Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Vũ Văn Đức-820112-QLKT2B (Trang 88 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công việc không thể thiếu trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Xây dựng nguồn nhân lực phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong đó, các chính sách về khai thác, sử dụng nguồn nhân lực cần được tối ưu, phối hợp sử dụng nguồn lao động từ công nhân, nông dân, tri thức,… Đồng thời, cần phải tiến hành song song với các chính sách về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đầu tư cho nguồn lao động được coi là đầu tư trực tiếp, cơ bản và bền vững, doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư cụ thể từ đào tạo ban đầu, đạo tạo thường xuyên trong q trình làm việc và đào tạo lại cơng việc.

Bên cạnh đó, thành phố Hạ Long cũng như tỉnh Quảng Ninh cần chủ động trong cơng tác dự báo nguồn nhân lực, từ đó có kế hoạch đào tạo hợp lý giữa cung – cầu, qua đó có chiến lược mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng với các ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với nguồn lao động sẵn có trên địa bàn. Vấn đề gắn kết doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần được quan tâm nhằm tạo môi trường, điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoá việc nâng cao trình độ chun mơn của người lao động.

Ngoài việc tự đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong giai đoạn cạnh tranh về nhân sự chất lượng cao hiện nay, việc giữ chân nhân lực giỏi cũng như thu hút lao động chất lượng cao từ nơi khác chuyển về cũng vơ cùng cần thiết. Do đó, các chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, các chế độ về bảo hiểm, sức khoẻ,… cũng cần được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Môi trường làm việc cần được đảm bảo về cả sức khoẻ và tinh thần. Chính sách cho người lao động tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát triển bản thân, thể hiện năng lực, cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp. Việc này cũng sẽ thu hút được nguồn lao động có chất lượng và số lượng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Cuối cùng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì người lao động là yếu tố quyết định, do đó các cơ quan chứng năng cần tuyên truyền, vận động người lao động để họ ý thức được sự cần thiết của việc nâng cao kiến thức, giáo dục nghề nghiệp, từ đó có nhận thức đúng đắn về việc cần phát triển bản thân. Đồng thời, ngoài

việc hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ quan chức năng cũng cần có kế hoạch, chính sách hỗ trợ người lao động riêng lẻ trong công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng.

Một phần của tài liệu Vũ Văn Đức-820112-QLKT2B (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)