Thực trạng phát triển của thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Báo cáo BTL KTCT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 31)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng phát triển của thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện

2.2.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó.

2.2.1.1 Thành tựu đạt được

Thành phần KTNN trong nền KTTT định hướng XHCN sau hơn 30 năm đổi mới ngày càng khẳng định được vị thế và vai trị của mình trong các thành phần kinh tế. Qua đó, thành phần KTNN đóng góp vai trị chính trị - xã hội vô cùng to lớn. Các DNNN từng bước phát triển vượt bậc, tiên phong trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đóng góp những vai trị then chốt trong một số ngành trọng điểm như viễn thông, điện, ngân hàng, xăng dầu và các dịch vụ thiết yếu nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu. Là một lực lượng mạnh mẽ góp phần tạo ra sự ổn định kinh tế - xã hội, giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội.

Thành phần KTNN đạt được những thành tựu nhất định như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, chiếm tỷ lệ lớn trong thu ngân sách và bảo đảm việc làm cho người lao động.

Theo “Sách trắng Doanh nghiệp” năm 2019, tính đến năm 2018, chỉ cịn 2.486 doanh nghiệp (giảm 212 doanh nghiệp so với năm 2017), chiếm khoảng 0,4% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng nắm hơn 3,7 triệu tỷ đồng tài sản với vốn chủ sở hữu là 1,6 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 0,214 triệu tỷ đồng và đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 0,3 triệu tỷ đồng. So với toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng góp 28% cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm

cho 1,2 triệu lao động (8,3%); chiếm 29% tổng vốn của toàn khu vực doanh nghiệp và tạo ra 22,9% lợi nhuận so với lợi nhuận của toàn khu vực doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi đạt 47,3%, trong đó, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có lãi chiếm 83,5% trong khối này, doanh nghiệp FDI là 54,4% và thấp nhất là doanh nghiệp ngồi nhà nước với 47%. Nhìn lại khoảng gần 10 năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi chỉ đạt khoảng 30% (năm 2012). Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi đối với khối doanh nghiệp nhà nước đã tăng lên, vượt tỷ lệ của khối doanh nghiệp tư nhân, kể cả khối doanh nghiệp FDI.

Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trị chi phối trong một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực tạo lập kết cấu hạ tầng cho tăng trưởng.

Theo “Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thơng” năm 2019, có tới 96% đối tượng sử dụng mạng điện thoại di động là khách hàng của Tập đoàn Viettel, Tập đồn VNPT và Tổng Cơng ty Viễn thông MobiFone. Các ngân hàng thương mại nhà nước, như: BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank… chiếm hơn 50% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành. Một số doanh nghiệp nhà nước đi đầu, mở rộng thị trường và thu được lợi nhuận lớn từ hoạt động đầu tư ra nước ngồi và đóng góp vai trị quan trọng trong an ninh năng lượng quốc gia, như: Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong Top 5 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, có 4 doanh nghiệp nhà nước gồm EVN, PVN, Viettel, Petrolimex. Trong đó, 2 tập đồn có quy mơ lớn nhất là PVN và EVN cùng nhau nắm giữ 48% nguồn vốn kinh doanh và 46% vốn chủ sở hữu nhà nước. Ba tập đoàn (PVN, EVN và Viettel) cùng tạo ra 50% doanh thu, 51% lợi nhuận và 52% nộp ngân sách của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.9

Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong đầu tư vào những vùng khó khăn, những lĩnh vực đầu tư có tỷ suất lợi nhuận thấp qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, kiến tạo nền tảng phát triển.

9 PGS., TS. Vũ Văn Hà Nguyên (20/02/2021). Xây dựng, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay. Tạp Chí Tài Chính. Truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xay-dung-phat-huy- vai-tro-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-trong-dieu-kien-hien-nay-332010.html

Để thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động đầu tư này, Việt Nam có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực, vùng cịn khó khăn, kém phát triển. Đặc biệt kể từ ngày 1/7/2015, các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện khó khăn được áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thơng thường có thời hạn hoặc tồn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; đồng thời miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, các nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư. Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn được miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo pháp luật về đất đai. Với các chính sách trên, doanh nghiệp nhà nước khắc phục khó khăn, đi tiên phong trong các chương trình đầu tư vào các khu vực và lĩnh vực ít sinh lời, tạo sức lan tỏa và động lực phát triển để thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia; đóng góp tích cực vào chương trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Tiêu biểu là hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tham mưu cho Chính phủ mở rộng từ 3 lên 20 chương trình tín dụng, nhiều lần nâng mức cho vay các chương trình, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết phát triển kinh tế của người dân và ứng biến với những rủi ro.

Thứ tư, ngoài các nhiệm vụ kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước còn thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, góp phần trực tiếp tham gia thực hiện công tác an sinh xã hội.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn của Nhà nước như: BIDV, Vietinbank, PVN, Viettel…, xác định tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, thực hiện an sinh xã hội chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính bản thân doanh nghiệp. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, các doanh nghiệp này ln đề cao vai trị, trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của mình đối với người lao động trong doanh nghiệp và cộng đồng. Bên cạnh các chương trình cụ thể bảo đảm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước chủ động hỗ trợ cộng đồng thông qua các chương trình vận động của các tổ chức xã hội, nhất là của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thực hiện tốt các chương trình này cũng chính là góp phần triển khai chủ trương tăng trưởng đi liền với tiến bộ, công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

2.2.1.2 Nguyên nhân đạt được thành tựu

Thứ nhất, nhờ vào việc tái cơ cấu, cổ phần hóa và thối vốn nhà nước các doanh nghiệp nên đã thúc đẩy mơ hình DNNN biến đổi từ số lượng sang chất lượng, hiệu quả. Các DNNN nhà nước giảm mạnh, các DNNN “ì ạch” nhiều năm được đổi mới hoặc loại bỏ, hình thành nên bộ máy DNNN mới hoạt động mạnh mẽ, thể hiện rõ vai trị của mình. Từ đó ng lao động n tâm làm việc và đạt hiệu suất cao trong lao động.

