3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh doanh của Tổng công ty Viglacera- CTCP - CTCP
3.1.1. Mục tiêu phát triển
Xây dựng Viglacera từng bước trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh ở cả hai lĩnh vực: Vật liệu xây dựng và BĐS, trong đó ưu tiên chính là phát huy tối đa năng lực của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đã và sẽ đưa vào vận hành đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đầu tư phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, thông minh, chất lượng cao, tiếp cận với cách mạng công nghệ 4.0 và phát triển nhà ở xã hội theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với lợi ích và nhu cầu của đông đảo người sử dụng.
Hồn thành cơng tác sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty theo hướng nâng cao năng lực của các doanh nghiệp có sử dụng cơng nghệ cao trong sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vật liệu mới, gạch khơng nung, pin năng lượng mặt trời, kính tiết kiệm năng lượng,… đồng thời thoái hết vốn đối với các doanh nghiệp có cơng nghệ sản xuất lạc hậu, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Đưa thương hiệu Viglacera trở thành thương hiệu mạnh quốc gia và là thương hiệu quốc tế trên các dòng sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp.
3.1.2. Định hướng phát triển
Hoạt động SXKD ổn định, bền vững, có mức tăng trưởng bình qn khoảng 7% - 10% đối với tất cả các chỉ tiêu chính trong hoạt động SXKD, đảm bảo quyền lợi của các cổ đông với hai lĩnh vực cốt lõi là Vật liệu xây dựng và BĐS.
Xây dựng và điều hành quản lý Tổng cơng ty theo mơ hình Cơng ty cổ phần thơng qua các Quy chế quản trị theo thông lệ quốc tế, tiệm cận với các doanh nghiệp có trình độ sản xuất và quản trị hàng đầu thế giới.
Tập trung phát triển khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động tối thiểu 10% trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty để tăng thu nhập cho người lao động, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; mục tiêu dài hạn đạt tiệm cận với doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong cùng lĩnh vực.
Tiếp tục lộ trình tái cơ cấu Tổng cơng ty Viglacera - CTCP theo Đề án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó: thực hiện thối vốn Nhà nước về 0% tại Công ty Mẹ - Tổng cơng ty theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và triển khai phương án tăng vốn điều lệ của Tổng công ty trong giai đoạn 2021 - 2025; thối vốn tại các doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả, hoặc công nghệ/thiết bị/sản phẩm lạc hậu; tiếp tục thành lập mới, góp hoặc tăng vốn tại các công ty với tỉ lệ hợp lý; tiếp tục cơ cấu nguồn vốn hợp lý để triển khai, khai thác hiệu quả các dự án đầu tư mới, mở rộng quy mơ trong các lĩnh vực sản phẩm chủ đạo như kính, sứ vệ sinh cao cấp, gạch ốp lát cao cấp tại các cơng ty….
Xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ chun mơn cao, có khả năng tiếp cận với các phương pháp, kỹ năng quản lí hiện đại, tiên tiến: xây dựng và hồn thiện chính sách nhân lực mới nhằm kiện tồn nguồn nhân lực hiện có đồng thời thu hút thêm nguồn nhân lực mới có trình độ cao; tiếp tục đầu tư cho Trường cao đẳng, Viện nghiên cứu Viglacera trở thành những trung tâm đào tạo cơng nhân có tay nghề cao; thuê các chuyên gia trong và ngoài nước quản lý điều hành trong một số lĩnh vực mới của Tổng công ty như: các nhà máy sản xuất VLXD công nghệ mới, công nghệ cao, lĩnh vực đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, quản lý khách sạn.
