Vòng quay hàng tồn kho

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 92)

Đơn vị: lần Doanh nghiệp 2018 2019 2020 VGC 2,34 2,48 2,10 GMX 5,29 5,97 7,35 VCG 2,38 2,85 2,08 CII 2,09 0,36 0,80 CTI 3,62 2,55 3,17 HT1 9,38 10,52 9,14 CVT 2,82 2,43 2,14 VCS 1,73 1,87 1,88 BTS 6,35 7,34 7,24 NAV 2,98 4,76 3,93 BCC 3,88 5,79 10,76 AMD 16,54 10,28 3,92 Trung bình ngành 4,95 4,77 4,54

Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC kiểm tốn của các doanh nghiệp

Nhìn bảng số liệu, ta thấy nhìn chung các doanh nghiệp có vịng quay hàng tồn kho khá thấp. Trong cả 3 năm, Viglacera đều có vịng quay hàng tồn kho thấp hơn so với trung bình ngành. Do tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng của GVHB, cụ thể năm 2019 hàng tồn kho tăng 15,78% trong khi GVHB tăng 14,15% so với năm 2018; năm 2020 hàng tồn kho tăng nhẹ 2,27% trong khi GVHB giảm 8,03% so với

năm 2019; làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Vòng quay hàng tồn kho thấp cũng cho thấy thời gian bán hàng trung bình của doanh nghiệp là chậm, cơng tác hạch tốn, quản lý tài chính, kiểm sốt hàng tồn kho, đặc biệt là chi phí dở dang chưa được tốt.

2.2.5. Phân tích khả năng thanh tốn tại Tổng cơng ty Viglacera - CTCP

Để xem xét khả năng thanh tốn của Tổng cơng ty Viglacera - CTCP ta đánh giá qua 3 chỉ số: chỉ số thanh toán tổng quát, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tức thời qua 3 năm 2018 - 2020.

Bảng 2.24. Hệ số thanh tốn Tổng cơng ty Viglacera - CTCP

Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Mức chấp

nhận được

Chỉ số thanh toán ngắn hạn

Chỉ số thanh toán hiện thời 1,31 1,20 0,93 ≥ 2

Chỉ số thanh toán nhanh 0,67 0,67 0,46 ≥ 1

Chỉ số thanh toán tức thời 0,39 0,44 0,28 ≥ 0.5

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm tốn hợp nhất Tổng cơng ty Viglacera - CTCP

Biểu 2.9. Khả năng thanh toán hiện thời

Nguồn: tác giả tự tổng hợp 1.800000 1.600000 1.400000 1.200000 1.000000 0.800000 0.600000 0.400000 0.200000 0.000000 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 VGC GMX VCG CII Ngành

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy khả năng thanh tốn hiện thời của Tổng cơng ty Viglacera - CTCP qua 3 năm gần nhất giảm dần, đều thấp hơn 2 - là mức cho phép với hệ số thanh toán hiện thời và thấp hơn so với trung bình ngành trong năm 2019 và năm 2020. Điều này là do tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm qua 3 năm, ngồi ra tốc độ tăng tài sản ngắn hạn đều thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cụ thể: năm 2019 tài sản ngắn hạn tăng 27,47% so với năm 2018 tuy nhiên nợ ngắn hạn tăng 39,3%; năm 2020 tài sản ngắn hạn giảm 9,85% trong khi nợ ngắn hạn tăng 16,54% so với năm 2019. Từ đây cũng cho thấy trình độ quản lý dòng tiền, quản lý nợ ngắn hạn chưa tốt.

Biểu 2.10. Khả năng thanh tốn nhanh

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty Viglacera - CTCP năm 2018 và 2019 bằng nhau, đến năm 2020 bị giảm. So với trung bình ngành, chỉ số này trong cả 3 năm 2018 - 2020 đều kém hơn và đều thấp hơn mức chấp nhận được. 1.80 1.60 1.40 1.20 1.00 0.80 0.60 0.40 0.20 0.00 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 VGC GMX VCG CII Ngành

Biểu 2.11. Khả năng thanh toán tức thời

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Nhìn vào biểu 2.10 trên ta thấy, khả năng thanh tốn tức thời của Tổng cơng ty Viglacera - CTCP cao nhất vào năm 2019 và thấp nhất vào năm 2020 và đều thấp hơn mức chấp nhận được. Hệ số này cũng đều thấp hơn so với trung bình ngành trong cả 3 năm 2018 - 2020.

