1.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân
1.3.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động cho vay khách hàng cá
Sự ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng cũng như ảnh hưởng tới nền kinh tế khiến cho các ngân hàng ngày càng phải nâng cao chất lượng quản trị RRTD, đặc biệt là quản trị RRTD trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Vậy nên các NHTM phải nâng cao chất lượng quản trị RRTD vì những lý do sau:
Đối với ngân hàng thương mại:
- Ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và các hoạt động khác của ngân hàng: Nếu RRTD xảy ra, ngân hàng có thể khơng thu hồi được nợ đúng hạn trong khi đó các khoản tiền gửiKHCN vẫn phải thanh toán đúng hạn cho KHCN gửi tiền. Sự thiếu hụt nguồn vốn tạm thời xảy ra do RRTD sẽ dẫn đến mức khả năng thanh khoản tạm thời cho ngân hàng, đặc biệt nếu nhu cầu rút tiền của KHCN tăng cao trong cùng một thời điểm. Trong lúc không huy động đượcvốn do mất uy tín, KHCN rút tiền ngày càng tăng lên thì kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh tốn.
-Tăng chi phí và giảm lợi nhuận: Tỷ lệ nợ quá hạn tăng và mức tăng trưởng cho vay KHCN lớn dẫn đến chi phí tổn thất tín dụng và các chi phí hoạt động khác tăng do ngân hàng phải tăng tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn, điều này làm cho thu nhập của ngân hàng giảm. Hơn nữa, chất lượng quản trị tín dụng kém dẫn đến nhiều khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, chi phí thu hồi nợ tăng, chi
phí tổn thất tín dụng tăng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn tạm thời do các khoản nợ không được trả đúng cam kết dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hoặc luân chuyển cho vay phục vụ KHCN khác.
-Uy tín của ngân hàng suy giảm: Mức độ rủi ro của các tài sản có trong ngân hàng cao thì nguy cơ mất uy tín trên thị trường của ngân hàng đó càng lớn. Thêm nữa, thông tin về những rủi ro trong ngân hàng thường có hiệu ứng lan truyền rất lớn. Vì vậy, chỉ cần một ngân hàng có dấu hiệu xảy ra RRTD sẽ dẫn đến tâm lý không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng từ phía khách hàng, đặc biệt là đối tượng KHCN. Điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn từ KHCN của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Đối với khách hàng cá nhân:
-Đối với KHCN gửi tiền: Khi ngân hàng gặp RRTD, tức là ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi của những khoản đã cho vay lúc đó, KHCN gửi tiền phải đối mặt với rủi ro là họ không thể thu hồi lại khoản tiền đã gửi ngân hàng.
-Đối với KHCN vay tiền: Khi ngân hàng gặp RRTD, người đi vay sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả kinh doanh của KHCN vay tiền.
-Đối với KHCN gây ra RRTD: Cụ thể KHCN vay vốn gây ra nợ xấu, nợ quá hạn sẽ bị áp dụng một mức lãi phạt cao hơn lãi suất cho vay thơng thường, làm tăng chi phí kinh doanh của bản thân họ.
Đối với nền kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng liên quan đến nhiều thành phần kinh tế, từ các cá nhân đến các hộ gia đình, hay các tổ chức kinh tế rồi các tổ chức tín dụng khác. Khi RRTD xảy ra, không chỉ ngân hàng không thu hồi được vốn, mà mục tiêu sử dụng vốn của KHCN cũng khó đảm bảo, đồng thời gây khó khăn cho những lần vay vốn tiếp theo. Khi ngân hàng mất khả năng thanh tốn thì người gửi tiền có nguy cơ mất tiền, họ sẽ hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền. Khi đó, do sự ràng buộc giữa các ngân hàng trong hệ thống, rủi ro tín dụng có thể châm ngịi cho hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền khiến hệ thống ngân hàng bị khủng hoảng nghiêm trọng như mất lịng tin ở dân chúng,… Từ đó gây ra hậu quả tiêu cực tới nền kinh tế, tới mọi đối tượng trong xã hội, sức mua giảm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế xã hội, tình trạng thất nghiệp tăng kéo theo một
loạt các vấn đề khác của xã hội mất ổn định. Nếu rủi ro xảy ra ở quy mô lớn hơn, tốc độ phát triển của nền kinh tế có thể bị chậm lại và suy giảm hơn. Do vậy, phịng ngừa và hạn chế RRTD khơng những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần và sự phát triển ổn định của toàn xã hội.
