Thực trạng về hiệu quả xã hội của khu công nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu Vũ Văn Đức-820112-QLKT2B (Trang 64 - 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long,

2.2.3. Thực trạng về hiệu quả xã hội của khu công nghiệp trên địa bàn

phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng các khu cơng nghiệp trên địa bàn bên cạnh các lợi ích về kinh tế thì cịn có nhiều tác động đến xã hội như giải quyết việc làm cho người dân trong khu vực, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đang được quan tâm.

Về nguồn cung lao động:

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê 2019, dân số Quảng Ninh vào khoảng trên 1,4 triệu người (thống kê năm 2019), riêng thành phố Hạ Long là khoảng 300.000 người. Trong đó, tổng số lượng người trong độ tuổi lao động vào khoảng 1 triệu người (2019). Chiếm phần lớn trong số các lao động này là người chưa có việc làm ổn định hoặc các cá nhân lao động thuần nơng đang có nhu cầu dịch chuyển sang ngành công nghiệp. Như vậy các khu công nghiệp trên địa bàn đã giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong khu vực. Từ đó, nâng cao đời sống cũng như tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động.

Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo trên địa bàn đạt khaonrg 85%, hiện thuộc nhóm dẫn đầu cả nước. Tỉnh Quảng Ninh cũng đanh tập chung đẩy mạnh công tác đào tạo với 42 cơ sở đào tạo nghề, trung bình tuyển sinh 34.000 – 35.000 người/năm nhằm đáp ứng về nhân lực cho hoạt động sản xuất.

Với định hướng phát triển công nghiệp từ “nâu” sang “xanh”, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn đều đang yêu cầu số lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ,… Cũng theo báo cáo năm 2021 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh, mới chỉ có khoảng 16% tổng số lao động được đào tạo ở trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Đây còn là con số khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân sự chất lượng cao của các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngồi tại khu cơng nghiệp.

Thành phố Hạ Long có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, do đó nhu cầu về lao động rất lớn. Cùng với việc các KCN luôn tạo điều kiện tốt nhất cho lao động nên dễ dàng thu hút lượng lao động dồi dào từ các huyện khác trong tỉnh cũng như từ các tỉnh lân cận. Mạng lưới các trường đào tạo nghề phong phú giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn nhân lực có chun mơn vững chắc, tay nghề cao cho các KCN trên địa bàn thành phố.

Về số lao động nước ngồi hoạt động trong các khu cơng nghiệp, tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Hạ Long nói riêng ln tạo điều kiện cho các lao động là chuyên gia nước ngoài đến và làm việc trong các khu công nghiệp. Đây chủ yếu là nguồn lao động chất lượng cao, phù hợp với chiến lược thu hút nguồn nhân lực chất lượng của tỉnh Quảng Ninh.

Về thu nhập bình quân của người lao động trong một năm:

Bảng 2.9: Thu nhập bình quân của người lao động tại các khu công nghiệp

(Đơn vị: triệu đồng) Thu nhập bình quân của

Tỉnh Quảng Ninh

Thu nhập bình quân của KCN Cái Lân

Thu nhập bình quân của KCN Việt Hưng

54.468 75.720 77.760

(Nguồn: BQL các KKT tỉnh Quảng Ninh năm 2021)

Việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc tại các khu công nghiệp giúp tạo điều kiện cho người lao động địa phương có nguồn thu nhập ổn định. Bảng 2.9 thể hiện thu nhập bình quân của người lao động trong một năm của công nhân viên thuộc hai KCN Cái Lân và Việt Hưng và thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhìn chung, thu nhập bình quân của lao động thuộc khu cơng nghiệp cao hơn thu nhập bình qn của lao động trên toàn tỉnh.

Như vậy, phát triển khu công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nguồn thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân địa phương. Từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Về khu dân cư và các công trình phục vụ công cộng:

Sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp yêu cầu cả việc quy hoạch xây dựng khu dân cư và các cơng trình phúc lợi khác để giải quyết nhu cầu thiết yếu, chỗ sinh sống cho lao động trong khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Việt Hưng cũng đang thực hiện quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Việt Hưng với quy mơ 85 ha nằm ở phía đơng nam khu cơng nghiệp nhằm đáp ứng về nhà ở, cung cấp lao động cũng như cơ sở hạ tầng xã hội cho khu công nghiệp. Với hệ thống giao thông thuận lợi cùng nhiều tiện ích theo từng phân khu chức năng, khu đơ thị mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong q trình làm việc tại khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vào khu cơng nghiệp Việt Hưng cũng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt cùng với các chính sách ưu đãi về giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quan tâm đến đời sống của người lao động trong khu công nghiệp.

Việc đồng bộ, phát triển khu dân cư trong khu công nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà cịn là trách nhiệm của các cơng ty phát triển hạ tầng cũng như trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Về khả năng sử dụng nguyên vật liệu được cung cấp trên địa bàn, phát triển công nghiệp phụ trợ:

Khả năng cung ứng nguyên vật liệu là yếu tố được nhà đầu tư rất quan tâm khi đầu tư vào khu cơng nghiệp vì nó liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng kế hoạch sản xuất. Do vậy, các doanh nghiệp nhìn chung đều quan tâm đến sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trên địa bàn nhằm tự chủ trong cung ứng, đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh như hiện nay.

Bảng 2.10: Tỷ lệ nguồn nguyên vật liệu sử dụng tại khu công nghiệp

(Đơn vị: %)

Nguồn nguyên liệu Tại địa phương

Ngoài địa phương Trong nội bộ KCN Bên ngồi khu

cơng nghiệp

KCN Cái Lân 22,2 5,6 72,2

KCN Việt Hưng 25,5 7,1 67,4

(Nguồn: BQL các KKT tỉnh Quảng Ninh năm 2021)

Bảng 2.10 thể hiện tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào tại địa phương, theo đó tổng tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào tại địa phương được sử dụng là 27,8% tại KCN Cái Lân và 32,6% tại KCN Việt Hưng. Đây vẫn là con số khiêm tốn đối với tiềm năng về tài nguyên và khả năng khai thác tài nguyên trên địa bàn.

Nhận thức được vấn đề cốt lõi của sản xuất công nghiệp bền vững là đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Đặc biệt, sau khi trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 điều này càng được quan tâm. Với tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu đầu vào tại địa phương như hiện nay, cần có thêm nhiều chính sách để thúc đẩy cơng nghiệp phụ trợ, qua đó tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tạo điều kiện chung cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển.

Như vậy, để giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm vảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trong mọi tình huống. Các nhà đầu tư cũng cân nhắc các yếu tố đầu vào như sự ổn định trong hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, sự dồi dào trong cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ của địa phương,… trước khi quyết định đầu tư vào khu cơng nghiệp. Do đó, với thực trạng cung ứng nguyên vật liệu cho khu công nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ cần có kế hoạch phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về cả chất và lượng để có thể cùng hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội trong vùng.

Một phần của tài liệu Vũ Văn Đức-820112-QLKT2B (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w