Thứ hai, các DNNN đã chú trọng và tích cực đổi mới trong việc sử dụng khoa học và làm chủ cơng nghệ. Từ đó giúp tăng năng suất và chất lượng cũng như là tiết kiệm các vốn tài nguyên. Bên cạnh đó các cơng tác giám sát, điều hành DNNN trong sử dụng vốn, tài sản ngày càng đạt được hiệu quả cao và minh bạch hơn. Dẫn đến doanh thu bình quân của mỗi người lao động trong DNNN luôn tăng trưởng mạnh mẽ và cao hơn so với các khối cơng nghiệp khác.

Thứ ba, nhờ có nguồn vốn lớn và nguồn lực mạnh mẽ nắm các lĩnh vực quan trọng nơi mà doanh nghiệp tư nhân ko muốn làm hoặc khó làm đc.

Thứ tư, có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào các vùng khó khăn, kém phát triển và ln đề cao vài trị, trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của mình đối với người lao động trong doanh nghiệp và cộng đồng.

2.2.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó

2.2.2.1 Hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những cố gắng bảo đảm vai trị của mình trong nền kinh tế, sự phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước đã và đang đặt ra khơng ít vấn đề:

Một là, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Cụ thể, hiện nay, doanh nghiệp nhà nước đóng góp gần 40% GDP, phần cịn lại 60% của GDP là đóng góp từ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Trong khi đó khoảng 60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, khu vực doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn chưa hiệu quả. Theo số liệu thống kê 5 tháng đầu năm 2019, doanh nghiệp

nhà nước đóng góp 12,6% vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp FDI đóng góp hơn 15% và doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 17%.

Hai là, một số DNNN hoạt động yếu kém, thua lỗ, còn để xảy ra những tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thốt tài sản nhà nước. Mức nợ của nhiều doanh nghiệp nhà nước và hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính tăng lên. Theo báo cáo hợp nhất của các tập đồn, tổng cơng ty có tổng số nợ phải trả là 1.448.622 tỷ đồng, tương đương với thực hiện năm 2018, chiếm 53% tổng nguồn vốn của các tập đồn, tổng cơng ty. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2019 là 1,14 lần (cơng ty mẹ là 0,74 lần); có 15 cơng ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần(3). Dự kiến cả năm 2020, khi dịch bệnh kéo dài, giá dầu khơng phục hồi, doanh thu của các tập đồn, tổng công ty tiếp tục giảm và cũng vì vậy việc khắc phục tình trạng thua lỗ so với kế hoạch sẽ là thách thức vô cùng lớn.

Ba là việc thực hiện tái cơ cấu thời gian qua còn chậm. Theo thống kê, lũy kế từ năm 2016 đến tháng 9-2019, mới cổ phần hóa được 36 doanh nghiệp (đạt 28% kế hoạch). 10Hơn nữa, việc tái cơ cấu mới chỉ tập trung vào việc sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của tổng cơng ty, tập đồn kinh tế theo hướng thu gọn số lượng doanh nghiệp nhà nước (thực hiện sắp xếp cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp), chưa chú trọng đến các định hướng, giải pháp có tính đột phá về khoa học, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và một chiến lược kinh doanh dài hạn có tính khả thi cao.

Bốn là,việc thực hiện tái cơ cấu thời gian qua còn chậm.chưa chú trọng đến các định hướng,giải pháp có tính đột phá về cơng nghệ,nhân lực chất lượng cao.Trong quá trình thực hiện cịn nhiều tiêu cực,khó khăn.Vướng mắc về thể chế chậm được giải quyết,nhất là thể chế định giá đất đai,tài sản.Cơ chế quản lý,giám sát và việc thực hiện quyền,trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa thật rõ ràng và phù hợp.

2.2.2.2 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

10 1PGS., TS. Vũ Văn Hà Nguyên (20/02/2021). Xây dựng, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay. Tạp Chí Tài Chính. Truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xay-dung-phat-

Thứ nhất, do Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, tư duy về KTTT, về quản lý kinh tế còn hạn chế. Nhận thức về vai trò còn lúng túng những ý kiến khác nhau nhưng chậm được tổng kết thực tiễn, kết luận để có thể cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, do bản thân đến từ một số DNNN còn quản lý yếu kém. DNNN lấy vốn từ ngân sách nhà nước đi kinh doanh, không phải vốn của chủ sở hữu nên việc vốn bị mất mát, kinh doanh thua lỗ đôi khi chẳng gây ra sự an nguy cho người sử dụng vốn từ đó gây nên tâm lý ỷ lại, khơng có động lực kinh doanh mà chỉ trông chờ vào nguồn vốn nhà nước.

Thứ ba, cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN cịn nhiều bất cập, thiếu hệ tiêu chí đánh giá chi tiết, các quy định bị phân tán nhiều tại các văn bản quy phạm pháp luật, được ban hành ở các thời điểm khác nhau, do các cơ quan chuẩn bị khác nhau nên có những quy định vướng mắc, chồng chéo nhất định làm cho khơng có sự linh hoạt trong kinh doanh.

Thứ tư, hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo .

Một phần của tài liệu Báo cáo BTL KTCT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w