Mở rộng thị trường, tăng thị phần trong nước và xuất khẩu: duy trì cơng tác khảo sát, đánh giá phân tích tồn diện về thị trường (mẫu mã, chất lượng, giá cả, dịch vụ sau bán) để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiêu quả SXKD; xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thị trường trung và dài hạn, kế hoạch phát triển mẫu mã sản phẩm đồng bộ, tập trung sản xuất các sản phẩm cao cấp, giá trị cao, củng cố và phát triển hệ thống phân phối và tiêu thu sản phẩm trong nước (đầu tư siêu thị VLXD, showroom) cũng như hoàn thiện chiến lược quảng bá thương hiệu thơng qua các chương trình truyền thơng, PR, các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; xây dựng và triển khai chiến lược xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia hiệp định
thương mại chung đặc biệt thị trường Mỹ và Châu Âu, trước mắt tập trung sản phẩm sứ vệ sinh, gạch ốp lát, mục tiêu doanh thu các sản phẩm này đạt tỉ trọng 20% tổng doanh thu của lĩnh vực các sản phẩm này; xúc tiến và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp chất lượng cao của Tổng công ty đã và đang, chuẩn bị đầu tư.
Đầu tư ra nước ngoài: Triển khai thực hiện đầu tư, kinh doanh vào Cuba trong các lĩnh vực vật liệu (sứ vệ sinh, gạch ốp lát), hạ tầng khu cơng nghiệp, BĐS nghỉ dưỡng trên cơ sở góp vốn/tăng vốn theo tiến độ tại liên doanh SANVIG (lĩnh vực vật liệu), Công ty ViMariel - CTCP (lĩnh vực khu công nghiệp, BĐS nghỉ dưỡng). 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP
Để đạt được các mục tiêu kinh doanh kế hoạch kinh doanh, đầu tư phát triển đã đề ra, Tổng công ty Viglacera - CTCP cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về tổ chức sản xuất với năng suất sản lượng cao, chất lượng sản phẩm tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, hệ thống phân phối sản phẩm trong và ngoài nước như đã đề cập ở phần trên.
3.2.1. Giải pháp nâng cao công tác quản trị vốn nói chung
Qua phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP qua giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy, nguồn vốn của Tổng công ty huy động được phần lớn đến từ nguồn vốn bên ngoài cụ thể là nguồn vốn tín dụng, nợ ngắn hạn ngày một tăng lên, hệ số vốn chủ sở hữu giảm, hệ số nợ tăng dần, tỉ suất tự tài trợ TSDH thấp và năm 2020 một phần TSDH đang được tài trợ từ nợ ngắn hạn. Đây là cơ cấu vốn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nhất là trong tình hình kinh tế biến động và ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như hiện tại. Trong các năm tới, Tổng công ty nên điều chỉnh tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm dần nguồn vốn vay nợ để giảm sức ép về thanh toán nhằm tránh những rủi ro từ thị trường.
Thời gian tới, Tổng công ty cần nghiên cứu những phương án tài chính cụ thể để xác định chi phí sử dụng vốn thích hợp lý, có thể xem xét đến phương án phát hành trái phiếu. Hiện tại, kênh huy động vốn của Tổng công ty đến từ vốn vay ngân hàng, phát hành trái phiếu và thuê tài chính, phát hành cổ phiếu nhưng chủ yếu vẫn
là vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ. Việc sử dụng nguồn vốn từ vay ngân hàng sẽ đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với quy mơ nhỏ và sử dụng ngắn hạn. Tổng cơng ty có thể nghiên cứu các quy định luật pháp cụ thể để tận dụng được huy động vốn từ nguồn phát hành trái phiếu hoặc thuê tài chính nhiều hơn để phục vụ cho hoạt động SXKD của mình. Mặt khác, muốn tiếp cận được những nguồn vốn có chi phí huy động thấp, Tổng cơng ty cần giữ uy tín trong việc thanh tốn nợ đối với ngân hàng, đối với khách hàng, cổ đơng. Có như vậy các đợt phát hành huy động vốn mới trở nên thu hút nhà đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của Tổng công ty.
