1.2. Tổng quan về giải pháp phát triển chuỗi cung ứng
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng
1.2.4.1. Các yếu tố bên trong chuỗi
Chất lượng nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào: Chất lượng cung cấp các nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chuỗi cung ứng. Nguyên liệu đầu vào là yếu tố đầu tiên cấu thành của một chuỗi cung ứng bất kỳ, Chất lượng nguyên liệu đầu vào quyết định năng lực của nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng. Chất lượng sản xuất, chế biến lại quyết định đến khả năng phân phối và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của ch̃i cung ứng. Do đó, ảnh hưởng đến tồn bộ quá trình vận hành của ch̃i cung ứng. Để phát triển chuỗi cung ứng, nâng cao chất
lượng nguyên liệu đầu vào và nâng cấp các dịch vụ hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.
Mối liên kết trong chuỗi cung ứng: Mối liên kết của các thành viên trong ch̃i cung ứng đóng vai trị quan trọng trong phát triển chuỗi cung ứng. Việc hợp tác và tích hợp các hoạt động với nhà cung cấp cũng như việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động của chuỗi cung ứng. Mỗi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thường làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau theo nhiều cách khác nhau, và vì thế việc mối quan hệ với nhà cung cấp thỏa mãn được nhu cầu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Để có thể mang lại lợi ích cho ch̃i cung ứng, thì việc phát triển hợp tác và liên minh mà đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhà cung cấp cần phải được chú trọng. Mối quan hệ hiệu quả khi nó cho phép các bên cơ hội được chia sẻ thông tin, chia sẻ rủi ro, nhằm đạt được lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của tồn ch̃i.
Bên cạnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp, mối quan hệ với khách hàng cũng là mối quan hệ qua trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ch̃i cung ứng. Thị trường tồn cầu cung cấp một chuỗi đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng và chi phí khác nhau. Kết quả là, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh và nỗ lực để giảm thiểu chi phí và cải thiện chất lượng. Theo đó, khách hàng thường thích có nhiều lựa chọn hơn và ưu tiên vào các yếu tố dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn và giao hàng nhanh hơn. Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ với khách hàng ngày nay đã trở thành vấn đề chiến lược của mọi công ty nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến những thay đổi về chất trong ch̃i cung ứng. Có thể thấy, cơng nghệ thơng tin càng phát triển sẽ cho phép sự trao đổi qua lại thông tin thông suốt trên phạm vi tồn thế giới. Dịng chảy thơng tin chính là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi chặt chẽ hơn, giúp hoạt động sản xuất phân phối trong tồn ch̃i được vận hành liên tục và hiệu quả. Bên cạnh đó, khoa học cơng nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các quốc gia nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn,
chuyển sang các công đoạn cao hơn trong chuỗi cung ứng. Ngày nay, để tham gia vào ch̃i cung ứng tồn cầu, các quốc gia khơng thể chỉ dựa vào lợi thế về tài nguyên sẵn có hay nguồn nhân lực giá rẻ mà cần thiết phải đáp ứng được những u cầu về cơng nghệ, chế biến. Chính vì vậy, mỡi chủ thể tham gia mỡi mắt xích trong chuỗi cần phải tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển dần về khoa học để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao đồng thời đảm bảo nâng cao vị trí của mình trong ch̃i.
1.2.4.2. Các yếu tố bên ngoài chuỗi
Thị trường tiêu thụ: Thị trường là yếu tố cơ bản tác động đến sự phát của chuỗi cung ứng. Bản chất của chuỗi cung ứng là tập hợp các thành viên thực hiện các chức năng cung ứng nguyên liệu, sản xuất và phân phối để cung cấp cho thị trường tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Có thể thấy, các hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ trở nên vô nghĩa nếu khơng thể kết nối với thị trường. Do đó, thị trường, khách hàng chính là yếu tố nền tảng thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng và là trung tâm của hoạt động phát triển chuỗi cung ứng. Sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mới, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất, thậm chí là thay đổi các loại hình kinh doanh mới. Ngày nay, với sự xuất hiện của những cơng ty có thương hiệu nổi tiếng, những nhà máy bán lẻ, mạng lưới siêu thị làm cho quá trình phân phối sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh.
Môi trường pháp lý: Đặc thù của chuỗi cung ứng là sự đa dạng về các hoạt động với nhiều mắt xích khác nhau, nhiều chủ thể tham gia vào các công đoạn khác nhau. Đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, các ch̃i cung ứng tồn cầu với sự tham gia của nhiều chủ thể ở các quốc gia, khu vực khác nhau. Cùng với đó, các hiệp định thương mại đầu tư song phương, đa phương giữa các quốc gia, khu vực cũng được ký kết ngày càng nhiều. Khi tham gia vào các hiệp định, các tổ chức thương mại, các thành viên phải tuân thủ những quy định, những cam kết nhất định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là những nhà sản xuất tham gia hoạt động xuất khẩu.
Cùng với đó, các chính sách, quy định của pháp luật trong nước cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng. Những chính sách, quy định của pháp luật có vai trị quan trọng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp nói riêng và tồn bộ ch̃i cung ứng nói chung. Tuy nhiên, tại các quốc gia chưa phát triển, các cơ quan quản lý Nhà nước thường chưa quan tâm nhiều đến phát triển ch̃i cung ứng. Từ đó, khoa học công nghệ chưa phát triển, các chuỗi sản xuất, tiêu thụ hàng hoá liên kết lỏng lẻo và thường xuyên xảy ra tình trạng mất cân bằng cung cầu khi thị trường biến động. Do vậy, mỗi chủ thể khi tham gia vào chuỗi đều phải thích ứng với các yêu cầu về môi trường, thể chế, chính sách nhằm đưa được sản phẩm đến được khâu tiêu thụ hay đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, kho bãi, nhà xưởng, cơ sở sản xuất, kinh doanh,… Đây là những yếu tố quan trọng để phát triển chuỗi cung ứng. Đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà sản xuất, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo thuận lợi trong mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như chi phí sản xuất. Cơ sở hạ tầng phát triển cũng giúp quá trình luân chuyển, trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn, giảm chi phí logistics và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Một quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngồi, từ đó, đa dạng hố các ngành sản xuất và tạo điều kiện phát triển các chuỗi cung ứng hàng hoá. Cơ sở hạ tầng cơ bản cũng khuyến khích sự đầu tư phát triển khoa học cơng nghệ, từ đó nâng cao trình độ khoa học, cơng nghệ của quốc gia.