Tính đặc thù của bảng tổng kết tài sản:

Một phần của tài liệu đánh giá chung hệ thống kế toán – tài chính của ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 34 - 35)

Đối tượng kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ và quyền sử dụng tiền tệ. Chính điều này đã làm cho bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng thương mại nói riêng và của các tổ chức tín dụng nói chung có nhiều điểm khác biệt với bảng tổng kết tài sản của các doanh nghiệp phi tài chính. Thật vậy, hầu hết tài sản Nợ của ngân hàng thương mại là các khoản nợ về tài chính. Vốn tự có của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Sự khác biệt về thành phần tích sản giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp khác xuất phát từ sự khác biệt về bản chất tiêu sản và đặc điểm kinh doanh mà các đơn vị đang thực hiện. Đối với tổ chức phi tài chính phần lớn lợi nhuận đợc tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó họ cần nhiều tài sản cố định, nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho… ngược lại, lợi tức của ngân hàng thương mại có được chủ yếu từ việc dầu tư và cho vay, cho nên các ngân hàng thương mại nắm giữ nhiều trái phiếu, kỳ phiếu và công cụ tài chính khác làm cơ sở cho các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai.

Bảng tổng kết tài sản là báo cáo kế toán phản ánh tài sản của ngân hàng thành hai mặt tài sản Có ( Tài sản ) và tài sản Nợ ( Nguồn vốn ). Do đó, khhi phân tích nhà quản trị buộc phải có những bước đi thích hợp để đánh giá từng mặt của tài sản đồng thời đưa ra được những nhận định chung về hoạt động của ngân hàng. Trình tự phụ thuộc mục đích phân tích, điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, và chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng. Nhưng dù đi bằng con đường nào đi nữa thì nội dung phân tích hoạt động ngân hàng thường bao gồm các phần chủ yếu sau:

a. Phân tích tài sản Có:

Tỷ trọng từng khoản = Số dư khoản mục tài sản Có x 100 mục tài sản Có Tổng tài sản Có

Chỉ số này, cho các nhà phân tích thấy được kết cấu của tài sản Có, qua đó cso thể nhận định được mặt mạnh, điểm yếu của ngân hàng. Bởi vì, mỗi khoản mục tài sản Có đều có khả năng sinh lời và độ an toàn trong kinh doanh là khác nhau. Bước phân tích này sẽ quyết định đến các chiến lược kinh doanh “ đầu ra” của ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ nhất định.

Qua bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm ta thấy tỷ trọng phần tài sản Có khác ( không sinh lãi ) quá cao ( 82.67% năm 2006 và 75.75% năm 2005 ) trong khi đó tỷ trọng của các phần tài sản Có sinh lãi khác như cho vay và đầu tư lại rất thấp. Điều này làm ảnh hưởng tới doanh thu của ngân hàng, mang tính rủi ro cao. Nhưng đièu này có thể được giải thích như sau: Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm huy động vốn rất tốt nhưng cho vay còn chưa hiệu quả, mà chủ yếu cho vay nội bộ rồi nhận lãi điều hòa.

b. Phân tích tài sản Nợ:

Tỷ trọng từng khoản = Số dư khoản mục tài sản Nợ x 100 mục tài sản Nợ Tổng tài sản Nợ

Các chỉ số này sẽ giúp nhà lãnh đạo biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng mình. Mỗi tài sản Nợ đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn hoàn trả…, Do đó, ngân hàng phải quan sát, đánh giá chính xác từng laọi nguồn vốn để kịp thưòi có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.

Tỷ trọng nguồn vốn của năm 2005 và 2006 cho thấy cơ cấu quản lý nguồn vốn của ngân hàng khá tốt, đảm bảo hoạt động an toàn và cho mức sinh lợi cao.

Một phần của tài liệu đánh giá chung hệ thống kế toán – tài chính của ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w