Trong công tác quản trị và tái cơ cấu của Tổng công ty, Viglacera nên quản trị vốn theo hướng tăng vốn điều lệ tại các đơn vị thành viên (Công ty Cp Viglacera Tiên Sơn, Công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu Viglacera, Công ty CP phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ - Hưng Yên, Công ty CP Viglacera Vân Hải) để thực hiện các dự án trọng điểm đồng thời tiếp tục thối vốn tại các cơng ty con, cơng ty liên doanh liên kết có kết quả kinh doanh kém hiệu quả hoặc có cơng nghệ/thiết bị, sản phẩm lạc hậu như đã làm với các công ty cổ phần: Viglacera Từ Sơn, Viglacera Hạ Long I, Viglacera Hợp Thịnh và Viglacera Từ Liêm.
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực sử dụng vốn dài hạn tại Tổng công ty
3.2.1.1. Tăng cường công tác phân loại và đánh giá TSCĐ
Công ty cần có các hồ sơ theo dõi chính xác tồn bộ TSCĐ hiện có: ngun giá, khấu hao, giá trị cịn lại; đồng thời căn cứ theo đúng nguyên tắc kế toán để phân loại đúng các loại TSCĐ. Việc phân loại tốt sẽ giúp doanh nghiệp nắm được cơ cấu các loại TSCĐ để có phương pháp quản lý phù hợp, có biện pháp khai thác sử dụng hiệu quả TSCĐ, có chính sách đầu tư hoặc cơ cấu lại tài sản hợp lý. Trong hoạt động của Viglacera,
Thực hiện đánh giá tài sản vào cuối mỗi kỳ hoặc niên độ kế toán.Việc đánh giá TSCĐ thường xuyên nhằm xác định các tài sản có hiệu quả kém, lạc hậu, hoặc bị hư hỏng, TSCĐ không cần dùng để có kế hoạch thanh lý, nhượng bán nhằm thu hồi vốn kịp thời. Ngoài ra, việc đánh giá lại TSCĐ cịn giúp cơng ty điều chỉnh kịp thời giá
trị TSCĐ cho phù hợp với thị trường giúp công ty lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý.
Cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty, quy rõ trách nhiệm và quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong năm. Với những tài sản thuộc diện thanh lý, nhượng bán; công ty cần lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định lại tài sản.
3.2.1.2. Đẩy mạnh đầu tư, đổi mới TSCĐ
Xuất phát từ hiệu quả sử dụng TSCĐ vẫn còn hạn chế, hiệu suất sử dụng TSCĐ và tỉ suất sinh lợi TSCĐ vẫn còn chưa cao, thêm nữa hệ số hao mịn trong máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý vẫn còn khá cao đã được phân tích ở chương 2, chứng tỏ Tổng cơng ty cần cải thiện hơn nữa trong việc đẩy mạnh, đầu tư đổi mới TSCĐ. Việc đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị, hiện đại, phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công suất lớn, tăng cường tự động hóa dây chuyền sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp khơng những tiết kiệm chi phí nhân cơng mà cịn làm gia tăng sản lượng, tăng chất lượng mẫu mã sản phẩm, giảm sản phẩm lỗi hỏng, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh về giá bán, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Tổng công ty.
Tổng công ty cần nghiên cứu các xu thế vật liệu thông minh, tiết kiệm chi phí sản xuất và thân thiện với môi trường trên thế giới và nghiên cứu, đầu tư và làm chủ công nghệ hiện đại vận hành các dây chuyền sản xuất mới đảm bảo công suất hoạt động lớn lại có đáp ứng được thị hiếu và tiêu chuẩn chất lượng của thị trường để không chỉ phù hợp với thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu đi các thị trường khó tính khác như Châu Âu, Malaysia, Hàn Quốc, …
Đối với mảng kinh doanh BĐS, việc tăng cường đầu tư đổi mới trang bị máy móc kỹ thuật sẽ giúp giảm thời gian thi cơng thúc đẩy rút ngắn thời gian nghiệm thu bàn giao cơng trình. Các thiết bị máy móc dùng cho quản lý được đổi mới, nâng cấp cũng sẽ giúp công tác quản lý, vận hành diễn ra nhanh chóng hơn, khoa học hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần khảo sát, thăm dò thị trường trước khi tiến hành đầu tư, nâng cấp.
