Mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 81)

TRONG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

3.1. Mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủlực tỉnh Quảng Ninh lực tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu

Định hướng chung trong phát triển chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh là phát triển toàn diện các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản, theo hướng cơng nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, phục vụ du lịch, dịch vụ cao cấp, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị và phát triển bền vững để thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Các định hướng cụ thể như sau:

(i). Phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, theo hướng hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

(ii). Phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong ngành nơng nghiệp, góp phần hỡ trợ cho lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh; cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập cho nhân dân, trực tiếp là cộng đồng ngư dân.

(iii). Chủ động hợp tác trong nước và quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ động quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.1.2. Mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu

Định hướng chung trong phát triển chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh là thực hiện tái cơ cấu để phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh một cách bền vững nhằm: Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nông nghiệp

theo hướng hiện đại, hiệu quả với chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu. Các định hướng cụ thể như sau:

(i). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng;

(ii). Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ làm khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch; Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, cơng nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

(iii). Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư (đặc biệt là nguồn lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp) đầu tư vào địa bàn nông thôn để chuyển nhanh lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đẩy nhanh Chương trình nơng thơn mới, trên tinh thần “lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt nông thôn” và “cộng đồng dân cư là chủ thể chương trình” nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng, chung sức xây dựng nơng thơn mới; Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược gắn với chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w