Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế nhà

Một phần của tài liệu Báo cáo BTL KTCT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 42)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. Định hướng và giải phát nhằm thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế nhà

2.3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế nhà

nước ở nước ta giai đoạn tới.

 Cần bổ sung và nhất quán quan điểm: “KTNN giữ vai trò chủ đạo” vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030.

KTNN phải luôn luôn là đội quân chủ lực trên mặt trận kinh tế. Nhờ đó mà nhà nước XHCN có lực lượng vật chất quan trọng và quyết định nhất để luôn luôn bảo đảm ổn định xã hội.

Một là: KTNN không bao một cách tràn lan, mà chỉ nắm giữ những vị trí, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế. Nhờ đó có thể chi phối hoạt động của các TPKT khác và của tồn bộ nền kinh tế.

Hai là: KTNN mà nịng cốt là các DNNN phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc DNNN, mà trọng tâm là các tập đồn, tổng cơng

ty nhà nước. Cũng cần phân định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước với vai trò của DNNN để không đồng nhất độc quyền của KTNN với độc quyền của DNNN. Trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, KTNN độc quyền là để có điều kiện định hướng nền kinh tế theo mục tiêu nhất định. Do vậy, nếu một DNNN nào đó được độc quyền thì hoạt động của nó phải hướng tới tính chất là cơng cụ điều tiết kinh tế vĩ mơ vì mục tiêu chung.

Cũng cần tránh hai khuynh hướng sai lầm: hoặc coi nhẹ DNNN, muốn tư nhân hóa tràn lan; hoặc bảo thủ, muốn duy trì tồn bộ DNNN, khơng muốn tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Việc giảm bớt số lượng DNNN khơng có nghĩa là giảm sức mạnh của khu vực KTNN mà là để tập trung nguồn lực cho những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho quốc kế dân sinh, điều đó nhất định sẽ giúp nâng cao vai trò then chốt của DNNN trên nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm cho KTNN thật sự là chủ đạo, là lực lượng nịng cốt bảo đảm cân đối vĩ mơ, tạo điều kiện ổn định kinh tế - xã hội trong quá trình đổi mới.

Ba là: KTNN là lực lượng kinh tế to lớn, là công cụ để Nhà nước thực sự là "bàn tay hữu hình" điều tiết vĩ mơ nền KTTT định hướng XHCN.

 Chúng ta tiếp tục có thái độ và chính sách nhất quán, lâu dài phát triển các TPKT đó. Với vai trị chủ đạo của KTNN, chúng ta coi tất cả các TPKT hợp thành sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân định hướng XHCN. Chúng ta thẳng thắn nói rằng trên thế giới ngày nay tồn tại cả CNXH và CNTB, rằng nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, theo đó về lĩnh vực kinh tế vừa có CNXH vừa có CNTB nhưng CNXH là chủ đạo, tiếp thu một số yếu tố kinh tế của CNTB để xây dựng CNXH.

Trước hết, nói vai trị chủ đạo của KTNN thì đầu tiên phải tính đến là DNNN. Tiếp tục sắp xếp, bố trí lại các DNNN theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện phát triển hơn nữa những doanh nghiệp hoạt động tốt, có hiệu quả cao nhờ đã chuyển đổi phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng cơng ty nhà nước, có sự tham gia của các TPKT, thận trọng thí điểm, mở rộng mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con.

Hai là, về mặt quản lý kinh tế, Nhà nước phải phân biệt quyền của chủ sở hữu với quyền quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với

các doanh nghiệp dưới dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là nhà nước và Cơng ty cổ phần có vốn nhà nước đủ mức khống chế, điều tiết, giao cho Hội đồng quản trị quyền đại diện trực tiếp chủ sở hữu gắn với quyền tự chủ kinh doanh; quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNN.

Ba là, đổi mới và tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các DNNN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của DNNN ở thị trường trong và ngoài nước. Muốn vậy, phải tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý DNNN theo hướng xóa bỏ triệt để bao cấp. DNNN cũng phải hoạt động theo luật doanh nghiệp như các doanh nghiệp của mọi TPKT khác, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Thực hiện tốt các chế độ dân chủ trong doanh nghiệp. Có cơ chế phù hợp về kiểm tra, giám sát, thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp.

