Xác định hiệu quả các bài tập phát triển triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT trần hưng đạo (Trang 42)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CHẠY 100M

3.2. Xác định hiệu quả các bài tập phát triển triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành

cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.

3.2.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.

Việc nghiên cứu ứng dụng các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 04 tháng.

Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tơi kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cùng với các nội dung như nhau với 40 học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo, trong đó 20 nam học sinh nhóm thực nghiệm, 20 nam học sinh nhóm đối chứng, các đối tượng này được lựa chọn ngẫu nhiên. Về chương trình thực nghiệm này có đặc điểm sau :

Các nam học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo là những học sinh đã qua một thời gian học tập và tập luyện ở trường và đã tích lũy được những tố chất thể 34

lực, cũng như một số bài tập về sức mạnh tốc độ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về thành tích thi đấu.

Nhiệm vụ và phương pháp tập luyện tập trung vào việc phát triển sức mạnh tốc độ trong điền kinh nhằm nâng cao thành trong thi đấu.

Tồn bộ q trình thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 04 tháng (từ tháng 09/2015 đến tháng 01/2016). Đối tượng thực nghiệm được lựa chọn và chia làm 2 nhóm:

- Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 20 nam học sinh trường THPT Trần Hưng

Đạo. Nhóm thực nghiệm sử dụng 17 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn và được coi là những bài tập chủ yếu sử dụng trong suốt quá trình huấn luyện.

- Nhóm đối chứng: Bao gồm 20 nam học sinh ngẫu nhiên trường THPT

Trần Hưng Đạo. Nhóm này áp dụng các bài tập chun mơn theo chương trình huấn luyện trước đây.

Trong thời gian thực nghiệm 04 tháng sáng kiến tiến hành kiểm tra ban đầu và kiểm tra giai đoạn theo kế hoạch huấn luyện.

3.2.2. Xây dựng tiến trình huấn luyện sức mạnh tốc độ cho đối tượng thực nghiệm trên cơ sở hệ thống các bài tập đã lựa chọn.

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của nhà trường và của nhóm thể dục, sáng kiến xây dựng chương trình giảng dạy - huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ cho nhóm thực nghiệm.

Thời gian tập luyện là 02 tiết/tuần (theo lịch giảng dạy của nhóm thể dục). Thời gian tập 90 phút . Thời gian giảng dạy - huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ được các GV quản lý chặt chẽ trong từng nhóm.

Sau khi xây dựng được tiến trình thực nghiệm (phụ lục 3) cho nhóm thực nghiệm trên cơ sở chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của nhà trường và nhóm mơn. Để tổ chức thực nghiệm đề tài tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song trên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhóm thực nghiệm tập 17 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn. Số lượng bài tập và loại bài tập trong một buổi tập được sắp xếp luân phiên tương ứng với nhiệm vụ huấn luyện, giảng dạy trong từng giáo án, đảm bảo các nguyên tắc của quá trình

35

GDTC và huấn luyện thể thao. Nhóm đối chứng tập các bài tập cũ theo chương trình huấn luyện của nhóm mơn GDTC trường THPT Trần Hưng Đạo.

Đẩy mạnh việc kết hợp giữa tập luyện theo các bài tập đã được lựa chọn với việc tự giác, tích cực trong hoạt động tập luyện ngoại khóa của nam học sinh của trường.

Mục đích nhằm củng cố và hồn thiện các bài tập chính khóa. Tạo đời sống tinh thần và thể chất cho học sinh. Tăng cường các hoạt động TDTT để phát triển công tác GDTC trong nhà trường. Hoạt động ngoại khóa để phục vụ tốt cho hoạt động nội khóa.

Thực tế cho thấy nếu chỉ căn cứ vào nội dung chương trình học tập đối với mơn GDTC nói chung và nội dung chạy 100m nói riêng đối với bậc THPT để tổ chức tiến hành thực nghiệm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ chạy 100m cho nam học sinh thì chưa đáp ứng đủ về thời gian chính vì vậy để tiến hành thực nghiệm cần phải :

- Xây dựng kế hoạch thi đấu theo nhiều loại hình, tổ chức thi đấu các nội dung huấn luyện giữa nhóm đối chứng với nam học sinh các khóa.

- Học sinh ngoại khóa phải có sự hướng dẫn của GV TDTT, các cộng tác viên (VĐV điền kinh của trường).

- Đề ra thời gian tập luyện 2 tiếng trong một ngày vào buổi sáng hoặc chiều , một tuần 04 buổi đối với học sinhvà cán bộ GV, HLV

- Để thực hiện tốt hoạt động ngoại khóa bộ mơn TDTT phải giữ vai trò tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong hoạt động TDTT của nhà trường.

3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm.