1.4 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.4.1 Khái niệm và mục tiêu về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản lý điều hành mỗi NHTM, với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phương pháp quản trị riêng. Hiểu một cách đơn giản, quản trị rủi ro chính là q trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát phịng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác để ngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời khơng ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng. Q trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng, phịng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của RRTD thông qua việc xây dựng chính sách tín dụng, thiết lập quy trình tín dụng, giám sát việc tuân thủ quy chế cho vay và quy trình các khoản cấp tín dụng cụ thể. Như vậy, tác giả có thể hiểu quản trị RRTD trong cho vay KHCN là một quá trình từ khi nhận dạng khách hàng, thẩm định, phê duyệt KHCN theo đúng quy trình tín dụng và giám sát sau vay cho đến khi KHCN tất tốn hợp đồng tín dụng, hồn tất nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng.
Về mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN: Đối với một ngân hàng, khi chấp nhận cho KHCN vay là chấp nhận rủi ro có thể xảy ra. Lãi của khoản vay KHCN đó giúp ngân hàng khơng chỉ bù đắp chi phí nguồn vốn và chi phí hoạt động để quản lý món vay mà cịn có thể bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu khơng có biện pháp hạn chế, tổn thất của ngân hàng có thể sẽ rất
lớn khi ngân hàng khơng thể thu hồi tồn bộ giá trị gốc và lãi và khơng có khoản lãi nào có thể bù đắp được. Vì vậy, trong hệ thống một ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng đánh giá được chính xác hơn nguy cơ gây rủi ro của KHCN trước khi cho vay, từ đó làm cơ sở để đưa ra quyết định cho vay KHCN phù hợp, đồng thời sớm phát hiện được rủi ro từ những KHCN đang vay vốn, nhanh chóng xử lý rủi ro khi chớm mới xuất hiện, nhằm giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi. Nói một cách cụ thể hơn thì trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng hoạt động cho vay KHCN phải chú trọng các mục tiêu như duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được; các bước trong quy trình cấp tín dụng phải minh bạch, lành mạnh, đồng bộ và hạn chế rủi ro phát sinh; đảm bảo chất lượng danh mục tín dụng phải phản ánh một cách chính xác, minh bạch, trích đủ dự phịng để bù đắp vào những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; xây dựng danh mục tín dụng hợp lý, ít rủi ro và khả năng sinh lời cao; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động và sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng nhằm tìm kiếm các khoản vay an tồn và khả năng sinh lời cao; tạo hệ thống kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện và ngăn chặn và xử lý kịp thời các vấn đề rủi ro tín dụng phát sinh.
1.4.2 Vai trị quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề mà tất cả các ngân hàng đều phải đối mặt và rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất về vốn và thiệt hại về danh tiếng cho ngân hàng. Vì thế quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHCN để phòng ngừa và hạn chế RRTD là vấn đề tất yếu mà mọi ngân hàng đều phải để tâm đối với đối tượng này. Qua đó, kiểm sốt RRTD là việc các NHTM phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay KHCN nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng. Hơn nữa, quản trị RRTD trong cho vay KHCN tốt thì góp phần giảm thiểu các chi phí và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng để bảo toàn vốn cho NHTM, tạo niềm tin cho vững chắc cho KHCN gửi tiền, tăng vị thế và hình ảnh trên thị trường tài chính. Ngồi tác động tốt đến NHTM, kiểm sốt tốt RRTD trong hoạt động cho vay KHCN cịn mang ý nghĩa tích cực đến hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Các định chế hoạt động như một chuỗi các mắc xích, nếu một
định chế có vấn đề sẽ kéo theo bất ổn của cả một hệ thống định chế tài chính.