Bốn là, lành mạnh hóa tài chính DNNN, cải thiện tình hình quản lý tài chính và lao động trong DNNN; củng cố và hiện đại hóa một bước các Tổng cơng ty nhà nước.

Năm là, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu đối với DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Với các DNNN vừa và nhỏ thì tiến hành sáp nhập, giao, bán, khoán, cho thuê hoặc giải thể, chuyển đổi sở hữu; cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động khơng có hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà khơng thực hiện được các biện pháp nói trên. Đối với các bộ phận phi doanh nghiệp trong khu vực KTNN, phải được quản lý, sử dụng hợp lý để thực sự trở thành công cụ đắc lực cho Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường phát triển cho tất cả các thành phần kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp hóa bộ máy nhà nước và tái cấu trúc đầu tư công cũng như sắp xếp lại hệ thống tài chính, tiền tệ.

 Đồng thời, các bộ phận khác của thành phần KTNN, ngồi DNNN, cũng cần có những giải pháp thích hợp để nâng cao vai trị chủ đạo.

Trước hết, bộ phận ngân sách, tín dụng, ngân hàng nhà nước phải có chuyển biến tích cực, xóa bỏ cơ chế bao cấp quan liêu theo kiểu "xin, cho". Các bộ phận này phải thực sự là công cụ của Nhà nước điều tiết vĩ mơ, giữ định hướng có lợi nhất cho sự phát triển của nền kinh tế.

Hai là, hoạt động của dự trữ quốc gia, bảo hiểm nhà nước, cơ sở vật chất của quốc phòng, an ninh và các nguồn lợi khác của Nhà nước đưa vào vịng chu chuyển kinh tế cũng phải góp phần tích cực vai trị chủ đạo. Tất cả, tuỳ mức độ, đặc điểm của mình mà hoạt động tiết kiệm, có hiệu quả theo cơ chế thị trường một cách phù hợp. Ngay cơ sở vật chất của quốc phòng - an ninh, qua 20 năm đổi mới cũng đã có nhiều cơ sở thực hiện tiết kiệm, phát triển sản xuất phù hợp với KTTT định hướng XHCN.

Ba là, muốn nâng cao vai trị chủ đạo của thành phần KTNN, thì phải kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, làm tổn thất kinh tế, băng hoại xã hội. Đây cũng là một trong những giải pháp mà toàn Đảng, toàn dân, tồn qn ta rất quan tâm. Bởi vì, chúng ta coi hành vi tham nhũng, lãng phí kinh tế là quốc nạn, là kẻ thù của công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH.

 Khẳng định KTNN giữ vai trị chủ đạo khơng có nghĩa là phân biệt, đối xử hay hạn chế các thành phần kinh tế khác, mà phải hoàn thiện cơ sở pháp lý để tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân được tiến hành sản xuất kinh doanh bình đẳng.

Giữa KTNN và các thành phần kinh tế khác có mối quan hệ hữu cơ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước càng phát triển thì đóng góp vào ngân sách càng lớn, tức là làm cho bộ phận phi doanh nghiệp

của KTNN phát triển. Với vai trò chủ đạo là thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, sự phát triển của khu vực KTTN thậm chí cịn là một trong những tiêu

chí đánh giá sự hồn thành vai trò chủ đạo của khu vực KTNN. Sự phát triển năng động, hiệu quả của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng là nhân tố vừa trực tiếp, vừa

KẾT LUẬN

KTTT định hướng XHCN là một kiểu nền KTTT phù hợp với thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là một kiểu tổ chức kinh tế, vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Vì vậy, nó vừa có tính phổ biến mang đặc trưng chung của nền KTTT, vừa có đặc trưng riêng của tính định hướng XHCN ở nước ta.

Qua thực tiễn hơn 30 năm đổi mới với những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, kinh tế Nhà nước đã đang và sẽ là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam. Khẳng định phát triển kinh tế, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt nam.Nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần đang trong quá trình chuyển đổi. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trị mở đường dẫn dắt cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế, cần phải tạo điều kiện cho thành phần kinh tế Nhà nước lên nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế cịn có nhiều khó khăn gay gắt, KTNN đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và khơng ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, chuyển sang thời kỳ hiện đại hoá theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, thành phần kinh tế nhà nước vẫn cịn khơng ít hạn chế, mặc dù còn một số hạn chế bất cập nhưng KTNN đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế góp phần ổn định kinh tế xã hội, góp phần tăng cường thế và lực của đất nước.

