6. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý khu công nghiệp trên địa bàn thành phố
Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2021
2.3.1.Một số kết quả đạt được
Về tổ chức bộ máy quản lý:
Tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Khu kinh tế qua nhiều lần điều chỉnh đã được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có tính độc lập cao. Đội ngũ cán bộ, cơng chức thực thi cơng vụ có trình độ chun mơn phù hợp, phẩm chất đạo đức tốt, chuyên nghiệp, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc phân cấp, ủy quyền trong QLNN đối với KCN đảm bảo hợp lý, rõ đầu mối, đủ thẩm quyền và thực quyền để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, việc ban hành quyết định Số 1256/2017/QĐ-UBND ngày 25/04/2017 đã xác định rõ ràng quy chế, phương thức phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan chức năng trong công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn Thành phố Quảng Ninh.
Về hiệu quả kinh tế của khu công nghiệp:
Năm 2021, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, các KCN trên địa bàn thành phố Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung đã linh hoạt sử dụng các biện pháp vừa đảm bảo an toàn cho người lao động vừa kiểm soát tiến độ làm việc. Trong giai đoạn này, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đề ra nhiều chính sách tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong công tác cấp phép đầu tư, triển khai các dữ án đầu tư cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2021. Trong đó, Quảng Ninh thuộc top 10 tỉnh thu hút vốn đầu tư cao nhất. Như vậy đã thấy nỗ lực trong cơng tác kiểm sốt dịch bệnh, và hỗ trợ doanh nghiệp của BQL khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng ưu tiên hỗ trợ đảm bảo an tồn phịng chống dịch bệnh cho các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp. Đồng thời, tỉnh cũng đưa ra những phương án áp dụng cho các doanh nghiệp để hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt nhân lực do dịch bệnh hay thiếu hụt nguyên vật liệu do đứt gãy chuỗi cung ứng.
Việc hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn (đại dịch Covid-19) khơng chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất mà cịn giúp cải thiện mơi trường đầu tư vào tỉnh, từ đó thu hút nguồn vốn FDI. Điều này khơng những góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm cho lao động trong tỉnh mà cịn góp phần giúp tỉnh Quảng Ninh hồn thành chỉ tiêu giải quyết cho hơn 29.000 lao động có việc làm mỗi năm trong giai đoạn tới. Ngoài ra đây cũng là bước tiến quan trọng để các doanh nghiệp cũng như các chủ đầu tư tiếp tục tin tưởng, duy trì ổn định sản xuất, góp phần hồn thành mục tiêu tăng trưởng của tỉnh.
Về hiệu quả xã hội của khu công nghiệp:
Giai đoạn 2015 – 2021 việc thực hiện quản lý các quy định của pháp luật về lao động luôn được các doanh nghiệp trong KCN chấp hành nghiêm túc. Hầu hết các doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt cho cán bộ cơng nhân viên, ít xảy ra nợ lương, thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động, vệ sinh an tồn thực phẩm. Mơi trường làm việc được đảm bảo, sức khoẻ người lao động được chăm lo. Do đó ảnh hưởng
tích cực đến đời sống của người lao động trong KCN nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung. Việc thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực để có nguồn nhân lực chất lượng cao cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả xã hội của khu công nghiệp.
Đồng thời các doanh nghiệp trong KCN cũng sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn, qua đó giúp tạo cơng việc cho các cơ sở kinh doanh khác tại địa phương.
Về công tác bảo vệ môi trường của khu công nghiệp:
Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến cơng tác BVMT nói chung và BVMT trong các KCN đã từng bước được hồn thiện, đồng bộ và thống nhất, trong đó có một số văn bản quan trọng sau: Luật BVMT năm 2020; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Đầu tư công năm 2019; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; Luật Tài nguyên nước 2012,...
Chính phủ đã ban hành 14 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 17 Quyết định, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành 54 Thông tư và Thông tư liên tịch, 48 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường (QCVN) có liên quan trực tiếp và là công cụ để quản lý và kiểm sốt ơ nhiễm KCN. Đặc biệt, kể đến Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT; Nghị định số 38/2015/NĐ - CP về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT, Thông tư số 35/2015/TT - BTNMT ngày 30/6/2015 về BVMT khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc mơi trường.
Nhìn chung, hai khu cơng nghiệp trên địa bàn thành phố đã hoàn thiện lắp đặt máy quan trắc môi trường. Các doanh nghiệp trong KCN đều nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không để phát sinh các điểm nóng, các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng trong KCN.
