1. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã làm tăng trưởng kinh tế. Đi đơi với nó là nhu cầu thiết lập sự bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho mọi chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng và thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xã hội, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do, dân chủ của nhân dân, thực hiện tốt nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát huy bản chất dân chủ của nhân dân và hội nhập với xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới.
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một vấn đề có tính tất yếu khách quan và tính thời đại, là mục tiêu toàn đảng, toàn dân hướng tới và phấn đấu thực hiện.
2. Nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
a) Nguyên tắc nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, biểu hiện tính chất dân chủ và tính nhân dân sâu sắc của Bộ máy nhà nước XHCN.
- Mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền của mình một cách trực tiếp thơng qua việc bầu ra đại diện của mình vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước. Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện quyền lực của mình hoặc thơng qua cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra (Quốc hội, HĐND các cấp), Quốc hội, HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
- Ngồi ra, nhân dân cịn tham gia quản lý nhà nước thông qua các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế.
- Để thực hiện nguyên tắc này nhà nước cần tạo mọi điều kiện để nhân dân nâng cao trình độ văn hóa chung, đồng thời bảo đảm điều kiện vật chất và thông tin đầy đủ cho nhân dân biết tình hình mọi mặt của đất nước để họ trở thành chủ nhân thực sự của đất nước.
- Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự tồn tại của chế độ nhà nước ta, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc quan trọng trong vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
- Hiến pháp xác định" Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" (Điều 4).
- Nội dung: + Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng.
+ Đảng giới thiệu để bầu ra cán bộ Đảng vào những cơ quan nhà nước, bồi dưỡng đào tạo để bổ nhiệm chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước.
+ Pháp luật ghi nhận các tổ chức thích hợp của Đảng trong cơ quan nhà nước để thực sự đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng như chi bộ, Đảng bộ...
+ Bảo đảm sự thể chế hóa đường lối của Đảng bằng Pháp luật. + Bảo đảm sự kiểm tra của Đảng đối với hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Để thực hiện vai trị của mình, Đảng cộng sản không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững manh, kiện tồn tổ chức, đổi mới cơng tác cán bộ và phương thức lãnh đạo cho phù hợp với tình hình mới của đất nước.
c) Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Để khắc phục sự tùy tiện và lộng quyền của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN cần áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định trong Điều 6 Hiến pháp: Quốc hội, HĐND và các cơ quan khác của nhà nước đều phải tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thể hiện:
+ Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
+ Sự phục tùng của cấp dưới với cấp.
+ Quyền lực nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. + Phân cấp quản lý.
+ Phụ thuộc 2 chiều cơ quan hành chính nhà nước địa phương. d) Nguyên tắc pháp chế XHCN.
- Đảm bảo sự họat động bằng định hướng đúng đắn của bộ máy nhà nước, phát huy hiệu quả, tăng cường hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội cần áp dụng nguyên tắc pháp chế.
- Nguyên tắc này được quy định tại Điều 12: nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN.
- Nội dung:
+ Việc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước phải tiến hành theo pháp luật và trên cơ sở pháp luật.
+ Mọi cán bộ, nhân viên phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật trong thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và sử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền.
3.1. Đổi mới lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội.
- Nâng cao chất lượng đại biểu QH, quy định ứng cử, bầu cử đại biểu QH trên cơ sở phát huy dân chủ, tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách.
- Đổi mới công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp theo hướng xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, khoa học,khách quan, công bằng và nhân đạo, bãi bỏ quy định pháp luật đã lạc hậu, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Làm tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, quyết định phân bổ ngân sách, quản lý việc sử dụng vốn và tài sản nhà nước, thực hiện quyền giám sát tối cao.
3.2 Cải cách nền hành chính Quốc gia. a) Cải cách thể chế hành chính.
- Hịan thành về cơ bản và vận hành thông suốt, hiệu quả thiết chế kiến trúc thượng tầng, trước hết bãi bỏ những quy định mang tính chất quan liêu, cửa quyền, gây khó khăn và sách nhiễu nhân dân, cản trở sự phát triển xã hội.
