6. Kết cấu luận văn
2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty
2.3.1. Ưu điểm
Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tương đối đầy đủ
Mặc dù khơng có kiểm tốn nội bộ (hàng phịng vệ thứ 3) do hạn chế về quy mô cũng như cơ cấu tổ chức, nhưng Công ty đã áp dụng linh hoạt lý thuyết ba vòng phòng vệ vào xây dựng mơ hình QTRR tại Cơng ty. Cơng ty đã tối ưu hóa việc bố trí nhân sự đảm nhận cơng việc trong hoạt động QTRRDN của từng cấp những vẫn đảm bảo tính độc lập, khách quan của bộ phận QTRRDN. Công ty đã xây dựng các chức danh điều phối viên quản trị rủi ro đến từng phịng để thực hiện các cơng tác quản trị rủi ro của Công ty một cách hiệu quả và sát sao nhất.
Công ty đã xây dựng được một số thước đo cho các rủi ro thường xuyên xảy ra
Công ty đã xây dựng một số thước đo quan trọng đối với hoạt động của công ty như thước đo về chất lượng dịch vụ, tuân thủ pháp luật và mức độ ảnh hưởng tài chính, nhờ đó Cơng ty đã kịp thời điều chỉnh các hoạt động của mình để đảm bảo các rủi ro trong phạm vi kiểm sốt, qua đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty đã xác định được phương án xử lý đem lại hiệu quả cho một số rủi ro cụ thể thường gặp trong quá trình hoạt động
Các rủi ro hoạt động đặc biệt các rủi ro liên quan đến gian lận cước được kiểm soát tốt, phát hiện và xử lý kịp thời, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được vận hành một cách hiệu quả. Đồng thời Công ty đã đưa hoạt động kiểm soat gian lận cước vào tính BSC cho các bên liên quan, thơng qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động phát hiện và xử lý gian lận. Đối với rủi ro về nợ, Công ty đã áp dụng các quy định quy chế về thu hồi nợ để có phương án cụ thể đối với từng khoản nợ phát sinh.
2.3.2. Hạn chế
Các nội dung QTRRDN tại Cơng ty chủ yếu áp dụng theo nội dung có sẵn của Tập đoàn, thước đo rủi ro hiện đang sử dụng là thước đo chung của Tập đoàn và chỉ áp dụng đối với một số rủi ro. Tuy nhiên sự chênh lệch về quy mô của Công ty và cả Tập đoàn là rất lớn nên chủ yếu các thước đo này tại Cơng ty chỉ mang tính chất hình thức, ít được sử dụng. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng chưa xây dựng được hồ sơ rủi ro riêng cho Công ty, các rủi ro chưa được liệt kê và hệ thống hóa cũng như chưa áp dụng được các cơng cụ QTRR vào thực tiễn hoạt động.
Về văn hóa rủi ro: đa số các cán bộ trong Công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của QTRR. Mặc dù mỗi phòng đều có 1 chun viên kiêm nghiệm chức năng QTRR tại phịng nhưng các chức năng quản trị rủi ro thường ít được quan tâm, các chuyên viên kiêm nghiệm chỉ thực hiện báo cáo khi được yêu cầu. Các nhân sự có chức năng QTRR chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác QTRR cùng với việc thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản QTRR dẫn đến việc thực thi hoạt động QTRR thiếu tính nhất qn, rời rạc, thơng tin phản hồi chậm và phản ứng thiếu linh hoạt trong thực thi.
Về công tác nhận diện rủi ro: Công ty hiện mới chỉ nhận diện một số các rủi ro chung cơ bản thường gặp của ngày Viễn thông, tuy nhiên với các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh viễn thông tại thị trường quốc tế lại chưa được nhận diện hoặc mới chỉ được nêu tên nhưng chưa có được lập thành hồ sơ rủi ro của đơn vị. Bên cạnh đó, đối với sản phẩm mới là các giải pháp CNTT, do khơng có chun viên chun mơn trong khi các phần mềm lại khó đo lường và định lượng nên thường gặp nhiều rủi ro khi cung cấp dịch vụ.
Công tác xử lý rủi ro: Chưa có xác định được các biện pháp tương ứng cho từng loại rủi ro cụ thể (né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, Chuyển giao rủi ro, chia sẻ rủi ro, tài trợ rủi ro).
Kết luận Chương 2:
Trong Chương 2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông quốc tế, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Cơng ty và phân tích thực trạng hoạt động
quản trị rủi ro tại công ty dựa trên các bước quản trị rủi ro doanh nghiệp được quy định tại Quy chế quản trị rủi ro doanh nghiệp của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam. Dựa vào kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tại Cơng ty, qua đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Chương 3.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