Việc nghiên cứu tìm hiểu kỹ về đề tài này đã giúp cho chúng em rất nhiều trong việc nâng cao nhận thức và tư duy kinh tế, có những quan niệm và hiểu biết đúng đắn về thành phần kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó đồng thời xác định được

trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố- hiện đại hố của tổ quốc.

Mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên chúng em vẫn cịn có rất nhiều những thiếu sót, hạn chế khó tránh khỏi. Chúng em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới thầy ThS Nguyễn Trung Hiếu người đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chúng em hồn thành bài tiểu luận này.

Tài liệu tham khảo

1. Luật sư Nguyễn Văn Dương (30/01/2021) Kinh tế thị trường định hướng

XHCN là gì? Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng XHCN? LUẬT DƯƠNG

GIA. Truy cập từ https://luatduonggia.vn/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn-la-gi- tinh-uu-viet-cua-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn/

2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN ở nước ta. (12/10/2021) THƯ KÝ PHÁP LÝ. Truy cập từ

https://thukyphaply.com/tinh-tat-yeu-khach-quan-cua-viec-phat-trien-nen-kinh-te-thi- truong-dinh-huong-xhcn-o-nuoc-ta/

3. Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.(07/12/2021).

VIỆT NAM NGÀY NAY. Truy cập từ

https://vietnamtodaynew.blogspot.com/2021/12/tinh-uu-viet-cua-kinh-te-thi-truong- inh.html

4. Vũ Tiến Dũng (26/3/2021). Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt trận. Truy cập từ

http://tapchimattran.vn/kinh-te/vai-tro-cua-thanh-phan-kinh-te-nha-nuoc-trong-nen- kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-38812.html

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr. 77-78.

6. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr. 115.

7. PGS., TS. Vũ Văn Hà Nguyên (20/02/2021). Xây dựng, phát huy vai trò của

doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay. Tạp Chí Tài Chính. Truy cập từ

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xay-dung-phat-huy-vai-tro-cua-doanh- nghiep-nha-nuoc-trong-dieu-kien-hien-nay-332010.html

8. TS. Phạm Việt Dũng (19/02/2021). Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy

doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững. Tạp Chí Tài Chính.Truy cập từ

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doi-moi-co-che-chinh-sach-de-thuc- day-doanh-nghiep-nha-nuoc-phat-trien-ben-vung-332008.html

9. ThS. Nguyễn Thái Bình (15/02/2021). Tập đồn kinh tế nhà nước ở Việt Nam:

Đặc điểm, vai trò và xu hướng phát triển. Tạp Chí Tài Chính.Truy cập từ

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tap-doan-kinh-te- nha-nuoc-o-viet-nam-dac-diem-vai-tro-va-xu-huong-phat-trien-117563.html

10. TS Nguyễn Sĩ Dũng, TS Nguyễn Minh Phong, Hoàng Gia Minh, Hồ Quang Phương(15/02/2018). Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng Đảng. Truy cập từ

http://xaydungdang.org.vn/Home/giai_bua_liem__vang/2018/11291/Phat-trien-kinh- te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia.aspx

11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI, XII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Nx. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Quang Thuấn (2017). Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. TS. Vũ Tiến Dũng (26/03/2021). Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt Trận. Truy cập từ

http://tapchimattran.vn/kinh-te/vai-tro-cua-thanh-phan-kinh-te-nha-nuoc-trong-nen- kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-38812.html

16. TS. Phạm Việt Dũng (29/12/2019). Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.Tạp chí cộng sản. Truy cập từ

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/815713/ve-vai-tro-chu- dao-cua-kinh-te-nha-nuoc.aspx

17. Phùng Quốc Hiển (22/06/2018) Để doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ vững vị

trí “đầu tàu” của nền kinh tế .Tạp chí tài chính. Truy cập từ

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/de-doanh-nghiep- nha-nuoc-tiep-tuc-giu-vung-vi-tri-dau-tau-cua-nen-kinh-te-140696.html

18. PGS, TS. Trần Kim Chung - TS. Nguyễn Thị Luyến (03/04/2021) Vị trí, vai trị của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mặt trận .Truy cập từ http://tapchimattran.vn/kinh-te/vi-tri-vai-tro-cua-doanh-nghiep- nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-38916.html

Một phần của tài liệu Báo cáo BTL KTCT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w