Chi tiết dư nợ vay ngân hàng

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 72)

Đơn vị: trđ Khoản mục 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 ± % ± % Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.434.162 1.530.588 1.502.376 96.427 6,72 (28.212) -1,84

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm tốn hợp nhất của Tổng cơng ty Viglacera - CTCP

Ta thấy khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn năm 2019 tăng 6,72% so với năm 2018, tuy nhiên khoản mục này có xu hướng giảm vào năm 2020 nguyên nhân do Viglacera đã chủ động giảm dư nợ vay ngắn hạn tại các ngân hàng đồng thời thối vốn tại các cơng ty con.

Nợ dài hạn: Năm 2019, nợ dài hạn tăng 27,11% so với năm 2018 (tương ứng

tăng 1.391.196 trđ); năm 2020 nợ dài hạn tăng 6,48% so với năm 2019 (tương ứng tăng 422.600 trđ). Trong khoản mục nợ dài hạn, doanh thu chưa thực hiện dài hạn chủ yếu là tiền nhận trước của hoạt động cho thuê BĐS sẽ được ghi nhận doanh thu sau 12 tháng tới chiếm tỉ trọng khá lớn cụ thể năm 2018 đạt 2.902.349 trđ, chiếm

56,56% nợ dài hạn, năm 2019 đạt 2.909.935 trđ, tăng 0,26% so với năm 2018 và chiếm 44,61% nợ dài hạn, năm 2020 đạt 2.787.982 trđ, giảm 4,19% so với năm 2019 và chiếm 40,14% nợ dài hạn. Doanh thu chưa thực hiện cao là tốt vì cho thấy Tổng cơng ty cho th được nhiều diện tích BĐS, khơng những tăng khả năng khai thác quỹ đất sẵn có mà cịn tăng tiềm năng tạo ra doanh thu trong tương lai của Tổng công ty, đặc biệt sẽ là nguồn dự trữ ổn định khi gặp tình hình kinh tế biến động điển hình do dịch bệnh như năm 2019 và năm 2020.

VCSH: VCSH chính là nội lực của doanh nghiệp, đây là khoản mục không thể

thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp nào. VCSH để đảm bảo cho các hoạt động SXKD ổn định và cũng là cơ sở để các tổ chức tín dụng đánh giá về năng lực tài chính của cơng ty. Dựa vào biểu đồ, ta thấy VCSH có xu hướng giảm dần qua 3 năm và hiện thấp nhất vào năm 2020. Với vốn đầu tư của chủ sở hữu không đổi qua các năm là

4.483.500 trđ, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lợi nhuận sau thuế TNdoanh nghiệp năm 2020 giảm 12,12% (tương ứng với giảm 92.060 trđ) so với năm 2019, hơn nữa Tổng công ty lại thực hiện chia cổ tức 559.730 trđ trong khi năm 2019 chỉ chi ra 516.331 trđ để chia cổ tức; trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi cho năm 2020 là 78.215 trđ trong khi con số đó năm 2019 là 59.825 trđ. Thơng qua đó có thể thấy, Tổng cơng ty rất chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông cũng như đảm bảo quyền lợi về lương, thưởng cho các nhân viên. Thêm vào đó, quỹ đầu tư phát triển có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2019 đạt 285.828 trđ tăng 18,36% so với năm 2018; năm 2020 đạt 372.751 trđ tăng 30,41% so với năm 2019. Qua đây ta thấy, Viglacera đang đẩy mạnh công tác chi cho đầu tư phát triển đặc biệt cho các hoạt động nghiên cứu, đầu tư và phát triển các mảng trong hoạt động của Tổng công ty như triển khai các dự án mới về mảng vật liệu xây dựng như nhà máy gạch có cơng suất cao, các sản phẩm kính cao cấp, sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng,… và mảng BĐS như đầu tư đồng bộ hạ tầng kĩ thuật tại các khu công nghiệp đã và đang triển khai, sắp triển khai có quy mơ lớn ở Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, …

Biểu 2.5. Biểu đồ VCSH qua các năm năm Đơn vị: trđ X Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán hợp nhất Tổng công ty Viglacera - CTCPHệ số chỉ tiêu cơ cấu vốn Chỉ tiêu này đánh giá mức độ độc lập, tự chủ về tài chính của Tổng cơng ty Viglacera - CTCP. B n g 2 . 1 1 . C h t i ê u c ơ c

u vốn Chỉ tiêu Cách tính Hệ số nợ (lần) NPT/Tổng nguồn vốn Hệ số VCSH (lần) 1- Hs nợ Hệ số nợ trên VCSH (lần) NPT/ VCSH Tỉ suất tự tài trợ TSDH (lần) VCSH/TSDH Tỉ suất tự tài trợ TSCĐ (lần) VCSH/TSCĐ

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán hợp nhất Tổng công ty Viglacera - CTCP

Hệ số nợ thấp hơn 1 là chấp nhận được, hệ số nợ trên VCSH nhỏ hơn 1 là chấp nhận được. Tỉ suất tự tài trợ TSDH và tỉ suất tự tài trợ TSCĐ nên cao hơn 1.