Tóm lại, thơng qua hệ số thanh toán, ta thấy khả năng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn để trả các khoản nợ đến hạn của Tổng công ty Viglacera - CTCP là chưa tốt, hầu hết thấp hơn so với trung bình ngành và thấp hơn so với mức chấp nhận được. Điều này cho thấy, doanh nghiệp cịn gặp khó khăn trong việc thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Nguyên nhân của thực trạng này là do tốc độ luân chuyển hàng tồn kho còn thấp, đặc biệt là tồn đọng vốn nhiều ở khâu thành phẩm và chi phí SXKD dở dang do đó Tổng cơng ty cần tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhất là 2 khâu trên để tăng dòng tiền thu về đồng thời tăng cường thu hồi cơng nợ để có vốn kịp thời đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực sử dụng vốn của Tổng công tyViglacera - CTCP Viglacera - CTCP

2.2.6.1. Nhân tố bên ngồi

a. Mơi trường kinh tế vĩ mơ

Cuối năm 2019 cho đến năm 2020, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nền từ dịch bệnh Covid -19 không chỉ ở Việt Nam mà cịn trên phạm vi tồn cầu. Bên cạnh đó, 3.50 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0.50 0.00 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 VGC GMX VCG CII Ngành

tình hình thiên tai bão lũ, ơ nhiễm mơi trường cũng ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và Tổng cơng ty nói riêng. Theo đó, do dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, dẫn đến giãn cách xã hội kéo dài và thiên tai bão lũ đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu thị trường, nhu cầu xây dựng, nhu cầu về VLXD giảm, hệ thống bán hàng trực tiếp (hệ thống đại lý, cửa hàng, showroom…) bị đứt gãy làm giảm khả năng kinh doanh. Tình trạng các cơng trình tạm ngưng, tiêu thụ VLXD khó khăn nên gây sức ép lên giá bán VLXD, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh VLXD trong Tổng công ty đồng loạt phải điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất, duy trì sản xuất tối thiểu, chỉ tập trung vào các sản phẩm có hiệu quả, khả năng tiêu thụ tốt để hạn chế tăng hàng tồn kho, ứ đọng vốn.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực BĐS cũng chứng kiến sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ, cụ thể gần 6 tháng đầu năm 2020 thị trường hầu như tê liệt do giãn cách xã hội, các dự án ngưng trệ, sàn giao dịch BĐS tạm dừng hoạt động, giao thơng đi lại vơ cùng khó khăn khiến cho khách hàng nếu có nhu cầu cũng khơng thể xem dự án trực tiếp để mua căn hộ hoặc nhận bàn giao hạ tầng và mặt bằng. Theo báo cáo thị trường BĐS năm 2020 của Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam, thị trường BĐS nhà ở chỉ đạt 30,3% về lượng giao dịch so với năm 2018 và 46,6% so với năm 2019. Về phân khúc BĐS thương mại về văn phòng, trung tâm thương mại, … nhiều đơn vị tư nhân phải giảm giá sâu, đồng hành cùng khách hàng vì lo lắng tình trạng khách thuê trả lại mặt bằng. Thị trường BĐS khu công nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Chính điều này đã tác động không hề nhỏ tới mảng kinh doanh BĐS của Tổng công ty.

Về yếu tố cạnh tranh, Tổng công ty cũng chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh khốc liệt trong cả hai mảng kinh doanh chính là BĐS và VLXD, trong cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Trong lĩnh vực vật liệu, đặc biệt là khi Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu vào các Hiệp định, Diễn đàn hợp tác thương mại khu vực và thế giới, sự cạnh tranh gay gắt nhất đến từ giá cả, mẫu mã, chất lượng, hàm lượng cơng nghệ và tiện ích sử dụng. Thêm vào đó, ngành VLXD cụ thể về mảng sứ - sen vòi cũng bị chịu cạnh tranh từ đối thủ như Trung Quốc, đặc biệt tại thị trường phía Nam, và mảng kính xây dựng cũng bị cạnh tranh từ hàng nhập khẩu Malaysia và các nhà sản xuất nội địa khác. Đối với phân khúc gạch ốp lát, ngành này chịu áp lực với dư

cung khi chênh lệch cung cầu gạch ốp lát Việt Nam năm 2019 lên đến 84 triệu m2, tăng gần 40% so với 2018 ở mức 60 triệu m2 theo khảo sát của VCBS (Cơng ty chứng khốn Vietcombank) gây áp lực giảm giá bán các dòng sản phẩm phổ thông (ceramic và porcelain).

