6. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp quản lý nhà
nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn
Hiện nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh Quảng Ninh đang trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế phối hợp hoạt động để xác định rõ địa vị pháp lý của Ban Quản lý các KCN trong mối quan hệ trực tiếp với UBND tỉnh, mối quan hệ ngang với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và trong mối quan hệ với các Bộ, Ngành Trung ương theo nguyên tắc phân cấp, ủy quyền. Do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần sớm phê duyệt quy chế phối hợp này để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ban Quản lý các KCN thành phố Hạ Long theo chức năng QLNN đối với hoạt động của các KCN và chức năng tham mưu cho UBND tỉnh. Các đơn vị chức năng của Ban Quản lý cần ý thức được tinh thần trách nhiệm, vì sự nghiệp phát triển KCN của tỉnh và thành phố Hạ Long, vì doanh nghiệp để nâng cao vai trò của Ban Quản lý các KCN đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc quản lý một số công tác
của Ban Quản lý các KCN chưa hoàn toàn bao quát hết được những phát sinh tại các KCN như công tác Quản lý quy hoạch và xây dựng, Quản lý doanh nghiệp, Quản lý môi trường. Thời gian qua đã buông lỏng công tác quản lý môi trường, chưa sâu sát với cơ sở, cịn nặng về quản lý hành chính. Trong thời gian tới Ban Quản lý các KCN cần tập trung củng cố công tác quản lý môi trường, quan tâm tạo điều kiện và kết hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết những khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tăng cường vai trò của đại diện Ban Quản lý tại các KCN, cử cán bộ trực tiếp làm việc tại các KCN trọng yếu, nâng tần suất xuống trực tiếp các KCN để nắm rõ tình hình sản xuất của các doanh nghiệp đảm bảo thông tin luôn cập nhật. Một phần nguyên nhân của những hạn chế này cũng do số lượng cán bộ được phân công theo dõi theo từng lĩnh vực cịn chưa thực sự hợp lý. Như cơng tác Quản lý quy hoạch và xây dựng, Quản lý doanh nghiệp, Quản lý môi trường là những công tác phát sinh nhiều công việc gây nên hiện tượng quá tải, trong khi đó, số lượng cơng việc ở Trung tâm tư vấn đầu tư và dịch vụ KCN không phải quá lớn nhưng lại có lượng cán bộ, viên chức tương đối đơng, đơi khi để xảy ra tình trạng cán bộ làm việc không năng suất, không hiệu quả do khơng phát sinh nhiều cơng việc. Hiện Chính phủ đang trong q trình nghiên cứu, thí điểm và triển khai tinh giản biên chế, bởi vậy việc xin bổ sung biên chế là tương đối khó khăn, Ban Quản lý các KCN có thể nghiên cứu điều động, luân chuyển cán bộ từ Trung tâm tư vấn đầu tư và dịch vụ KCN về làm việc tại Ban để hiệu quả công việc được tốt hơn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN đối với các KCN, đội ngũ cán bộ, cơng chức đóng vai trị khơng thể thiếu trong việc xây dựng và hồn thiện bộ máy, trong hoạt động cơng vụ. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác QLNN đối với các KCN, cần phải xây dựng chương trình hành động, có tầm nhìn chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ làm cơng tác QLNN đối với các KCN là nhân tố quan trọng nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực, phẩm chất mỗi cán bộ. Về con người, cần coi trọng vấn đề sau đây:
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, tập huấn ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, tổng kết và đánh giá kinh nghiệm QLNN đối với các KCN...để bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, đường lối, chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng, nhà nước.
Song song với việc trang bị kiến thức chun mơn thì các cán bộ làm cơng tác QLNN đối với các KCN cần có kiến thức vế pháp luật, kinh tế, ngoại ngữ, tin học,...
Hồn thiện việc tiêu chuẩn hóa và chun mơn hóa đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác QLNN đối với các KCN. Những cán bộ thực hiện công tác này phải đảm bảo được năng lực chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, được đào tạo, bồi dưỡng, am hiểu nắm vững tình hình QLNN đối với các KCN trên địa bàn và tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như các chế độ chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó, cán bộ này phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với cơng việc. Để thực hiện các yêu cầu trên, Ban Quản lý các KCN cần rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước...Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân cơng cơng tác đúng năng lực và trình độ của từng người, kiên quyết loại bỏ cán bộ thối hóa, biến chất hoặc khơng đủ năng lực, trình độ.
Đề ra cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, một mặt tạo điều kiện vật chất thuận lợi, giúp cán bộ yên tâm công tác. Mặt khác, phát huy cao hơn nữa vai trò và năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cần xử phạt nghiêm minh đối với cán bộ cố tình làm sai chế độ chính sách, sai quy trình nghiệp vụ gây ảnh hưởng đến việc QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh.