6. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công việc không thể thiếu trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Xây dựng nguồn nhân lực phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong đó, các chính sách về khai thác, sử dụng nguồn nhân lực cần được tối ưu, phối hợp sử dụng nguồn lao động từ công nhân, nông dân, tri thức,… Đồng thời, cần phải tiến hành song song với các chính sách về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đầu tư cho nguồn lao động được coi là đầu tư trực tiếp, cơ bản và bền vững, doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư cụ thể từ đào tạo ban đầu, đạo tạo thường xuyên trong q trình làm việc và đào tạo lại cơng việc.
Bên cạnh đó, thành phố Hạ Long cũng như tỉnh Quảng Ninh cần chủ động trong công tác dự báo nguồn nhân lực, từ đó có kế hoạch đào tạo hợp lý giữa cung – cầu, qua đó có chiến lược mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng với các ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với nguồn lao động sẵn có trên địa bàn. Vấn đề gắn kết doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần được quan tâm nhằm tạo môi trường, điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hố việc nâng cao trình độ chun mơn của người lao động.
Ngoài việc tự đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong giai đoạn cạnh tranh về nhân sự chất lượng cao hiện nay, việc giữ chân nhân lực giỏi cũng như thu hút lao động chất lượng cao từ nơi khác chuyển về cũng vơ cùng cần thiết. Do đó, các chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, các chế độ về bảo hiểm, sức khoẻ,… cũng cần được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Môi trường làm việc cần được đảm bảo về cả sức khoẻ và tinh thần. Chính sách cho người lao động tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát triển bản thân, thể hiện năng lực, cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp. Việc này cũng sẽ thu hút được nguồn lao động có chất lượng và số lượng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Cuối cùng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì người lao động là yếu tố quyết định, do đó các cơ quan chứng năng cần tuyên truyền, vận động người lao động để họ ý thức được sự cần thiết của việc nâng cao kiến thức, giáo dục nghề nghiệp, từ đó có nhận thức đúng đắn về việc cần phát triển bản thân. Đồng thời, ngoài
việc hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ quan chức năng cũng cần có kế hoạch, chính sách hỗ trợ người lao động riêng lẻ trong công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng. 3.3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường
Chủ trương phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh đã xác định rõ việc phát triển sản xuất kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường luôn được các doanh nghiệp trong hai khu công nghiệp Cái Lân và khu công nghiệp Việt Hưng quan tâm.
Trong giai đoạn 2021 – 2025 tiếp theo, ngồi việc tiếp tục duy trì triển khai các hoạt động bảo vệ mơi trường đã có, Ban Quản lý khu cơng nghiệp nói riêng cần kết hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để xây dựng những chính sách, quy định bảo vệ mơi trường phù hợp với q trình phát triển khu cơng nghiệp. Bổ sung những chế tài và thực hiện giám sát chặt chẽ việc xây dựng khu công nghiệp, nhà máy, khai thác tài nguyên,… theo đúng thiết kế đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Đối với các doanh nghiệp chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải thì khơng được đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra với hai khu công nghiệp trên địa bàn cần được thực hiện thường xuyên cả với các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp khai thác trên địa bàn. Thực hiện giám sát đặc biệt với các khu vực là điểm nóng về mơi trường để từng bước giúp đỡ doanh nghiệp hồn thiện cơ sở hạ tầng cũng như có kế hoạch hồn thiện cơng tác xử lý chất thải, giúp bảo vệ môi trường. Đảm bảo việc thực hiện đúng quy định về bảo vệ mơi trường, khơng để xuất hiện tình trạng ơ nhiễm mơi trường ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh khu công nghiệp.
Nhà nước, các sở, ban, ngành cần có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp trong chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải đặc biệt ở các doanh nghiệp khai thác có tỷ lệ xả thải chất thải cao. Cần có thêm các chế độ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ cao, công nghệ xanh trong sản xuất, tiết kiệm năng lượng; đồng thời đầu tư xây dựng công nghệ xử lý chất thải mới và hiệu quả.
Cuối cùng, để các chủ trương bảo vệ mơi trường có tác dụng thực tế, các sở, ban, ngành cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường. Triển khai các chương trình sản xuất sạch tại các khu cơng nghiệp, có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất – kinh doanh.
3.3.5. Giải pháp áp dụng quản lý điện tử
Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hiện đang là xu hướng phát triển của mọi ngành nghề. Tỉnh Quảng Ninh nói chung, Thành phố Hạ Long nói riêng cũng khơng đứng ngồi sự chuyển đổi số mang tính tất yếu này. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sử dụng nhiều phần mềm giúp quản lý điện tử như: Cổng dịch vụ công trực tuyến; phần mềm quản lý văn bản giúp quản lý, lưu trữ văn bản điện tử; phần mềm phân tích hiển thị số liệu; phần mềm cảnh báo; phần mềm họp thông minh,… Các dự án phần mềm này hiện đang được triển khai tại trung tâm hành chính cơng tỉnh và tại nhiều huyện, thành phố trực thuộc tỉnh như Hạ Long, Móng Cái,… Do đó, việc áp dụng quản lý điện tử là cần thiết trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. Cụ thể, BQL các khu cơng nghiệp có thể thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, Ban quản lý các khu công nghiệp cũng cần đẩy mạnh sử dụng các phần mềm công nghệ này vào công tác quản lý doanh nghiệp, khu cơng nghiệp nhằm mục đích nắm bắt thơng tin kịp thời, hiệu quả. Dựa trên đó có thể đưa ra chỉ đạo nhanh chóng, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp. Các phần mềm có thể tiếp nhận trực tiếp phản ánh của từng doanh nghiệp sau đó chuyển đến các cán bộ quản lý để tiếp nhận, xử lý. Trong quá trình này, việc tiếp nhận sẽ diễn ra dễ dàng và cán bộ tiếp nhận vấn đề cũng dễ dàng nắm bắt được thông tin để thực hiện điều phối một cách hợp lý và hiệu quả.
Thứ hai, Ban quản lý các khu cơng nghiệp cũng cần tích hợp hệ thống thơng tin, kết nối, liên thơng số liệu với các phần mềm khác thuộc quản lý của tỉnh Quảng Ninh để có số liệu cập nhật liên quan đến các vấn đề quan tâm như: Tích hợp số liệu liên quan đến quan trắc môi trường tại các khu cơng nghiệp để chỉ đạo nếu có biến cố xấu xảy ra, liên kết báo cáo từ cá doanh nghiệp lên khu công nghiệp, sử dụng phần
mềm tự động tổng hợp báo cáo để có báo cáo chi tiết về các chỉ số của khu công nghiệp,…
Các cách áp dụng công nghệ thông tin này sẽ giúp cho Ban quản lý dễ dàng hơn trong công tác quản lý, cũng như ln nắm bắt được tình hình diễn ra tại khu cơng nghiệp. Từ đó đưa ra được các chỉ đạo kịp thời, theo sát hoạt động của KCN.
Như vậy, ở chương 3 tác giả đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh dựa trên bối cảnh quốc tế và trong nước và căn cứ vào định hướng, mục tiêu quản lý khu công nghiệp tại thành phố Hạ Long. Các giải pháp tác giả đưa ra bao gồm: (1) Hồn thiện tổ chức bộ máy, phân cơng, phân cấp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn;
(2) Giải pháp triển khai, xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp; (3) Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (4) Giải pháp bảo vệ môi trường và (5) Giải pháp áp dụng quản lý điện tử.
KẾT LUẬN
KCN đã được hình thành như một minh chứng cho sự phát triển nền kinh tế tại các quốc gia. Xuất phát từ định hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Chính phủ đã chú trọng vào việc thành lập và xây dựng thêm các KCN như một mơ hình mang tính đột phá nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh Quảng Ninh cũng như thành phố Hạ Long ln là nơi tích cực trong việc đi theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các KCN trong thời gian qua. KCN hình thành đã tạo nên những ảnh hưởng tích cực như: tạo ra thêm nhiều việc làm cho người lao động, tạo ra mơi trường và động lực để nâng cao trình độ sản xuất của khu vực cũng như tiếp nhận những cải tiến mới về khoa học công nghệ cũng như đổi mới sáng tạo trong những tương lai,...
Qua luận văn này, tác giả đã hệ thống hoá các nghiên cứu liên quan đến thực trạng quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước cấp tỉnh nói riêng đối với các khu công nghiệp ở nước ta, đồng thời hệ thống lại cơ sở lý thuyết liên quan đến quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, bao gồm: (1) Nội dung quản lý nhà nước đối với KCN; (2) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với KCN và (3) Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với KCN.
Từ cơ sở lý luận đó, tác giả đã đóng góp những thơng tin về thực trạng quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, nêu ra được những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó ảnh hưởng đến quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Cuối cùng, căn cứ vào bối cảnh quốc tế và trong nước cũng như căn cứ vào các định hướng, mục tiêu quản lý đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn tới, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý nhà nước tại tỉnh Quảng Ninh đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hạ Long. Các giải pháp bao gồm: (1) Giải pháp hồn thiện tổ chức bộ máy, phân cơng, phân cấp quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn; (2) Giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực; (3) Giải pháp triển khai, xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp.
Tác giả hy vọng các giải pháp này có ý nghĩa đối với QLNN tại các KCN thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B.H Roberts Elsevier (2004). “The application of industrial ecology principles and planning guidelines for the development of eco-industrial parks: an Australian case study”.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2015), Báo cáo Kế hoạch phát triển các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, Quảng Ninh.
3. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2015), Báo cáo thực trạng quy hoạch, hoạt động và công tác quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. (Tài liệu phục vụ buổi làm việc ngày 21/09/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh), Quảng Ninh.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo tổng hợp tình hình chung về các khu cơng nghiệp, khu chế xuất và cơ chế chính sách đầu tư, xây dựng cơng trình phúc lợi, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng đời sống văn hóa cho cơng nhân, người lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2015, “Xây dựng các khu kinh tế: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”.
6. Chính phủ, 1997, “Nghị định của Chính phủ số 36-CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 về ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao”.
7. Chính phủ, 2008, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP về “Nghị định quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế” ngày 14 tháng 3 năm 2008. 8. Đào Thị Hồng Lam (2006), “Thực trạng và giải pháp phát triển các KCN
tại tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2018), Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 163/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 của HĐND tỉnh về Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn, Quảng Ninh.
10. Lê Thúy Hà, 2016, “Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Bích Lâm (2021) “Việt Nam cần làm gì để tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giành FDI?”, truy cập 20/02/2022, link:
https://baochinhphu.vn/viet-nam-can-lam-gi-de-tiep-tuc-dan-dau-trong- cuoc-dua-gianh-fdi-102303876.htm
12. Nguyễn Đỗ Quyên, 2020, Ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp: Nghiên cứu lý thuyết, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 127(4/2020), trang 5.
13. Nguyễn Ngọc Dũng, 2011 “Phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội 2011”. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
14. Phạm Mạnh Linh, 2018, “Quản lý nhà nước các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
15. Phan Huy Đường, 2015, “Quản lý nhà nước về kinh tế”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005, Luật Đầu tư
17. Quyết định Số 1256/2017/QĐ-UBND ngày 25/04/2017 về việc "Ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh với các sở, ban, ngành và ubnd các huyện, thị xã, thành phố về quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh"
18. Quyết định số 1959/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung TP.Hạ Long (Quảng Ninh) đến năm 2040.
19. Quyết định số 2895/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 “về việc ban hành chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh” 20. Quyết định số 578/QĐ-TTg ngày 25/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập khu công nghiệp Cái Lân
21. Quyết định số 702/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 07/06/2019 về việc "Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050"
22. Quyết định số 893/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
21/10/1997 về việc thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp Quảng Ninh 23. Susan M. Walcott (2003), Chinese Science and Technology Industrial Parks,
Ashgate Publishing limited gower House, England. 24. UNCTAD: World Investment Report 2021
25. Võ Thanh Thu (2005), “Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN Việt Nam trong điều kiện hiện nay”
26. Xu, L.C., Zhu, T. & Lin, Y., Politician control, agency problems and ownershipreform: Evidence from China, Economics of Transition, 2005, Vol. 13 No. 1, pp. 1- 24