3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước
Để mơ hình ch̃i cung ứng tích hợp đạt hiểu quả, nhất thiết phải cần đến sự hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan quản lý chức năng như:
(1) Tổ chức & hỗ trợ
- Nhà nước cần thúc đẩy việc tổ chức vùng nuôi trồng tập trung, qui mô lớn theo đúng chương trình và quy hoạch đã đề ra.
- Tổ chức việc kiểm tra và tái chứng nhận vùng ni trồng an tồn một cách thường xuyên, chặt chẽ, với kỹ thuật kiểm tra cao.
- Hỗ trợ xây dựng và thực hiện những tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của thế giới, cũng như hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các đơn vị kính doanh nhỏ lẻ đạt tiêu chuẩn.
- Cần phải tăng cường phối hợp giữa các bộ, ban, ngành liên quan tới ngành xuất khẩu, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương. Những bộ, ban, ngành này cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau để có thể phân định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của mỗi bên trong chiến lược phát triển ngành xuất khẩu nói chung và xuất khẩu Nơng sản và thủy sản nói riêng. Điều đó sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng.
- Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và các tổ chức liên quan nên mở các khóa đào tạo, cũng như các lớp tư vấn về các tiêu chuẩn cho vùng trồng an toàn một cách thích hợp, đạt hiệu quả thiết thực.
- Phối hợp với tổ chức quản lý chất lượng thủy sản và nông sản thế giới hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp trong việc học tập và thực hiện nuôi, trồng theo Global GAP và Viet GAP .
- Cùng với chi cục bảo vệ thực vật mở các lớp tập huấn để giới thiệu và phổ biến những mơ hình, phương pháp quản lí chất lượng vùng nuôi trồng.
- Việt Nam cần phải mở rộng ngành học logistics tại các trường Đại học có các ngành hoặc chuyên ngành liên quan như các trường đại học Luật, Tài chính, Ngoại Thương, Kinh tế, Thương mại, … Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải điều chỉnh lại mã ngành đào tạo logistics ở bậc đại học và sau đại học như hiện nay. Nếu logistics và quản lí chuỗi cung ứng đặt trong mã ngành đào tạo cấp IV trình độ đại học như hiện nay, thì chỉ có các trường thuộc khối ngành đào tạo về quản lí công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật cơng nghiệp mới có thể mở ngành đào tạo logistics và quản lí ch̃i cung ứng. Trong khi đó, các trường không thuộc khối ngành đào tạo về quản lí công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật cơng nghiệp khơng có cơ hội để mở ngành đào tạo về logsistics và quản lí chuỗi cung ứng. Đồng thời, từng bước thành lập các trường, các cơ sở đào tạo chuyên ngành logistics riêng biệt. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, tư vấn cho học sinh lựa chọn các ngành học về logistics khi đăng kí dự thi đại học cũng đóng vai trị quan trọng.
(3) Xây dựng cơ sở hạ tầng
Nhà nước cần đầu tư kinh phí để xây dựng đường điện, tưới tiêu để giúp người dân giảm chi phí trong q trình ni và trồng cây. Quy hoạch và hồn chỉnh kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các hệ thống cung cấp nước, hệ thống thốt nước, xử lý nước thải... để ngăn chặn tình trạng thải trực tiếp ra mơi trường, làm ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh. Ngành Thủy sản và nông sản tăng cường kiểm tra chất lượng giống, nắm chắc tình hình sâu bệnh để kịp thời khoanh vùng xử lý dịch bệnh, tránh lây lan.
Ngoài ra để thực hiện hiệu quả, bên cạnh việc triển khai và hỗ trợ, các ban ngành cũng cần thường xuyên thực hiện công tác thanh tra kiểm tra, lắng nghe những góp ý và ý kiến của doanh nghiệp và người dân để từ đó có những điều chỉnh thích hợp giups cho chuỗi cung ứng vận hành trơn tru.
3.5.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
- Có thái độ hợp tác, chấp hành, tranh thủ sự giúp đỡ từ phía nhà nước và các cơ quan hữu quan, đồng thời cập nhập các chính sách môi trường kinh doanh và pháp luật để tự trang bị cho mình kiến thức và thông tin cần thiết Doanh nghiệp cũng cần liên tục học hỏi những công nghệ mới, cách làm mới, áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, thường xuyên tham dự các hội chợ, hội thảo do tỉnh tổ chức cũng như hội nghị cấp quốc gia để nắm bắt cơ hội tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm chủ lực của tỉnh.
- Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp với các Trường đại học, đào tạo nghề. Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa các chuyên gia, các nhà tư vấn xuất khẩu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, logistics, các doanh nghiệp có nhu cầu cao về xuất khẩu và logistics và các trường đại học có các chuyên ngành liên quan đến xuất khẩu. Thông qua trao đổi, các trường biết được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn nhu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu có thể giúp đỡ các trường trong việc phối hợp tổ chức thực tập và thực tế cho sinh viên. Quan trọng là, cần phải tăng cường tổ chức tọa đàm, trao đổi và mời các chuyên gia, doanh nghiệp hàng đầu của nước ngoài giao lưu, tham gia hội thảo để trao đổi kinh nghiệm và cập nhật kiến thức mới. Cuối cùng, cần tiếp tục phát huy vai trị của các chương trình đào tạo trung và ngắn hạn được thực hiện bởi các viện, trung tâm, hiệp hội và các công ty đào tạo.