3.2.1.3. Sử dụng nguồn vốn thích hợp để đầu tư cho TSCĐ và BĐS đầu tư
Đầu tư cho TSCĐ là một nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp, việc đầu tư phải dựa trên năng lực hiện có về khả năng sản xuất, năng suất, tuổi thọ kĩ thuật. Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ hay TSDH phải được tài trợ từ VCSH hay từ các nguồn vay tín dụng dài hạn để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định lâu dài, không được dùng nguồn vốn tài trợ tạm thời để đầu tư TSDH để đảm bảo tính bền vững của cơ cấu tài chính. Trong những năm gần đây, nhu cầu phát triển các dự án về BĐS (khai thác các quỹ đất hiện tại cũng như khai thác quỹ đất mới) được đẩy mạnh trong khi đó VCSH đang có xu hướng giảm dần. Đặc biệt trong năm 2020, một phần TSDH được tài trợ từ vốn ngắn hạn, đây là một dấu hiệu khá rủi ro cho tình hình của Tổng cơng ty. Do đó, trước khi đầu tư, Tổng cơng ty cần tìm nguồn vốn hợp lý như: khấu hao, VCSH, vay dài hạn. Mặt khác, cũng cần lập kế hoạch dài hạn về đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí khơng cần thiết.
3.2.1.4. Tăng cường cơng tác quản lý chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Do đặc thù kinh doanh trong cả lĩnh vực BĐS nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong TSDH, vì vậy, việc quản lý tốt khoản mục này cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng cơng ty. Đây hầu hết là các loại chi phí đang đầu tư cho các dự án đang tiến hành triển khai như các dự án khu công nghiệp; dự án trạm xử lý nước thải; dự án khu chức năng, bãi đỗ xe cho khu công nghiệp Yên Phong,… Cần quản trị chặt chẽ các chi phí vật tư, nhân cơng, máy thi cơng phục vụ cho cơng trình bởi nếu lơ là sẽ dẫn tới sử dụng nguồn vốn phung phí, khiến đội giá thi cơng lên làm giảm sức cạnh tranh của các dự án.
Về công tác quản lý vật tư, công ty cần căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhà cung cấp với giá trị hợp lý, chất lượng đảm bảo và chi phí vận chuyển đến cơng trình thấp, xây dựng định mức tiêu hao cho từng cơng trình để biết rõ nhu cầu cụ thể cho từng thời gian nhất định.
Về chi phí máy thi cơng, do địa bàn hoạt động rộng, cơng ty có thể cho thuê máy thi công đang chờ để tăng thu nhập, giảm hao mịn vơ hình đồng thời tìm nguồn
cho th máy bên ngồi với những cơng trình ở xa, việc điều chuyển máy thi công tốn kém nhằm tiết kiệm chi phí.
Về chi phí nhân cơng, cơng ty cần xem xét nhu cầu sử dụng cân đối giữa lao động dài hạn và lao động thời vụ nghĩa là có thể th thêm các lao động thời vụ bên ngồi sẽ tiết kiệm chi phí cho cơng ty trong thời gian nhàn rỗi, chờ việc.
3.2.1.5. Nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính dài hạn
Như đã phân tích ở chương 2, hiệu quả đầu tư tài chính dài hạn vẫn cịn chưa cao, một số các công ty con, công ty liên doanh, liên kết SXKD thua lỗ dẫn tới ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh chung của Tổng công ty. Năm 2020, tại Đại hội đồng cổ đông đã ra nghị quyết số 107/TCT-NQĐHCĐ ngày 19/06/2020 đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ cho Công ty CP Viglacera Tiên Sơn (công ty con), tăng vốn cho Công ty CP kinh doanh Gạch ốp lát Viglacera, tiếp tục thối vốn tại các cơng ty con, công ty liên kết đang hoạt động không hiệu quả, thu hồi vốn đầu tư về Công ty mẹ để có nguồn lực triển khai các dự án khác, góp phần bảo tồn và nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty và là điều kiện để gia tăng năng lực đầu tư phát triển của Viglacera trong giai đoạn tới.