3.2.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 100m của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 100m của đối

tượng nghiên cứu trước thực nghiệm (n=40)

36

TT Test 1 Bật xa tại chỗ (cm) 2 Bật xa 3 bước (cm) 3 Chạy 30m XPC (s) 4 Chạy 60m XPC (s) 5 Chạy 100m XPT(s)

Từ kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy: Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 100m giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng khơng có sự khác biệt, ttính < tbảng = 2.101 ở ngưỡng xác suất P > 0.05), điều đó chứng tỏ trước khi tiến hành thực nghiệm trình độ tập luyện của hai nhóm là đều nhau.

3.2.3.2. Kết quả kiểm tra sau 04 tháng thực nghiệm.

Sau thời gian thực nghiệm 04 tháng, đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ của hai nhóm thơng qua các test đã lựa chọn. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 100m của đối tượng nghiên cứu sau 04 tháng thực nghiệm

TT Test 1 Bật xa tại chỗ (cm) 2 Bật xa 3 bước (cm) 3 Chạy 30m XPC (s) 4 Chạy 60m XPC (s) 5 Chạy 100m XPT(s)

Từ kết quả thu được ở bảng 3.4. cho thấy: Hầu hết ở các chỉ số kiểm tra vẫn chưa có sự khác biệt (3/5 test), (ttính < tbảng = 2.101 ở ngưỡng xác suất P > 0.05), cịn lại 2/5 test đã có sự khác biệt (ttính > tbảng = 2.101 ở ngưỡng xác suất P < 0.05), tuy nhiên sự khác biệt này khơng lớn. Nói cách khác, việc ứng dụng lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đề tài lựa chọn bước đầu đã mang lại tính hiệu quả trong việc phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.

3.2.3.3. Kết quả kiểm tra sau 04 tháng thực nghiệm.

Sau thời gian thực nghiệm 04 tháng, các đối tượng nghiên cứu đã được trang bị một cách tương đối đầy đủ về năng lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật, thể lực cũng như tâm lý và phát triển sức mạnh tốc độ trong chương trình Huấn luyện điền kinh chạy 100m, Đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 100m của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được như trình bày

ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 100m của đối tượng nghiên cứu sau 04 tháng thực nghiệm

TT Test 1 Bật xa tại chỗ (cm) 2 Bật xa 3 bước (cm) 3 Chạy 30m XPC (s) 4 Chạy 60m XPC (s) 5 Chạy 100m XPT(s)

Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy:

- Ở tất cả các nội dung kiểm tra ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, ttính đều > tbảng = 2.101 ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Hay nói một cách khác, việc ứng dụng các bài tập đề tài lựa chọn đã thu được hiệu quả tốt trong việc phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy cự ly 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo. Để thấy tác dụng của bài tập đã chọn đề tài tiến hành so sánh kết quả tự đối chiếu của đối tượng nghiên cứu (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Kết quả so sánh tự đối chiếu sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 100m trước và sau thực nghiệm của đối tượng nghiên

cứu St Test 1 Bật xa tại chỗ (cm) 2 Bật xa 3 bước (cm) 3 Chạy 30m XPC (s) 4 Chạy 60m XPC (s)

Chạy

5 100m

XPT(s)

Qua bảng 3.6 cho thấy, kết quả tập luyện của học sinh nam chạy cự ly 100m của trường THPT Trần Hưng Đạo sau 04 tháng đã có sự khác biệt rõ rệt với p<0.05. Cụ thể như sau:

Nhóm đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm:

- Chỉ số Bật xa tại chỗ trước thực nghiệm là 204 ± 11.75 sau thực nghiệm là 209± 12.70 sự khác biệt khơng có ý nghĩa với P>0.05, nhịp tăng trưởng 2.42%.

- Chỉ số Bật xa 3 bước trước thực nghiệm là 569 ± 9.58 sau thực nghiệm là 575 ± 10.28 sự khác biệt khơng có ý nghĩa với P>0.05, nhịp tăng trưởng 1.92%.

- Chỉ số Chạy 30m XPC trước thực nghiệm là 5.77 ± 0.23 sau thực nghiệm là 5.60 ± 0.28 sự khác biệt có ý nghĩa với P<0.05, nhịp tăng trưởng 2.99%.

- Chỉ số Chạy 60m XPC trước thực nghiệm là 9.68 ± 0.32 sau thực nghiệm là 9.48 ± 0.27 sự khác biệt khơng có ý nghĩa với P>0.05, nhịp tăng trưởng 2.09%.

- Chỉ số Chạy 100m XPT trước thực nghiệm là 13.79 ± 0.43 sau thực nghiệm là 13.55 ± 0.38 sự khác biệt có ý nghĩa với P<0.05, nhịp tăng trưởng 1.76%.

Nhóm thực nghiệm trước thực nghiêm và sau thực nghiệm

- Chỉ số Bật xa tại chỗ trước thực nghiệm là 208 ± 13.70 sau thực nghiệm là 218 ± 14.00 sự khác biệt có ý nghĩa với P<0.05, nhịp tăng trưởng 4,69%.

- Chỉ số Bật xa 3 bước trước thực nghiệm là 572 ± 11.21 sau thực nghiệm là 585 ± 12.20 sự khác biệt có ý nghĩa P<0.05, nhịp tăng trưởng 2.55%.

