052 106.33710.061 124.73315.703

Thẻ tín dụng quốc tế 1.358 1.609 2.120 3.233,9 4.624,5

Tổng cộng 51.547 72.941 100.826 119.631,9 145.060,5

Nguồn: Báo cáo tổng kết thẻ Vietcombank 2011

Năm 2011, doanh số sử dụng thẻ tăng trưởng mạnh, tăng hơn 20% so với 2010. Thẻ ghi nợ nội địa, đặc biệt là thẻ Vietcombank Connect 24 vẫn là thẻ được khách hàng ưa chuộng sử dụng nhiều nhất.

Theo tổng kết trên báo cáo thẻ Vietcombank, doanh số sử dụng thẻ thường tập trung vào các địa bàn có số lượng khách nước ngoài và dân cư đô thị cao như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế; trong đó đứng đầu về doanh số sử dụng thẻ là TP Hồ Chí Minh, chiếm hơn 35% tổng doanh số sử dụng toàn hệ thống.

Bảng 2: Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB giai đoạn 2007 - 2011

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh số(triệu USD) 452,55 642,63 567 741,07 966,35

Thị phần TTT trong hệ thống NH (%)

57,6 59,7 53 >50 56,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết thẻ Vietcombank 2011

Hoạt động thanh toán thẻ quốc tế luôn đóng một vai trò quan trọng trong các kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ của VCB. Trong năm 2011, doanh số đạt được là 966,35 triệu USD, tăng 30.4% so với năm 2010. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế ngày càng tăng nhưng VCB vẫn tiếp tục duy trì là ngân hàng có thị phần thanh toán thẻ quốc tể cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, chiếm đến 56.2% thị trường và doanh số thanh toán thẻ nội địa với doanh số là 37,4%, thể hiện sự phát triển về mặt chất lượng trong hoạt động kinh doanh thẻ.

2.2. Số lượng thẻ phát hành

Số lượng thẻ VCB phát hành liên tục gia tăng qua các năm

Bảng 3: Số lượng thẻ đã phát hành của VCB (tích luỹ )

Đơn vị: thẻ

Loại thẻ 2007 2008 2009 2010 2011

Thẻ ghi nợ nội địa 2.326.602 3.071.737 3.854.650 4.657.000 >5.600.000

Thẻ ghi nợ quốc tế 77.096 175.149 331.639 446.000 623.000

Thẻ tín dụng quốc tế 92.976 118.499 149.339 197.000 277.000

Tổng cộng 2.496.674 3.365.385 4.335.628 5.300.000 ~6.500.000

Nguồn: VCB, Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam

Bảng 4: Số lượng thẻ phát hành trong các năm của VCB giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị: thẻ

Loại thẻ 2007 2008 2009 2010 2011

Thẻ ghi nợ nội địa 826.602 745.135 782.913 802.350 943.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẻ ghi nợ quốc tế 65.543 98.053 156.490 114.361 177.000

Thẻ tín dụng quốc tế 20.528 25.523 30.840 47.661 80.000

Tổng cộng 912.673 868.711 966.243 964.372 1.200.000

Nguồn : VCB, Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam

Biểu đồ 6: Tình hình phát hành thẻ của VCB (đơn vị: nghìn thẻ)

Với nhu cầu thanh toán và sử dụng thẻ của khách hàng ngày càng lớn cùng uy tín về dịch vụ thẻ của VCB và các chiến lược marketing hiệu quả, số lượng thẻ phát hành của VCB luôn tăng đều và ổn định qua các năm. Đến 2011, tổng số lượng thẻ do VCB phát hành đã đạt gần 6.5 triệu thẻ, tăng 36.17% so với năm 2010. Trong đó thẻ ghi nợ nội địa được phát hành nhiều nhất, đạt hơn 5.6 triệu thẻ, chiếm 87.5% tổng số thẻ do VCB phát hành.

Bảng 5: Số lượng và thị phần thẻ của một số ngân hàng năm 2011

Ngân hàng Agribank Vietinbank Vietcombank

Tổng số lượng thẻ 8.397.975 8.713.305 6.482.405

Thị phần số lượng thẻ 19,87% 20,62% 15,38%

Thị phần doanh số thanh toán thẻ quốc tế

11,5% 12,4% 56,2%

Thị phần doanh số thanh toán thẻ nội địa

Thị phần doanh số sử dụng thẻ

20,26% 23,42% 24,86%

Agribank, Vietinbank và Vietcombank là 3 ngân hàng đứng đầu về số lượng cũng như chất lượng cung ứng dịch vụ thẻ. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, xét về số lượng thẻ phát hành thì Vietinbank dẫn đầu thị trường với 8,7 triệu thẻ, chiếm 20.62% thị phần còn Vietcombank đứng thứ 3 với 6,5 triệu thẻ phát hành các loại, chiếm 15.38% thị phần. Tuy nhiên, về hiệu quả hoạt động sử dụng thẻ thì Vietcombank đã khẳng định vị trí dẫn đầu về doanh số thanh toán cũng như doanh số sử dụng thẻ các loại, chiếm 37,4% và 24,86% . Có được điều này là do Vietcombank đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.

2.3. Số lượng máy ATM/POS

Hệ thống ATM/POS của VCB chấp nhận giao dịch với các loại thẻ: Thẻ ghi nợ mang biểu tượng Connect 24; 7 thương hiệu thẻ quốc tế là Visa, MasterCard, Amex, JCB, Diner Club, CUP và DiscoverCard; thẻ của các ngân hàng tham gia kết nối hệ thống với các Tổ chức chuyển mạch Thẻ.

Bảng 6: Số lượng và thị phần trên thị trường của hệ thống ATM/POS VCB

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Giá trị (cái) ATM 890 1.244 1.483 1.530 1.700

POS 5.500 7.850 9.700 14.762 21.977

Thị phần (%) ATM 24 17,8 15,3 15 12,5

POS 28,03 31,5 26 26 28,4

Nguồn: VCB, Hiệp hội thẻ Việt Nam

Số lượng máy ATM/POS được đầu tư mới của VCB có xu hướng tăng chậm lại. Lý do là do VCB đã cơ cấu lại các mảng hoạt động thẻ, tiết giảm đầu tư mạng lưới ATM/POS vì chi phí hạ tầng, vận hành, bảo vệ máy ngày càng tăng trong khi khoản thu từ dịch vụ ATM khá thấp.

Thị phần có xu hướng giảm do số lượng khá lớn ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, VCB vẫn là một trong những ngân hàng đi đầu trong mảng mạng lưới ATM/POS Việt Nam với thị phần máy POS lớn nhất, đạt 21.977 máy, chiếm 28.4% thị trường và đứng thứ ba về thị phần máy ATM đạt 1.700 máy, chiếm 12.5% thị trường, sau Agribank (15.4%) và Vietinbank (13.4%).

Chú trọng đầu tư vào các nguồn lực đặc biệt, hệ thống thanh toán thẻ VCB đã không ngừng mở rộng và phát triển một cách mạnh mẽ, từ việc tăng cường các điểm ATM, POS, hoàn thiện đường truyền đến phát triển các trung tâm thanh toán và dữ liệu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng hoạt động thẻ tại VCB(bản 3)x (Trang 34 - 38)