Tuy tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng đang gặp phải những vấn đề khi phát triển các KCN theo định hướng bền vững, một trong những vấn đề lớn nhất chính là vấn đề ơ nhiễm môi trường nhưng BQL KCN đã phân công và phân cấp trách nhiệm cụ thể theo hướng quản lý tập trung: Ban Quản lý KCN cần được các cấp, các bộ ban ngành phân công để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền hạn và trách nhiệm trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quy định bảo vệ mơi trường. Từ đó, các Ban Quản lý đã thực hiện tốt chức năng giám sát của mình.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cụ thể là Nhà nước cơ bản đã hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về môi trường, đồng thời có những hướng dẫn và quy định rõ ràng các nghĩa vụ cần thực hiện trong công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là những quy định về xử lý chất thải của doanh nghiệp. Các quy định về tiêu chuẩn, chế độ vận hành để thống nhất trong việc triển khai các cơng trình xử lý nước thải được hiệu quả và đảm bảo chất lượng tại các KCN rõ ràng.
Ngồi ra, BQL các KKT cũng tích cực tun truyền, phổ biến pháp luật bảo về môi trường tới các doanh nghiệp trong KCN để các nhà đầu tư hay người lao động có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ mơi trường, từ đó tăng cường sự tham gia của tất cả mọi người trong công tác bảo vệ môi trường.
2.3.2.Những tồn tại hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cịn những tồn tại, khó khăn, đó là:
Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp đối với KCN:
Việc phân cấp, phân quyền các cơ quan chức năng cịn có nhiều bất cập. Trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp quản lý chưa cụ thể, rõ ràng do đó dẫn đến quản lý các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn thành phố gặp nhiều bất lợi. Mặt khác, trong
một số các hoạt động quản lý khu công nghiệp thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng chưa đồng nhất nên khi thực hiện quản lý hay hoạch định các chính sách chưa thật sự đồng nhất. Hiện tượng phân cấp cơ quan chức năng chưa rõ ràng hoặc bị chồng chéo nhiệm vụ với các cơ quan khác vẫn cịn xảy ra.
Về tình hình triển khai, xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp:
Hiện nay, độ phủ của các KCN Cái Lân và Việt Hưng đều khá cao, các doanh nghiệp thuộc hai KCN này đã có ngành nghề kinh doanh cụ thể. Do đó việc dịch chuyển nhóm ngành nghề là khơng hề dễ dàng. Bên cạnh đó, quỹ đất sạch thu hút đầu tư cịn hạn chế, cơng tác giải phóng mặt bằng cịn chậm, vướng mắc. Cịn nợ đọng các cơng trình, hạng mục cơng trình phê duyệt quyết tốn, nợ thanh tốn khối lượng các cơng trình, hạng mục cơng trình, cơng trình hồn thành đang quyết tốn.
Bên cạnh đó, về phát triển bền vững các doanh nghiệp trong KCN, các DN trong KCN tuy có tăng trưởng cao so với cùng kỳ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa ổn định, năng lực quản lý DN còn hạn chế. Bên cạnh đó là một số các dự án sau cấp phép triển khai xây dựng chậm so với tiến độ, giá trị thực hiện vốn đầu tư không đảm bảo theo đăng ký, cam kết ban đầu. Một số dự án dừng đầu tư, dừng sản xuất, nợ ngân hàng chưa có giải pháp tháo gỡ.
Ngồi ra, cơng tác phát triển tổ chức đảng, cơng đồn, đảng viên, đoàn viên trong các doanh nghiệp KCN kết quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Còn nhiều DN chưa thành lập tổ chức cơng đồn cơ sở, có DN chưa thực sự ủng hộ thành lập Chi bộ tại DN,…
Về chất lượng nguồn nhân lực:
Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động KCN của thành phố Hạ Long luôn được đáp ứng về số lượng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, lao động chuyển dịch từ các ngành nông nghiệp, lao động tự do,… nên trình độ tay nghề khơng cao.