Theo bảng trên ta thấy, hệ số nợ của Viglacera tăng dần qua 3 năm (tương ứng với hệ số VCSH ngày càng thấp) và đều cao hơn 0,5; hệ số duy trì ở mức này là chấp nhận được nhưng đang có xu hướng ngày càng tăng, hệ số nợ trên VCSH cũng ngày

một tăng dần, điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Viglacera đang dần phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngồi. Đây có thể là Tổng cơng ty đang tận dụng địn bẩy tài chính trong SXKD, tuy nhiên nếu khơng sử dụng hiệu quả, nguồn vốn này sẽ gây khó khăn cho tài chính cơng ty.

Tỉ suất tự tài trợ TSDH, TSCĐ phản ánh mức độ đầu tư VCSH vào TSDH và TSCĐ. Do đặc điểm của TSCĐ là thời gian luân chuyển rất dài nên nếu VCSH không đủ tài trợ TSCĐ mà phải sử dụng các nguồn vốn khác thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thanh toán các khoản nợ đến hạn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ VCSH được đầu tư vào TSCĐ càng lớn. Điều này thể hiện doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu đầu tư vào TSDH, ít sử dụng vào kinh doanh để tăng vòng quay vốn sinh lợi.

Ta thấy tỉ suất tự tài trợ TSCĐ cao nhất vào năm 2019 và thấp nhất vào năm 2020. Điều này là do VCSH năm 2020 giảm 30,961 trđ (tương đương giảm 0,44%) so với năm 2019, TSCĐ năm 2020 giảm 232,084trđ (tương đương giảm 5,76%) so với năm 2019; tốc độ giảm của TSCĐ lớn hơn tốc độ giảm của VCSH.

Tỉ suất tài trợ TSDH cao nhất vào năm 2018 đạt 0,65 lần và giảm dần qua 3 năm. Năm 2019 giảm 11,7% so với năm 2018; năm 2020 giảm 15,4% so với năm 2019. Điều này là do VCSH giảm qua 3 năm liên tiếp đồng thời TSDH ngày càng tăng, cụ thể VCSH năm 2019 tăng 0,44% so với năm 2018 nhưng TSDH tăng 16,27% lớn hơn tốc độ tăng của VCSH; năm 2020 VCSH giảm 0,44% so với năm 2019 trong khi TSDH tăng 17,68%.

Phân tích tình hình vốn lưu động rịng (VLĐR)

Thơng thường, tài sản ngắn hạn sẽ được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ bởi nợ dài hạn. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hợp lý trong việc tài trợ tài sản từ đó có thể xem xét mức độ rủi ro trong việc sử dụng vốn của Tổng cơng ty. Ta xem xét thơng qua tính tốn vốn lưu động rịng:

Bảng 2.12. Tình hình VLĐR Đơn vị: trđ Đơn vị: trđ Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 ± % ± % TSNH (a) 5.931.058 7.560.602 6.816.049 1.629.544 27,47 (744.553) -9,85 Nợ ngắn hạn (b) 4.529.392 6.309.601 7.353.388 1.780.209 39,30 1.043.787 16,54 VLĐR = a - b 1.401.666 1.251.002 (537.338) (150.665) -10,75 (1.788.340) -142,95 Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, năm 2018 và năm 2019 TSNH được tài trợ hoàn toàn từ nợ ngắn hạn. Đây là một sự tài trợ hợp lý. Năm 2020 thì VLĐR < 0 cho thấy một phần nợ ngắn hạn đang tài trợ cho TSDH, việc này là điều khá rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp

Bảng 2.13. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp

Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 (%) (%) ROS (%) 7,57 7,48 7,07 -1,19 -5,48 ROA (%) 4,04 3,82 3,13 -5,45 -18,06 ROE (%) 9,71 10,76 9,5 10,81 -11,71 Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Biểu 2.6. Tỉ suất sinh lợi doanh thu (ROS)

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Tỉ suất sinh lợi doanh thu (ROS) có xu hướng giảm dần qua các năm và thấp nhất vào năm 2020. ROS của 3 năm 2018 - 2020 đều thấp hơn trung bình ngành cho thấy năng lực của doanh nghiệp cũng như công tác tổ chức, điều hành, khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của Tổng cơng ty là chưa tốt.