Trong lĩnh vực BĐS, rủi ro về thị trường dẫn đến hàng tồn kho gia tăng, dòng tiền bị ứ đọng, đặc biệt là sự cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ tiện ích, …

Thêm vào đó, dịch bệnh khiến cho việc đi lại khó khăn, các chuyến bay quốc tế đến và đi khỏi Việt Nam bị hạn chế đối với hầu hết các hoạt động kinh doanh, trong nước thì giãn cách kéo dài đã gây áp lực đáng kể, ảnh hưởng đến việc xúc tiến đầu tư và tiến độ bàn giao hạ tầng, mặt bằng tại một số đơn vị của Tổng công ty. Điều này khiến doanh thu, lợi nhuận của các công ty thuộc Tổng công ty kinh doanh lĩnh vực VLXD và BĐS bị sụt giảm.

Về tỉ giá, hiện nay, một phần nguyên vật liệu của Tổng công ty vẫn phải nhập khẩu công nghệ, thiết bị, vật tư và nguyên vật liệu từ nước ngoài như Đức, Ý, Trung Quốc, Hàn Quốc và xuất sang một số nước châu Âu, châu Á, Mỹ, … Đây là rủi ro ảnh hưởng tới giá đầu vào cũng như giá bán, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Tổng công ty khách quan. Từ năm 2018 - 2019, thế giới trải qua giai đoạn cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra căng thẳng, dẫn tới biến động khá lớn trên thị trường ngoại hối quốc tế. Tại Việt Nam, đến cuối tháng 6, đầu tháng 07/2018 (khi có dấu hiệu chiến tranh thương mại leo thang), tỷ giá USD/VND đã có

những biến động mạnh (vượt qua mức 23.000 VND/USD), sau đó dịu lại nhờ sự linh hoạt, can thiệp kịp thời của NHNN. Trong gần 4 tháng đầu năm 2019, tỷ giá giao dịch ổn định. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh hơn, khiến cho tính đến hết ngày 24/5/2019, tỷ giá giao dịch đã tăng khoảng 0,95% so với đầu năm; riêng giai đoạn từ ngày 6/5 đến 24/5/2019, tỷ giá giao dịch đã tăng khoảng 0,5%. Cho đến năm 2020, tỉ giá VND được neo tương đối ổn định so với USD nhờ vào nỗ lực rất lớn của NHNN.

b. Môi trường khoa học kĩ thuật

Với thời đại công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão, các doanh nghiệp cần phải đầu tư đổi mới cải tiến công nghệ để bắt kịp với yêu cầu ngày một khắt khe của khách hàng. Trong lĩnh vực VLXD, xu hướng kiến trúc xanh hiện đại, nhu cầu sử dụng VLXD công nghệ xanh đang ngày càng được các chủ đầu tư và kiến trúc sư trên thế giới quan tâm. Điều này thúc đẩy Tổng công ty phải đào sâu nghiên cứu, tìm ra giải pháp cho sản phẩm mới đáp ứng với nhu hướng mới. Hiện tại, Tổng công ty đã và đang mang đến những giải pháp xanh bền vững bằng việc sử dụng VLXD không nung trong xây dựng, các sản phẩm gạch bê tơng khí AAC và tấm panel ALC của Viglacera với đặc tính ưu việt và tính ứng dụng cao trong thực tế như tỷ trọng nhẹ, kích thước khổ lớn, thi cơng dễ dàng, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, các sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Xanh hiện đại từ CHLB Đức, …

Công nghệ phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa sản phẩm tới gần hơn với khách hàng. Hiện nay, ngoài kênh tiếp cận khách hàng qua cửa hàng truyền thống, là sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội (facebook, zalo, Instagram, …) cũng như là sự phát triển của nền công nghiêp dữ liệu như dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), … cho phép đưa thông tin dự án BĐS trực quan qua việc kết nối giữa người mua với người bán, giúp tăng cường khả năng minh bạch thông tin thị trường khi tất cả các thông tin của chủ đầu tư đều được công khai để khách hàng dễ dàng kiểm chứng, so sánh. Điều này không chỉ tăng cường hiệu quả cùng tốc độ của cơng việc mà cịn làm giảm thiểu tối đa chi phí và nhân cơng rõ rệt.