Theo thống kê BQL các khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, tỷ trọng lao động được đào tạo trong các khu công nghiệp trên địa bàn chiếm khoảng 23% đồng nghĩa với hơn 75% lao động làm việc trong KCN chưa qua đào tạo. Như vậy, doanh nghiệp và
cả BQL cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
2.3.3.Nguyên nhân các hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến QLNN đối với KCN vẫn còn nhiều bất cập, thiếu nhất quán, đặc biệt chưa có các văn bản điều chỉnh QLNN theo hướng kiến tạo, phục vụ nên mặc dù đã có định hướng từ Chính phủ, các cơ quan QLNN vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mơ hình và phương thức quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật và hướng dẫn của Trung ương về vấn đề phân cấp, ủy quyền QLNN đối với KCN còn nhiều điểm chưa rõ ràng về đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, gây hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm; các văn bản quy định của tỉnh về QLNN theo lĩnh vực chưa được thể chế hóa đầy đủ theo quy định pháp luật chuyên ngành, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý.
Thứ hai, các chiến lược về quy hoạch, phát trển KCN thường xuyên điều chỉnh. Giai đoạn 2015 – 2021, các chiến lược về quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN tuy đã đi vào hoạt động nhưng lại thường xuyên có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, cũng như phù hợp với công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và nhà nước. Điều này làm cho chính quyền Quảng Ninh phải thực hiện tái quy hoạch, gây khó khăn cho nhà đầu tư cũng như cho các doanh nghiệp khi tiếp nhận chính sách bị động, kế hoạch phát triển bị ảnh hưởng.
Thứ ba, do sự cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia trong khu vực. Toàn cầu hố kinh tế giúp các nước có thể dễ dàng liên kết với nhau. Q trình thực hiện đầu tư đa dạng diễn ra mạnh mẽ. Do đó, q trình thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp cũng gặp nhiều thách thức đặc biệt khi ngày càng nhiều quốc gia có cùng chung lợi thế như lợi thế về xuất khẩu, lao động, công nghệ,… Để đảm bảo nguồn đầu tư, doanh nghiệp nói riêng, BQL các KCN nói chung cần có cái nhìn vĩ mơ đón đầu trước dịng vốn để có chiến lược quản lý mang lại hiệu quả cao nhất.
Thứ tư, một số doanh nghiệp KCN chưa tự giác chấp hành pháp luật, một số chỉ đề cao lợi ích kinh tế, chưa nghiêm túc thực hiện các trách nhiệm xã hội, tạo ra những rào cản, gây khó khăn cho QLNN đối với KCN.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do sự thiếu đồng nhất trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chức năng, một trong số các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hạn chế trong QLNN đối với các KCN là sự chỉ đạo điều hành thiếu nhất quán từ cơ quan chức năng. Thực trạng tại thành phố Hạ Long có trường hợp: dự án trong KCN đã được phê duyệt nhưng chậm triển khai, chậm xử lý doanh nghiệp vi phạm quy định, chậm xử lý các thủ tục hành chính,… Nguyên nhân là do việc phân công, chỉ đạo thiếu đồng nhất, một nhiệm vụ nhưng giao cho nhiều đơn vị phối hợp thực hiện dẫn đến tình trạng chồng chéo trong công tác phối hợp xử lý công việc của các cấp. Do đó xảy ra hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sai phạm, làm giảm hiệu quả quản lý đối với khu vực.
Thứ hai, do công tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Thực tế trên địa bàn thành phố Hạ Long cho thấy, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được quá trình quản lý của các cơ quan nhà nước. Một trong các nguyên nhân chính là do cơng tác tun truyền của BQL KCN chưa đầy đủ. Dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, BHXH, BVMT... trong khi quy định chế tài xử phạt đối với các vi phạm của DN còn thấp, chưa đủ sức răn đe, dẫn đến một số vi phạm rất phổ biến như: khơng góp đủ vốn theo cam kết, khơng báo cáo khi chuyển trụ sở, chây ì, chậm nộp thuế, BHXH... Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của DN tới cơng nhân cịn hình thức, chưa xác định rõ mục tiêu, tiêu chí, chưa thực sự gắn với lợi ích của người lao động.
Thứ ba, do chất lượng nguồn nhân lực và công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các KCN. Nguồn nhân lực và tay nghề kỹ thuật cơ bản của lao động tại các KCN của thành phố cịn ít, chủ yếu là lao động phổ thông, giá rẻ, tay nghề thấp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa cao, thiếu lao động có trình độ kỹ thuật
cho khu vực FDI. Mặc dù hệ thống các cơ sở đào tạo nghề đơng, được bố trí rộng khắp trên phạm vi thành phố nhưng chưa phát huy hết sức mạnh. Xác định cho rõ vai trò của nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung cần có những chính sách cụ thể giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.