Các nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu đánh giá chung hệ thống kế toán – tài chính của ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 28 - 32)

Nhóm các chỉ tiêu sinh lời:

Chênh lệch thu/chi từ lãi = thu lãi – chi trả lãi

sau thuế ( TNRST) từ lãi trả lãi khác khác thu nhập DN

Chênh lệch thu/chi từ lãi phản ánh qui mô sinh lời từ hoạt động cơ bản của ngân hàng: huy động vốn để cho vay và đầu tư. Chênh lệch càng lớn, thu nhập ròng của ngân hàng càng cao. Chênh lệch thu, chi khác đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng khi mà chênh lệch thu, chi từ lãi có xu hướng giảm. Thu nhập ròng sau thuế là chỉ tiêu kết quả phản ánh tập trung nhất mức sinh lới của ngân hàng.

Các nhân tố ảnh hưởng tới thu, chi từ lãi và thu, chi khác đều ảnh hưởng tới thu nhập ròng trước thuế. Thuế suất và đối tượng tính thuế tiếp tục snhr hưởng đến lợi nhuận ròng sau thuế.

Ví dụ: một số chứng khoán của chính phủ có thể miễn thuế. Như vậy thu nhập của các chứng khoán miễn thuế được loại trừ ra khỏi thu nhập tính thuế để tính thuế, sau đó được cộng vào để tính thu nhập sau thuế. Thu nhập từ chứng khoán càng cao, thuế càng thấp và thu nhập sau thuế càng lớn. Mức độ giảm thuế phụ thuộc vào cách tính chi phí đầu vào của chứng khoán miễn thuế. Nhìn chung các ngân hàng muốn chi phí này càng thấp càng tốt. Cơ quan tính thuế, tính chi phí trung bình cho cả nguồn tiền. Sau đó tùy theo mức độ khuyến khích nắm giữ chứng khoán mà tính chi phí vốn cho chứng khoán theo một tỷ lệ của chi phí trung bình ( lúc đầu là 10% sau là 20%, có thể lên 100% ). Với các tỷ lệ khác nhau, lợi thế sinh lời của chứng khoán miễn thuế khác nhau.

Chỉ số Chỉ tiêu Năm 2006 ( % ) Năm 2005 ( % )

1 ROA = LNRST/ Tổng TS 60858/6565964 = 0.93 67965/4697994 = 1.45 2 ROE = LNRST/Vốn của chủ 60858/60986 = 99.79 67965/68098 = 99.80 3 LNRST / tổng thu nhập 60858/492821 = 12.35 67965/370039 = 18.37 4 Tổng thu nhập/ tổng TS Có 492821/6565964 = 7.51 370039/4697994 = 7.88 5 Tổng chi phí/ tổng TS Có 431963/6565964 = 6.58 302074/4697994 = 6.43 6 Tổng chi phí/tổng thu nhập 431963/492821 = 87.65 302074/370039 = 81.63 Ý nghĩa:

- Chỉ số 1 (ROA): cho ta thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản Có. Nói cách khác, cho ta thấy được hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản Có. ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản Có hợp lý, ngân hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản Có trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn, nhà quản lý sẽ lo lắng vì rủi ro

luôn song hành với lợi nhuận. Qua số liệu trên ta thấy ROA2006 < ROA2005 điều đó có nghĩa hiệu quả kinh doanh của năm 2006 kém hơn hiệu quả kinh doanh của năm 2005, điều đó hoàn toàn phù hợp vì dư nợ cho vay giảm 23552 ( triệu đồng ) và chỉ đạt 96% kế hoạch được giao. Nguyên nhân là do trong năm có một số dự án của ngành dầu khí hoạt động rất hiệu quả, khách hàng đã trả nợ trước hạn.

Mở rộng hệ số ROA:

ROA = Lợi nhuận ròng = Tổng thu nhập - tổng chi phí Tổng tài sản Có Tổng tài sản Có

= TN từ lãi – CP trả lãi + TN khác – CP khác - các khoản chi đặc biệt

Tổng tài sản có Tổng tài sản có Tổng tài sản có

Với phương pháp phân tích như trên, nhà quản trị có thể giải thích được những thay đổi làm ảnh hưởng đến sự biến động của ROA, để nhà quản trị có thể chọn được ” phương pháp ” thích hợp làm giảm các chi phí ít hiệu quả, đồng thời quản lý cẩn thận các danh mục tài sản có thể có để có thể vừa đáp ứng nhu cầu thanh khoản vừa có thể đạt được lợi nhuận cao.

- Chỉ số 2 (ROE): là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Nó cho biết lợi nhuận ròng có thể nhận được từ việc đầu tư vốn tự có ( nếu là ngân hàng cổ phần thì nó cho biết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận từ việc đầu tư vốn của mình). Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ lành mạnh trong kinh doanh của ngân hàng.

Mở rộng hệ số ROE:

ROE = Lợi nhuận ròng Vốn tự có

= Lợi nhuận ròng x Tổng thu nhập x Tổng tài sản Có Tổng thu nhập Tổng tài sản Có Tổng vốn tự có (1) (2) (3)

Mỗi thành phần của ROE cho biết một khía cạnh khác nhau trong kinh doanh tiền tệ cụ thể:

(1) Đánh gái hiệu quả của một đồng thu nhập đồng thời nó phản ánh chiến lược của ngân hàng trong việc định giá sản phẩm, dịch vụ cũng như việc quản lý chi phí của ngân hàng.

(2) Phản ánh hiệu quả sinh lời của tài sản Có, nó cho rằng một đồng tìa sản Có có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng thu nhập.

(3) Đây là chỉ số phản ánh số nhân đòn cân Nợ của ngân hàng.

Như vậy nếu đưa công thức trên phân tích nhà quản trị có thể nêu ra những nguyên nhân chính xác dẫn đến sự biến động của chỉ số ROE để từ đó có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho kỳ kế hoạch sau.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE: ROE = Lợi nhuận ròng x 100 Vốn tự có

= Lợi nhuận ròng x Tổng tài sản Có x 100 Tổng tài sản Có Vốn tự có

= ROA * Tổng tài sản Có Vốn tự có

Công thức này có ý nghĩa sau:

Trước hết, nó chứng minh rằng chỉ số ROE rất dễ biến động. Do tỷ số tổng tài sản Có trên vốn tự có luôn lớn hơn một nhiều lần. Chỉ cần một sự biến đổi nhỏ của ROA cũng có thể làm cho ROE thay đổi lớn.

Sau nữa, công thức này còn tính toán khả năng sử dụng vốn so với vốn tự có của ngân hàng thông qua chỉ số tài sản Có trên vốn tự có. Một ngân hàng có thể có ROA thấp nhưng vẫn có thể có ROE cao với điều kiện nâng cao tỷ trọng vốn huy động.

- Chỉ số 3: Cho biết một đồng lợi nhuận của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

- Chỉ số 4,5: Cho biết một đồng TS Có sinh được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Và yêu cầu bao nhiêu đồng chi phí.

- Chỉ số 6: Một đồng thu nhập phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Nhận xét:

+ Chỉ số 1 ( ROA ) qua 2 năm ở mức cao, cao hơn so với mức trung bình của Ngân hàng Công Thương Việt Nam ( ROA = 0.35% năm 2005 ), cho thấy hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm rất cao, nguyên nhân là Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nằm ở vị trí là trung tâm kinh tế lớn, có quan hệ lâu năm với nhiều khách hàng.

+ Chỉ số 2 ( ROE ) là rất cao, việc này tạo nhiều thuận lợi cho việc huy động vốn của ngân hàng song cũng mang nhiều rủi ro ( thường là rất ít vì có sự hỗ trợ chung của toàn hệ thống Incombank ). ROE cao hơn rất nhiều so với ROA, điều này thuận lợi cho việc cổ phần hóa ngân hàng vào tháng 10 năm 2007 sắp tới, và có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng quy mô trong tương lai.

Một phần của tài liệu đánh giá chung hệ thống kế toán – tài chính của ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w