BƯỚC 3: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG (VIỆC LÀM)

Một phần của tài liệu 5761-cu-di-de-loi-thanh-duong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 167 - 170)

NHỮNG NGHĨ SUY

BƯỚC 3: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG (VIỆC LÀM)

Thị trường tuyển dụng tại Việt Nam cần người lao động ở các trình độ khác nhau, lĩnh vực khác nhau, tay nghề khác nhau. Các em vào trang dự báo nhân lực:

http://dubaonhanluchcmc.gov.vn/article/48/DU- BAO-NHU- CAU-NHAN-LUC.aspx#neo_content đọc để tăng kiến thức cơ bản

về thị trường tuyển dụng trong nước.

Đọc kỹ, các em sẽ thấy nhiều công ty cần tay nghề giỏi, không cần phải là bằng đại học hay cao đẳng, nhưng cần kỹ năng chuyên mơn giỏi, tay nghề giỏi, nếu có ngoại ngữ thì dễ thăng tiến. Do đó, hãy tự hỏi bản thân: “Mình muốn học đại học vì khơng biết phải làm gì, hay vì mình có mục tiêu?”. Khơng cần biết em học ở đâu, miễn em có mục tiêu thì em sẽ có nhiều khả năng thành cơng hơn.

Để có được việc làm sau khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo, các em phải rất năng động trong lúc học. Không chỉ học từ thầy cơ trong lớp, mà cịn học từ bạn bè và xã hội ngoài lớp học nữa. Phải tham gia cơng tác đồn thể, từ thiện, thể thao, câu lạc bộ. Ít chơi game và giảm thời gian dùng facebook lại, mà ra ngoài giao lưu và tham gia hoạt động xã hội nhé. Đó là cách tốt nhất để chuẩn bị cho khả năng được tuyển dụng sau này các em nhé.

Để tìm hiểu thêm xem bản thân mình có thực sự thích ngành nào khơng, cách tốt nhất là gặp người đang học hay làm nghề ấy để tìm hiểu.

Có một cách khác, là đọc thơng tin. Ví dụ, nếu thích ngành kinh tế tài chính thì đọc báo http://nhipcaudautu. vn/; nếu đọc mà thấy buồn ngủ thì phải xem lại là mình thích ngành này thật khơng hay do bị ai chi phối. Nếu thích ngành xã hội và thiết kế mà sợ khơng kiếm ra tiền thì vào trang www.vietnamworks.com và tìm hiểu xem các ngành xã hội và thiết kế, khi ra trường thì làm việc ở lĩnh vực nào. Các em sẽ rất ngạc nhiên khi thấy các ngành này không nghèo đâu nhé.

LỜI KẾT

học ngành nào phù hợp với bản thân từ sở thích, khả năng, hồn cảnh gia đình, đến nhu cầu xã hội. Vì nhiều thứ có thể thay đổi, nhưng khả năng và sở thích của bản thân, nếu biết rõ thì các em sẽ vững vàng, và dù nhu cầu của thị trường tuyển dụng có đổi thì mình vẫn có thể uyển chuyển để đáp ứng với nhu cầu mới sau này - với điều kiện ta phải giỏi chuyên môn một ngành nào đó. Và học một ngành vì người khác muốn mình học, vì ngành đó nổi tiếng, hay vì lý do khác, thì sẽ chẳng cách nào giúp ta học giỏi được trong ngành ấy.

Hướng nghiệp mất thật nhiều thời gian và sự chuẩn bị. Nếu các em đang ở hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An, thì các thầy cơ ở sở, phòng, và trường phần lớn đã được tập huấn về hướng nghiệp. Các em hỏi thêm thầy cơ nhé. Nếu các em ở nơi khác, thì ráng đọc từng bước những gì cơ đã trình bày và làm theo.

Chúc các em vui và bình an.

Di dân có nên là mục tiêu nghề nghiệp?

Một trong những câu hỏi tôi thường gặp từ các bạn trẻ và cha mẹ của họ là: Làm cách nào để trở thành công dân Úc/ Mỹ (hay các nước khác) thông qua con đường đại học?

Mỗi khi gặp câu hỏi trên, tơi có hai phản ứng. Phản ứng đầu tiên là của một người đã trải qua kinh nghiệm của một di dân từ khi 14 tuổi. Đi Mỹ theo diện đồn tụ gia đình, được giáo dục và trưởng thành trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, tôi hiểu rất rõ mong muốn di dân của người khác. Đặc biệt với cha tôi và bạn bè ở thế hệ ông, “đi” là cách duy nhất để tồn tại. Và tôi tơn trọng mong muốn đó. Tơi cũng rất biết ơn cơ hội mình có được để lớn lên trong một môi trường như ở Mỹ hay các nước phát triển khác. Vì vậy, tơi chưa bao giờ đánh giá hay ngăn cản khi các bạn trẻ và gia đình muốn tìm cơ hội để sống, làm việc, và ở lại trong một

quốc gia khác.

Bên cạnh đó, trong vai trò của một chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, tôi lại rất lo lắng cho các bạn trẻ và gia đình của họ khi di dân trở thành mục tiêu nghề nghiệp. Tôi nghĩ rằng, khi chọn hướng đi này, các em và gia đình phải hiểu những vất vả, khó khăn và cái giá phải trả cho chọn lựa ấy.

Trước khi đi sâu vào việc trở thành công dân một quốc gia khác qua con đường du học sinh, hãy nhìn lại những phương pháp khác. Đầu tiên, nhanh chóng và dễ dàng nhất là qua hơn nhân với cơng dân của nước ấy (chúng ta sẽ khơng nói đến những hệ lụy của phương pháp này ở bài này). Thứ hai là qua diện bảo lãnh nhờ có người thân trong gia đình đã là cơng dân ở đất nước mà mình muốn đến. Thứ ba là qua visa làm việc (work visa); bởi vì đất nước nào cũng có những vị trí cơng việc mà họ khơng có đủ người làm (từ những vị trí lao động tay chân hay lao động nghề cho đến công việc chuyên mơn địi hỏi bằng cấp rất cao và chuyên sâu) cho nên chúng ta có thể đến đây để trám vào những chỗ trống việc làm. Và phương pháp cuối cùng mà tôi muốn đề cập ở bài dưới đây, là qua con đường du học, con đường vừa liên quan đến chuyên môn hướng nghiệp của tôi, vừa mang những khó khăn cho các bạn trẻ và cha mẹ mà tơi lo rằng có đơi khi, các bạn chưa lường trước được.

Một phần của tài liệu 5761-cu-di-de-loi-thanh-duong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 167 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)