KẾT LUẬN
Quảng Ninh là một trong số ít những địa phương có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đối thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy giao thương trong khu vực và quốc tế tuy nhiên lại chưa tận dụng tối đa được những thuận lợi này trong việc xuất khẩu mặt hàng nơng sản, thuỷ sản do chưa có sự đồng bộ và liên kết chặt chẽ trong ch̃i cung ứng. Do đó việc nghiên cứu các giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cơng việc cấp thiết địi hỏi tỉnh cần triển khai ngay để tạo lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu cũng như tạo nguồn thu kinh tế cho tỉnh nói riêng và cho cả nước nói chung.
Thông qua những phân tích, luận văn đã phần nào đưa ra được những giải pháp mà tác giả thấy rằng có thể góp phần vào phát triển ch̃i cung ứng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Quảng Ninh như đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thì cần nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng, hỗ trợ hoạt động thu mua thuỷ sản, nâng cấp công nghệ chế biến, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường xuất khẩu; cịn đối với mặt hàng nơng sản xuất khẩu thì cần đẩy mạng liên kết sản xuất, tiêu thụ; cần xây dựng thương hiệu nơng sản xuất khẩu để có thể mở rộng đa dạng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm.
Tuy nhiên do nguồn thơng tin cịn hạn chế nên luận văn vẫn cịn tồn tại những thiếu sót và các giải pháp đưa ra mới chỉ dựa trên thực trạng tác giả phân tích do vậy nên rất mong nhận được những nhận xét từ giảng viên hướng dẫn để bài luận văn thêm phần hoàn thiện và những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể là nguồn tham khảo hữu ích để tỉnh Quảng Ninh có thể áp dụng để phát triển ch̃i cung ứng đối với sản phẩm thuỷ sản và nông sản xuất khẩu của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2021). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2021, Quảng Ninh.
2.Nguyễn Cơng Bình (2016), Quản lý chuỗi cung ứng, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. La Nguyễn Thùy Dung (2017), Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa
gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An Giang, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Vũ Đức Hạnh (2015), Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nơng sản của hộ nơng dân tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
5. HĐND tỉnh Quảng Ninh (2019), Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh.
6. Lưu Đức Khải (2010), Tăng cường năng lực tham gia thị trường của hộ nông dân thông qua chuỗi giá trị hàng nông sản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2016), Giáo trình phân tích chuỗi giá trị
sản phẩm, NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
8. Dương Thị Ngọc (2014), Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng sắn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
9. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2016), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 2030,
Quảng Ninh.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2016), báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2021), Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp hàng năm 2017 – 2021, Quảng Ninh.
13. Huỳnh Thị Thu Sương (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
14. Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.
15. Lê Văn Thu (2015), Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sĩ Đại học kinh tế (Đại học Huế), Thừa Thiên Huế.
16. Đặng Huyền Trang (2018), Liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững - Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2018), Nâng cao giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội.
18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hố nơng nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016, Quảng Ninh.
19. UBND tỉnh Quảng Ninh (2013), Đề án mỗi xã, phường một sản phẩm Tỉnh Quảng Ninh (OCOP), Quảng Ninh.
20. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định số 1396/QĐ-UBND phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 2030, Quảng Ninh.
21. UBND tỉnh Quảng Ninh (2018), Quyết định số 3675/QĐ-UBND phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.
22. UBND tỉnh Quảng Ninh (2021), Quyết định số 45/2021/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh.
II. Tài liệu tiếng Anh
23. Alam, M.C. and Supriana, T. (2015), Analysis of supply chain management of shallots in Medan, International Conference on Agriculture, Environment, and Food Security Publishing.
24. Beamon, B.M. (2008), Sustainability and the Future of Supply Chain Management, Operations AND Supply Chain Management, Vol. 1(1), pp. 4- 18.
25. Bryceson, K.P. and Smith. C.S. (2008), Abstraction and modeling of agri-food chains as complex decision making systems, Innsbruck-Igls, Austria, pp. 147- 161.
26. Christopher, M. (2011), Logistics and Supply Chain Management: Strategies for Reducing Costs and Improving Services, Pitman, London.
27. Ivanov D., Tsipoulanidis, A. and Schönberger, J. (2019), Global Supply Chain and Operations Management: A decision-oriented introduction into the creation of value, Springer Nature, Cham.
28. Lambert, D.M. and Ellram, L.M. (1998), Fundamentals of logistics management, Irwin/McGran- Hill, Boston, MA.
29. Negi, S. and Anand, N. (2014), Supply Chain Efficiency: An Insight from Fruits and Vegetables Sector in India, Journal of Operations and Supply Chain Management, Vol. 7 (2), pp. 154 - 167.
30. Reddy, G.P., Murthy, M.R.K. and Meena, P.C. (2010), Value Chains and Retailing of Fresh Vegetables and Fruits, Andhra Pradesh, Agricultural Economics Research Review, Vol. 23 (ConferenceNumber) 2010, pp. 455- 460
31. Tonanont, A., Jitpitaklert, W. and Rogers, K.J. (2008), Performance evaluation in reverse logistics with data envelopment analysis, Proceedings of the 2008 Industrial Engineering Research Conference, pp. 764-769.