Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 87 - 88)

Là nội dung của QHPL, xuất hiện ở các cá nhân, tổ chức trên cơ sở quy phạm pháp luật.

1. Quyền chủ thể: là khả năng xử sự của những người tham gia quan hệ được

quy phạm pháp luật quy định trước, được bảo vệ bởi sự cưỡng chế nhà nước. - Đặc điểm quyền chủ thể:

+ Khả năng được hoạt động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định trước.

+ Khả năng yêu cầu bên kia (chủ thể cùng tham gia QHPL) thực hiện nhiệm vụ của họ ( sự thực hiện có thể bằng hành động hoặc khơng hành động).

+ Khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp quyền chủ thể của mình bị bên kia vi phạm.

- Quyền chủ thể xuất hiện trên cơ sở quy phạm trao nghĩa vụ: quyền năng. Là khả năng của 1 bên, khả năng đó được nhà nước bảo vệ, yêu cầu bên kia có xử sự cần thiết trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định.

- Quyền chủ thể xuất hiện trên cơ sở quy phạm trao quyền: là những loại biện pháp thuộc khả năng xử sự của bản thân chủ thể được nhà nước bảo vệ.

2. Nghĩa vụ pháp lý:

- Nghĩa vụ pháp lý trong QHPL là cách xử sự bắt buộc được quy phạm pháp luật xác định trước mà một bên phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia.

- Đặc điểm:

+ Là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do quy phạm pháp luật xác định trước.

+ Các xử sự này nhằm thực hiện quyền chủ thể của bên kia.

+ Trong trường hợp cần thiết, nhiệm vụ pháp lý sẽ được thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

- Nghĩa vụ pháp lý xuất hiện trên cơ sở quy phạm trao nghĩa vụ: xuất hiện nghĩa vụ thụ động, tức bên có nghĩa vụ phải kìm chế mình khơng thực hiện những hành vi bị ngăn cấm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w