- Hòan thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế.
- Đổi mới phương thức xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan, coi trọng việc sử dụng chuyên gia liên ngành, dành vai trò quan trọng cho tiếng nói doanh nghiệp và nhân dân, tăng cường cơng tác chỉ đạo, nâng cao ý thức kỷ luật trong thực hiện pháp luật.
b) Đẩy mạnh công cuộc cải cách bộ máy hành chính.
- Đổi mới chức năng và cải cách phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng Chính phủ thực hiện chức năng quản lý vĩ mơ đối với việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phịng và đối ngoại. Chính phủ và cơ quan hành chính khơng trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân biệt chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh với chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
- Quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
- Phân cơng, phân cấp hợp lý, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ để đảm bảo không chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn chậm trễ trong giải quyết các khiếu kiện của nhân dân. Tăng cương vai trị Tịa hành chính trong giải quyết khiếu kiện hành chính.
- Tách cơ quan hành chính cơng quyền ra khỏi tổ chức sự nghiệp, khuyến khích hoạt động khơng vì lợi nhuận, tạo điều kiện để tổ chức thực hiện một số dịch vụ công dưới sự giám sát của cộng đồng.
- Hiện đại hóa cơng tác hành chính, đặc biệt là ứng dụng cơng nghệ thơng tin, kiện tồn bộ máy hành chính theo hướng tinh giảm biên chế, có cơ chế giải quyết thỏa đáng số người dôi ra.
c) Nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ công chức.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức với chương trình và nội dung sát hợp, chú trọng đội ngũ cán bộ phường, xã.
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu... thanh lọc những kẻ tham nhũng trong cơ quan nhà nước, chuyển đổi công tác cán bộ công chức không đủ năng lực.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân được tiếp xúc với cơ quan công quyền.
3.3. Cải cách tư pháp.
- Viện kiểm sát làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. - Tòa án: kiện tòan tổ chức hệ thống tòa án, phân định thẩm quyền tòa án các cấp một cách hợp lý, nâng cao số lượng và chất lượng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Thực hiện tốt nguyên tắc xét xử công khai, khách quan, giản tiện và hiệu quả.
- Cơ quan điều tra và Thi hành án: kiện toàn tổ chức cơ quan điều tra và thi hành án theo nguyên tắc gọn , đổi mới; Các bản án có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện.
- Kiện toàn tổ chức và quy chế hoạt động của các đồn Luật sư, Cơng ty luật.
Cải cách tư pháp theo định hướng đổi mới công tác bắt, giam giữ, điều tra, khởi tố, xét xử, thi hành án đảm bảo không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
3.4 Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng.
- Tăng cường tổ chức và đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước, hệ thống chính trị, cơ quan Đảng đồn thể từ trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, chống lạm dụng chức quyền làm giàu bất chính.
- Hồn thiện quản điểm về cơ chế, chính sách Đảng và nhà nước trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, quỹ của tổ chức, đoàn thể, quỹ do nhân dân đóng góp hoặc do nước ngồi tài trợ. Liên tục thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm kê tài sản nhà nước và các quỹ trên.
- Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đồn thể quần chúng và mọi cơng dân có trách nhiệm phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng, có biện pháp bảo vệ và khen thưởng những người phát hiện và tố cáo.
- Quy định trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật với cán bộ cơng chức có hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản nhà nước.
- Nâng cao đời sống người hưởng lương bằng cách cải cách chế độ tiền lương.
- Bồi dưỡng, giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cán bộ công nhân viên nhà nước.
- Cụ thể và chi tiết hóa điều cấm đối với cán bội công chức, đặc biệt cán bộ quản lý, cán bộ chủ chốt. Những cán bộ đứng đầu cơ quan quản lý, lãnh đạo các
cấp,các ngành, doanh nghiệp nhà nước phải kê khai tài sản cá nhân và gia đình. Xử lý nghiêm minh những người có tài sản có nguồn gốc bất minh.