Trong mảng BĐS khu công nghiệp, nguồn cầu về lĩnh vực này tại Việt Nam

tăng cao đã khiến các chủ đầu tư của các khu cơng nghiệp hiện hữu có xu hướng chuyển sang xây dựng nhà xưởng xây sẵn gắng liền với cơng nghệ 4.0. Chính điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho khách hàng khi muốn tìm hiểu để thuê. Hiện tại, các đối tượng khách hàng mảng KCN của Viglacera có rất nhiều nhà đầu tư nước ngồi, trong đó chủ yếu là thị trường Hàn Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, việc xây dựng KCN với nhiều tiện ích gắn với cơng nghệ hiện đại như xây dựng hệ

sinh thái 4.0 khép kín, giúp khách hàng có thể trải nghiệm từ lúc hỏi thuê, chào thuê đến dịch vụ, quản lý, … mang đến những giải pháp tối ưu cho khách hàng, từ đó gia tăng tỉ lệ cho thuê các KCN đã đầu tư hạ tầng sẵn còn trống, giúp tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh và góp phần nâng cao năng lực sử dụng vốn của Tổng cơng ty.

c. Mơi trường kinh tế - chính trị

Ngân hàng Nhà nước đã có những quy định mới siết chặt việc đầu tư vào lĩnh vực BĐS, cụ thể thông tư số 19/2017/TT - NHNN quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, cho phép tỉ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần, bắt đầu là 45% từ 01/01/2018 đến 31/12/2018; từ ngày 01/01/2019 là 40% và nâng hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 200% lên 250%. Thông tư 22/2019/TT - NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 tiếp tục lộ trình kiểm sốt tín dụng vào lĩnh vực BĐS. Theo đó, từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn là 40%; từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2020 là 37%; từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022 là 34% và kể từ ngày 1/10/2022 sẽ giảm xuống 30%. Thêm vào đó, Nhà nước cũng siết chặt hơn các quy trình pháp lý cấp phép cho các dự án đầu tư, xây dựng. Những nguyên nhân trên ảnh hưởng tới thị trường BĐS, làm tốc độ nguồn cung các dự án mới chậm lại từ đó phần nào ảnh hưởng đến ngành VLXD.

Các chính sách này của Nhà nước phần nào đã gây khó khăn cho Tổng cơng ty trong việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ để triển khai các dự án lớn mặc dù đã có chủ trương đầu tư do hiện tại, nguồn vốn huy động từ ngân hàng của Tổng công ty là rất lớn. Nếu các dự án không được cung cấp vốn kịp thời sẽ làm chậm tiến độ thi cơng, đội chi phí, gây ra áp lực tài chính và tỉ suất lợi nhuận thấp.

Về chính sách lãi suất, trong q trình SXKD Tổng cơng ty cũng phải huy động vốn từ ngân hàng, do đó biến động lãi suất cho vay ảnh hưởng tới hoạt động của Viglacera trong việc lập kế hoạch kinh doanh cũng như tác động mạnh đến doanh thu và chi phí hoạt động tài chính. Từ năm 2018 - 2020, Ngân hàng nhà nước nhiều lần giảm lãi suất điều hành chung, đặc biệt là các chính sách giảm lãi suất dành cho DN sản xuất lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, ... Năm 2018, lãi suất tiền gửi bình quân

là 5,25% và lãi suất cho vay bình qn là 8,91%. Năm 2019, lãi suất có chiều hướng đi ngang và ổn định. Nhìn chung, trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là ổn định nên rủi ro về lãi suất tác động đến Viglacera là khơng lớn.

Về chính sách thuế, hiện tại Nhà nước đã tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp như việc kê khai và nộp thuế điện tử, cùng với việc giảm bớt một số thủ tục giấy tờ khi kê khai cũng giúp Tổng công ty tiết kiệm được thời gian giao dịch đặc biệt là

Một phần của tài liệu LÊ PHƯƠNG HOA-1906030223-TCNH26A (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w