Chủ tịch nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 26 - 27)

- Chủ tịch nước là nguyên thủ Quốc gia, được bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo giới thiệu của UBTVQH, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

- Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ Quốc hội. - Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Nhóm quyền hạn liên quan đến hoạt động đối nội, đối ngoại. Ví dụ: cử đại sứ, triệu hồi đại sứ, tiếp nhận đại sứ.

+ Nhóm quyền hạn liên quan đến sự phối hợp các thiết chế nhà nước trong việc thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ví dụ: . Trình dự án luật, kiến nghị sửa đổi luật.

. Bổ nhiệm thẩm phán, đề nghị Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

. Tham gia thành lập Chính phủ.

+ Ban hành luật, Quyết định thực hiện quyền hạn của mình.

- Chủ tịch nước là biểu tượng cho sự ổn định, bền vững và thống nhất của quốc gia, thay mặt nhà nước trong hoạt động đối nội, đối ngoại.

UB quốc phòng và an ninh là cơ quan thuộc chủ tịch nước, do chủ tịch nước làm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên do Quốc hội phê chuẩn trên cơ sở đề nghị của chủ tịch nước. UB có quyền huy động tồn bộ lực lượng và khả năng nước nhà để bảo vệ tổ quốc.

III. Chính phủ.

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN.

- Chính phủ do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hôi, báo cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH, chủ tịch nước.

- Gồm: Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác thuộc chính phủ.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thống nhất quản lý mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phịng và an ninh, đối ngoại.

+ Tổ chức thực hiện và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật trên phạm vi toàn quốc.

+ Bảo đảm tính hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Cơ cấu: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ.

+ Bộ trưởng và thành viên Chính phủ thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc lĩnh vực, ngành mình phụ trách.

+ Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên chính phủ ban hành thơng tư, quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện những văn bản đó trên tồn quốc. + Bộ trưởng và thành viên chính phủ báo cáo cơng tác trước Quốc hội, Thủ tướng về lĩnh vực ngành mình.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w