- Xem xét trách nhiệm hình sự và biện pháp kỷ luật với những cán bộ lãnh đạo cơ quan có hành vi tham nhũng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.
Câu 7: Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp. I. Hiến pháp 1946.
* Hoàn cảnh: Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lật đổ chế độ thực dân giành độc lập dân tộc, thủ tiêu chế độ quân chủ lập hiến, lập nên nền cộng hòa.
Hiến pháp 1946 được Quốc hội lập hiến (bầu ra ngày 06/01/ 1946) thông qua kỳ họp thứ 2 (tháng 11/ 1946). Hiến pháp xây dựng nhà nước theo mơ hình dân chủ nhân dân- mơ hình cơ chế nhà nước thuộc phạm trù XHCN( ở cấp độ thấp).
1. ở trung ương BMNN gồm: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao.
- Nghị viện nhân dân (thực chất là Quốc hội do hoàn cảnh kháng chiến Nghị viện nhân dân đã không được thành lập mà Quốc hội lập hiến đã thay thế Nghị viện nhân dân).
+ Là cơ quan có quyền lực cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu ra, có quyền giải quyết những vấn đề chung quan trọng của đất nước, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngồi. + Lập ra Chính phủ, thơng qua ban thường vụ để kiểm sốt và phê bình Chính phủ.
- Chính phủ: là cơ quan hành chính cao nhất của tồn quốc, do Chủ tịch nước đứng đầu.
+ Gồm: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, Nội các.(Nội các gồm: Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, có thể có phó thủ tướng).
+ Chính phủ chưa hồn tồn là cơ quan chấp hành của Nghị viện, ngược lại cịn có thể (qua vai trị của Chủ tịch nước) phủ quyết luật của Nghị viện (Điều 31).
+ Nội các mất tín nhiệm phải từ chức (Điều 54).
- Tòa án nhân dân tối cao: + Đứng đầu hệ thống cơ quan tư pháp gồm Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp.
+ Thẩm phán do chính phủ bổ nhiệm.
+ Chưa có Viện Kiểm sát mà trong thành phần của Tịa án ngồi thẩm phán xét xử cịn có thẩm phán buộc tội (cơng tố).
2. Chính quyền địa phương: Gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
Riêng ở cấp bộ (Bắc- Trung- Nam) và huyện chỉ có Uỷ ban hành chính. HĐND do nhân dân bầu ra, Uỷ ban hành chính do HĐND bầu ra. Cấp nào khơng có HĐND thì do các HĐND cấp dưới bầu ra. HĐND quyết nghị các vấn đề thuộc địa phương mình. Uỷ ban hành chính có trách nhiệm thi hành các mệnh lệnh của cấp trên và các Nghị quyết của HĐND, chỉ huy cơng việc hành chính trong địa phương.
II. Hiến pháp 1959.
* Hoàn cảnh: Miền bắc chuyển sang chế độ XHCN. Bộ máy nhà nước được xây dựng lại theo hướng bộ máy kiểu XHCN mà đặc trưng là vận dụng nguyên tắc tập quyền XHCN một cách mạnh mẽ.
1. ở trung ương có: Quốc hội, chủ tịch nước, Hội động chính phủ, tịa án
nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Chủ tịch nước khơng cịn đồng thời là người đứng đầu nhà nước, tuy cịn nghiêng nhiều về chính phủ.
- Hội đồng chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử duy nhất.
- Viện kiểm sát được Quốc hội lập ra để thực hiện quyền giám sát (kiểm sát việc thực hiện theo pháp luật) đối với các cơ quan nhà nước từ Bộ trở xuống, bảo đảm việc tuân thủ pháp luật để pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất và thực hiện quyền công tố.
Các cơ quan đều được Quốc Hội thành lập và chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
2. Chính quyền địa phương: ở tất cả các cấp hành chính (tỉnh, khu tự trị,
thành phố trực thuộc trung ương, huyện, khu phố, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, thị trấn).
- HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.