Tơi tin chắc ai chịu khó đọc tin tức hay lướt web đều đồng ý rằng gần đây những khóa học về làm giàu tại Việt Nam khá thịnh hành. Đi kèm là những thông tin, câu chuyện trên báo đài về sự thành công của nhà khởi nghiệp trẻ này, nhà khởi nghiệp trẻ khác, v.v...
Điều đáng tiếc là nếu dễ dàng tin vào những khóa học ấy, hoặc muốn lập tức theo gương các bạn trẻ với những câu chuyện khởi
nghiệp ấy, các em dễ sa lầy vào những mong muốn gần với ảo tưởng, xa rời thực tế, để rồi dễ nản lịng thối chí đến nỗi khơng chịu sống một đời sống thực tế sau này.
Đằng sau những câu chuyện thành công nổi bật tại Việt Nam ln thấp thống bóng dáng một gia đình vững chãi từ tài chính, kiến thức, kinh nghiệm, cho đến mạng lưới chuyên nghiệp. Hãy làm cuộc nghiên cứu bỏ túi đi, các em sẽ thấy những câu chuyện trên báo đài chỉ nói lên phần nổi của sự thành cơng, mà khơng hề nói đến những yếu tố quan trọng nhất giúp các bạn trẻ ấy: đó là gia đình của họ. Gia đình đầu tư cho con cái từ những ngày còn bé, trong việc học, trong việc đào tạo, chuẩn bị cho các em rất nhiều thứ cần thiết cho con đường khởi nghiệp của họ. Đừng bao giờ nghĩ rằng “người ấy tự thành cơng một mình, khơng cần gia đình họ”. Đó là câu nói ngây thơ vì khơng có gia đình hỗ trợ trong giáo dục từ nhỏ, chi tiêu hàng ngày trong thời gian mới ra đời, cho đến mạng lưới quan hệ sau này, sự thành công trong kinh doanh của một bạn trẻ tại một nơi mà tất cả đều dựa vào sự quen biết như Việt Nam là điều không tưởng.
Vậy nên, hãy ngừng đọc báo, ngừng share facebook những mẩu chuyện ấy với các lời comments chanh chua hay cảm phục. Thay vào đó, hãy nhìn quanh mình để tìm những câu chuyện thành công gần với hiện trạng của mình nhất, học hỏi từ họ, tìm tịi những yếu tố nào giúp họ đến được ngày hôm nay. Các em sẽ thấy một công thức khá đơn giản: chịu khó làm việc (chịu khó làm chứ khơng phải chịu khó tưởng tượng đâu nhé), luôn học hỏi, khiêm tốn, thực tế, đi chậm, lựa cơm gắp mắm, khơng ảo tưởng. Đó có thể đơn giản là một người con trai từ ngoại tỉnh về thành phố học, tốt nghiệp, lăn lộn đi làm chừng 7, 8 năm trong một công ty nhỏ, bên ngồi làm thêm cơng việc phục vụ quán cà phê, để từ từ thuê mặt bằng mở một quán nhỏ lề đường với thu nhập đủ ni mình và gia đình nhưng vẫn khơng nghỉ cơng việc
tồn phần ở cơng ty nhỏ kia. Đó có thể là một người con gái vượt khó ráng tốt nghiệp lớp 12 bằng bổ túc văn hóa, thi trầy trật vào được một chương trình đại học của một đại học loại khá, vừa đi dạy thêm vừa đi học để tự lo cho bản thân, chầm chậm chịu khó trau dồi kiến thức, kỹ năng, để rồi khi ra trường từ từ tìm được một cơng việc tồn phần ở cơng ty hạng trung, nhưng khơng bỏ công việc dạy thêm hàng đêm để thêm thu nhập. Hai câu chuyện này so ra khá “tầm thường” với những câu chuyện kia, nhưng nếu so sánh hiện tại của họ với mức khởi đầu, tôi cho rằng câu chuyện thành công của họ đáng được để ý khơng kém.
Vì vậy, tôi nghĩ các em hãy ngừng đọc những câu chuyện của người khác mà hãy bắt đầu viết câu chuyện của bản thân mình, từng chương từng chương một.