Phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thu Hà - 1906035014 - TCNH26B (Trang 97 - 99)

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng thương mại muốn khẳng định vị thế và chỗ đứng trên thị trường thì cần phải thường xuyên cập nhật nhu cầu

được xây dựng để phù hợp với nhiều loại đối tượng khác nhau. Khi nghiên cứu chiến lược phát triển các sản phẩm, nên tham khảo ý kiến từ việc thăm dò ý kiến khách hàng, ý kiến của người dân, cán bộ, nhân viên ngân hàng, chuyên gia kinh tế và giảng viên giảng dạy trong ngành tài chính, ngân hàng… Và chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng cần được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Dựa trên các sản phẩm tín dụng bán lẻ của các đối thủ cạnh tranh, OCB cần xây dựng cho mình các sản phẩm có những ưu điểm nổi trội để thu hút được khách hàng.

Điều quan trọng nữa là các ngân hàng thương mại nên tập trung phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ hướng tới những đối tượng khách hàng có tiềm năng, có thu nhập tốt, có năng lực và có cơng việc ổn định, ví dụ như đối tượng khách hàng cá nhân là các cán bộ công chức, công nhân viên của các tổ chức, các công ty lớn… Các sản phẩm hướng tới các khách hàng có chất lượng cao sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Hiện nhu cầu của nhiều khách hàng cá nhân đang tăng mạnh về vấn đề mua chung cư, mua sắm xe ô tô, đầu tư kinh doanh… Do đó, OCB nên nghiên cứu các sản phẩm tín dụng hỗ trợ cho vay với mức lãi suất ưu đãi mua chung cư, mua ô tô, đầu tư… phù hợp, thuận tiện với các đối tượng khách hàng.

Trong quá trình phát triển sản phẩm từ khi nghiên cứu sản phẩm để khi ban hành và đi vào thực hiện cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. Nếu sản phẩm nào không hiệu quả thì thu hồi và lại nghiên cứu, triển khai chương trình sản phẩm mới thích hợp hơn. Cần có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng của từng cán bộ, nhân viên ngân hàng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, thực hiện và phát triển các chương trình sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng. Các chương trình mới đều cần phải có thời gian thử nghiệm. Trong q trình áp dụng nên chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của khách hàng về gói sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng mà khách hàng đang sử dụng. Từ đó, có những điều chỉnh hợp lý hay có hướng để phát triển các sản phẩm tốt hơn.

gói ưu đãi lãi suất đối với khách hàng, củng cố và mở rộng cấp tín dụng đối với hộ

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thu Hà - 1906035014 - TCNH26B (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w