- Chỉ số Chạy 30m XPC trước thực nghiệm là 5.66 ± 0.18 sau thực nghiệm là 5.35 ± 0.21 sự khác biệt có ý nghĩa với P<0.05, nhịp tăng trưởng 5.60%.

- Chỉ số Chạy 60m XPC trước thực nghiệm là 9.54 ± 0.23 sau thực nghiệm là 9.25 ± 0.19 sự khác biệt có ý nghĩa P<0.05, nhịp tăng trưởng 3.09%.

- Chỉ số Chạy 100m XPT trước thực nghiệm là 13.65 ± 0.30 sau thực nghiệm là 13.10 ± 0.28 sự khác biệt có ý nghĩa P<0.05, nhịp tăng trưởng là 3.45 %.

Sự khác biệt về sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được trình bày cụ thể qua các biểu đồ từ 3.2 đến 3.6.

40

Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra chỉ số Bật xa tại chỗ của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.3. Kết quả kiểm tra chỉ số Bật xa 3 bước của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

41

cm 6 5,5 5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 0,5

Biểu đồ 3.4. Kết quả kiểm tra chỉ số chạy 30m XPC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

CHẠY 60m XPC

Biểu đồ 3.5. Kết quả kiểm tra chỉ số chạy 60m XPC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

cm 14 12 10 8 6 4 2 0

Biểu đồ 3.6. Kết quả kiểm tra chỉ số chạy 100m XPT của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Tóm lại: Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể đi đến kết luận sau:

- Qua khảo sát thực tiễn dưới hình thức phỏng vấn và điều tra sư phạm, sáng kiến đã lựa chọn được 17 bài tập ứng dụng trong tập luyện để nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học trường THPT Trần Hưng Đạo.

- Kết quả thực nghiệm sau 04 tháng cho thấy, ở tất cả 5 đánh giá tets sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm đều tốt hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P<0.05.

PHẤN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu, cho phép đi đến những kết luận sau:

1. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo hiện nay chưa đáp ứng được u cầu phát triển thành tích, vì vậy cần quan tâm nghiên cứu đề ra các bài tập nâng cao thành tích chạy 100m hơn nama.

2. Đề tài đã lựa chọn được 17 bài tập ứng dụng trong tập luyện để nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo là:

1. Nhảy dây kép bằng hai chân

2. Nhảy dây đá lăng chân ra trước

3. Buộc dây cao su vào bụng chạy lao về trước

4. Buộc dây cao su vào bụng chạy lao (20 – 30m)

5. Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân về trước

6. Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân sang hai bên

7. Kéo dây cao su đạp sau

8. Chạy 30m xuất phát cao

9. Chạy 60m xuất phát cao

10. Chạy nâng cao đùi

11. Chạy đạp sau

12. Đeo bao chì bật cóc

13. Gánh tạ chạy nâng cao đùi (s)

14. Bật xa tại chỗ(m)

15. Bật xa 3 bước

16. Chạy con thoi 4x10m (s)

17. Chạy XPC 100m(s)

- Kết quả thực nghiệm sau 04 tháng cho thấy, ở tất cả 5 đánh giá tets sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm đều tốt hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P<0.05. Chính vì vậy 17 bài tập đã được nghiên cứu và lựa chọn và ứng dụng vào tập luyện đã mang lại hiệu quả đáng kể cho nhóm thực nghiệm để phát triển sức mạnh tốc độ nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.

2. Kiến nghị

Từ những kết quả nêu trên cho phép đi đến một số kiến nghị sau:

44

1. Trường THPT Trần Hưng Đạo cần sớm áp dụng các bài tập đã được lựa chọn và ứng dụng trong đề tài nghiên cứu vào trong quá trình huấn luyện và giảng dạy để phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy 100m cho học sinh.

2. Quá trình huấn luyện học sinh nam trong chạy 100m cần cải tiến chương trình cho phù hợp để nâng cao hiệu quả trong học tập và thi đấu cho học sinh.

3. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong huấn luyện, giảng dạy để phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh nam trong nội dung chạy 100m.

- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện nâng cao thành tích chạy 100 m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.

Có thể áp dụng với các trường trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

8. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Giáo viên nắm được kiến thức chuyên môn, chuẩn bị đầy đủ giáo án, tư liệu, máy tính sử dụng phần mềm Microsof Excel và các phương tiện dạy học khác.

Sân tập, học sinh, dụng cụ tập luyện, sổ ghi chép.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

Học sinh có bài tập phù hợp với đặc điểm sinh lý, tạo hứng thú tập luyện. Thành tích chạy 100 m của học sinh nam nhà trường được nâng lên.

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Lựa chọn được bài tập phù hợp với học sinh, giúp học sinh tập luyện đạt kết quả cao.

Tăng sự hứng thú, hưng phấn cho học sinh trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT trần hưng đạo (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w