Biểu 2.7. Tỉ suất sinh lợi tổng tài sản (ROA)

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao nhất vào năm 2018 (4,04%) và thấp nhất vào năm 2020 (3,13%). So sánh với trung bình ngành, ROA của Tổng cơng ty cải thiện hơn trong năm 2019 tuy vậy đến năm 2020 lại thấp hơn.

35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2018 2019 2020 VGC GMX VCG CII Ngành 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2018 2019 2020 VGC GMX VCG CII Ngành

Biểu 2.8. Tỉ suất lợi nhuận VCSH (ROE)

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Tỉ suất lợi nhuận trên VCSH cao nhất vào năm 2019 (10,76%) và thấp nhất vào năm 2020 (9,5%). Điều này cho thấy năm 2020 thực sự là một năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kém đi trông thấy so với năm 2018 và 2019. Khi so sánh với trung bình ngành, ta thấy ROE của Tổng công ty vẫn giữ ở mức cao hơn, cho thấy tỉ suất sinh lợi trên VCSH vẫn ở mức tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Tỉ suất sinh lợi doanh thu (ROS) có xu hướng giảm đi là do tốc độ tăng của LNST năm 2019 so với năm 2018 là 13,81% thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (15,13%) làm ROS năm 2019 giảm 1,19% so với năm 2018; tốc độ giảm LNST năm 2020 so với năm 2019 là 12,12% lớn hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (7,02%) làm cho ROS năm 2020 giảm so với năm 2019 là 5,48%.

Với tốc độ tăng của LNST năm 2019 so với năm 2018 là 13,81% thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản là 20,29% khiến ROA năm 2019 giảm 5,45% so với năm 2018. Tốc độ giảm LNST năm 2020 so với năm 2019 là 12,12% lớn hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản (7,22%) làm cho ROA năm 2020 giảm 18,06% so với năm 2019.

ROE năm 2019 tăng 10,81% so với năm 2018 là do tốc độ tăng của LNST năm 2019 so với năm 2018 là 13,81% lớn hơn tốc độ tăng của VCSH (2,67%) trong khi đó tốc độ giảm LNST năm 2020 so với năm 2019 là 12,12% cao hơn tốc độ giảm của VCSH (0,44%) làm cho ROE năm 2020 giảm 11,71% so với năm 2019.

35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2018 2019 2020 VGC GMX VCG CII Ngành

2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dài hạn tại Tổng cơng ty Viglacera - CTCP

Đánh giá tình hình sử dụng TSDH tại Tổng cơng ty Viglacera - CTCP

Qua bảng Cơ cấu vốn dài hạn của Tổng công ty trên ta thấy TSDH có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong tài sản dài hạn, khoản mục BĐS đầu tư chiếm tỉ trọng lớn nhất đều trên 31% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Khoản mục lớn thứ hai trong TSDH là TSCĐ. Tuy nhiên, TSCĐ có xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân do tăng khấu hao qua các năm. Tài sản dở dang dài hạn cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong TSDH, đều chiếm trên 16% trong 3 năm 2018 - 2020. Tỉ trọng các khoản mục trong TSDH là hợp lý với Tổng công ty Viglacera - CTCP do Tổng công ty đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh BĐS trong những năm gần đây, bao gồm phát triển các quỹ đất mới, đầu tư làm cơ sở hạ tầng cho thuê khiến BĐS đầu tư tăng. BĐS đầu tư tăng mạnh nhất trong năm 2019 tương ứng với doanh thu từ bán hàng hóa BĐS do Tổng cơng ty cho thuê được nhiều, giá trị BĐS đầu tư năm 2020 giảm sút hơn năm 2019.

Trong cơ cấu TSDH của Tổng công ty ta thấy TSCĐ và BĐS đầu tư là hai khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất, trong TSCĐ thì hạng mục TSCĐ hữu hình chiếm tỉ trọng lớn nhất, do đó để có biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSDH, ta tập trung phân tích các biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ nhất là TSCĐ hữu hình và BĐS đầu tư. Thêm vào đó, khoản mục Đầu tư tài chính dài hạn tuy chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng tài sản nhưng cũng là khoản mục thể hiện năng lực sử dụng vốn dài hạn trong việc đầu tư ra ngồi của Tổng cơng ty do hoạt động của Viglacera là mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con.

a. TSCĐ hữu hình:

Căn cứ vào chức năng sử dụng, TSCĐ tại Tổng công ty Viglacera - CTCP được chia làm 4 loại: Nhà cửa vật kiến trúc (NCVKT), Máy móc thiết bị (MMTB), Phương tiện vận tải truyền dẫn (PTVT truyền dẫn), Thiết bị dụng cụ quản lý (TBDC quản lý) và TSCĐ khác

Bảng 2.14. Cơ cấu tỉ trọng các loại TSCĐ hữu hình Đơn vị: trđ Đơn vị: trđ Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/ 2020 Nguyên giá (trđ) Tỉ trọng (%) Nguyên giá (trđ) Tỉ trọng (%) Nguyên giá (trđ) Tỉ trọng (%) NCVKT 3.814.353 38,77 3.343.180 38,80 3.451.785 39,63 MMTB 4.760.731 57,96 4.990.613 57,92 4.983.712 57,22 PTVT truyền dẫn 237.729 2,89 251.190 2,92 257.872 2,96 TBDC quản lý 22.832 0,28 24.488 0,28 9.124 0,10 TSCĐ khác 7.527 0,09 7.559 0,09 7.559 0,09 Tổng 8.213.172 100 8.617.030 100 8.710.052 100 Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Qua bảng cơ cấu TSCĐ hữu hình ta thấy nhóm máy móc, thiết bị chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3 năm gần đây, đều chiếm trên 57% TSCĐ hữu hình và đang có xu hướng giảm dần. Nhóm có tỉ trọng cao thứ hai là nhà cửa, vật kiến trúc đều chiếm trên 38% TSCĐ hữu hình và đang có xu hướng tăng dần. Nhìn chung, tổng TSCĐ hữu hình đang có xu hướng tăng dần chứng tỏ quy mô TSDH của doanh nghiệp đã tăng đáng kể so với năm trước, cụ thể:

Năm 2020, Tổng công ty vẫn tiếp tục đầu tư, mua mới máy móc thiết bị với giá trị 30.595 trđ, ngoài ra giá trị tăng thêm này là do tăng từ đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, mua lại TSCĐ thuê tài chính và phân loại lại. Ngồi ra, có thể thấy, năm 2020, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như thối vốn tại các cơng ty con làm ăn kém hiệu quả.

- Hệ số hao mòn TSCĐ (H_hm)

Hệ số hao mịn cho biết tình trạng kĩ thuật của TSCĐ, xem xét hệ số hao mòn nhằm đưa ra biện pháp sử dụng và tái đầu tư TSCĐ một cách hợp lý. Hệ số hao mịn

TSCĐ được tính bằng tỷ số giữa ngun giá và giá trị hao mòn lũy kế. Hệ số này càng cao chứng tỏ năng lực TSCĐ càng yếu và ngược lại.

Bảng 2.15. Hệ số hao mòn TSCĐChỉ tiêu Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/ 2020 HMLK (trđ) H_hm (%) HMLK (trđ) H_hm (%) HMLK (trđ) H_hm (%) Nhà cửa, vật kiến trúc 1.443.699 45,34 1.576.619 47,16 1.717.136 49,75 Máy móc, thiết bị 2.881.119 60,52 3.129.567 62,71 3.354.256 67,30 Phương tiện vận tải, truyền

dẫn 181.685 76,43 188.725 75,13 193.762 75,14

Thiết bị, dụng cụ quản lý 20.338 89,08 21.457 87,62 6.567 71,98

TSCĐ khác 5.452 72,43 5.995 79,31 6.678 88,35

Tổng 4.532.293 55,18 4.922.363 57,12 5.278.399 60,60

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Từ bảng hệ số hao mòn TSCĐ trên ta thấy, hệ số hao mịn của Tổng cơng ty Viglacera - CTCP đang tăng dần qua 3 năm 2018 - 2020 và đặc biệt nhóm thiết bị, dụng cụ quản lý có hệ số hao mịn cao nhất (trên 71%), sau đó là nhóm TSCĐ khác (trên 72%), nhóm nhà cửa vật kiến trúc có hệ số hao mịn thấp nhất (trên 45%). Qua đây ta có thể thấy, TSCĐ của Tổng cơng ty đã đưa vào khai thác, sử dụng rất lâu rồi, việc sử dụng lâu như vậy, với hệ số hao mịn khá cao nếu nhìn một cách đơn thuần có thể đánh giá rằng các thiết bị, công nghệ đã khá cũ kỹ, lỗi thời và xuống cấp, chỉ có nhóm nhà cửa, vật kiến trúc là được đầu tư xây dựng mới hơn. Tuy vậy cịn phải kể đến ngun nhân là do cơng ty CP Viglacera Tiên Sơn (công ty con) áp dụng khấu hao nhanh (với mức khấu hao không vượt quá 2 lần so với phương pháp

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w