Ngân hàng thường có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn rất nhiều với tổng tài sản, vì NHTM hoạt động theo nguyên tắc lấy tiền của người gửi cho vay và thu lợi nhuận từ lãi suất chênh lệch. Vì chỉ là một trung gian tài chính, nếu như NHTM khơng thu về được các khoản cho vay thì nguy cơ khơng trả được tiền cho người gửi rất cao. Mặt khác, số vốn cho vay của các ngân hàng thương mại thường rất lớn, vì thế quản trị rủi ro tín dụng giúp ngân hàng nhanh chóng nhận diện vấn đề và đưa ra những giải pháp và phương hướng xử lý vấn đề hiệu quả, hạn chế thấp nhất tổn thất cho ngân hàng. Như vậy, đối với bất kỳ NHTM nào, quản trị rủi ro cũng là một công tác hết sức cần thiết.
1.4.3 Mơ hình của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Mơ hình quản trị RRTD là hệ thống các mơ hình bao gồm mơ hình tổ chức quản lý rủi ro, mơ hình đo lường rủi ro và mơ hình kiểm sốt rủi ro. Các mơ hình này được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động cho vay KHCN cũng như hoạt động tín dụng chung của ngân hàng nhằm khống chế RRTD trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Mơ hình quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHCN phản ánh một cách hệ thống các vấn đề cơ bản như sau:
- Các cơ chế, chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng để thiết lập các giới hạn hoạt động an tồn và các chốt kiểm sốt rủi RRTD trong một quy trình nghiệp vụ.
- Các cơng cụ đo lường, phát hiện RRTD trong hoạt động cho vay KHCN.
- Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh.
- Các phương án, biện pháp chủ động phịng ngừa, đối phó một khi có RRTD trong hoạt động cho vay KHCN xảy ra.
Hiện nay, ở Việt Nam đang có hai mơ hình quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHCN phổ biến đang được áp dụng. Đó là mơ hình quản trị RRTD tập trung và
mơ hình quản trị RRTD phân tán, cụ thể như sau:
Mơ hình quản trị RRTD tập trung: Mơ hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất và phát huy được tối đa kỹ năng chun mơn của cán bộ tín dụng. Mơ hình quản trị RRTD tập trung giúp quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, thiết lập và duy trì mơi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Thêm vào đó, mơ hình này giúp NHTM xây dựng được chính sách quản lý rủi ro trên tồn hệ thống. Chính vì vậy, mơ hình này rất thích hợp với ngân hàng có quy mơ lớn. Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị RRTD tập trung này địi hỏi phải đầu tư nhiều hơn, mất nhiều cơng sức và thời gian hơn kèm theo đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
Mơ hình quản trị RRTD phân tán: Mơ hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phịng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho khoản vay. Khác với mơ hình quản trị RRTD tập trung, mơ hình quản trị RRTD phân tán có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và đơn giản hơn. Do đó, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, điểm này phân khúc KHCN rất là thích. Chính vì vậy, mơ hình này hồn tồn phù hợp với ngân hàng có quy mơ nhỏ. Tuy nhiên, mơ hình quản trị RRTD phân tán này sẽ tập trung nhiều công việc tại 1 bộ phận, sẽ thiếu sự chuyên sâu. Việc quản lý hoạt động cho vay KHCN nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh, phòng giao dịch báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua hệ thống nào đó bảo đảm theo đúng chính sách tín dụng.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người và các ưu, nhược điểm của hai mơ hình trên mà các NHTM nên áp dụng là mơ hình quản trị rủi ro tập trung. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào quy mô và chiến lược của mỗi ngân hàng mà áp dụng mơ hình QTRR phù hợp.
1.4.4 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ đã thành lập Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) vào năm 1974. Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel hay Basel I với hai mục đích: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh