6. Kết cấu của luận văn
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến quản lý đối với các khu
3.1.2. Thuận lợi và khó khăn với đầu tư và phát triển các khu công nghiệp
trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tiềm năng về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội của miền Bắc Việt Nam. Với điều kiện phát triển thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đã trở thành một trong các tỉnh có đóng góp to lớn trong cơng cuộc cơng nghiệp hố – hiện đại hố của đất nước. Qua việc cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, trong 04 năm gần đây Quảng Ninh đã là địa phương xếp hạng hàng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam. Chính quyền địa phương nói chung và BQL các KKT nói riêng ln tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến hợp tác đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Điều này cũng góp phần to lớn trong việc tăng trưởng GDP, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.
Cụ thể, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế KCN của Quảng Ninh nói chung, Hạ Long nói riêng có thể kể đến như sau:
* Thuận lợi
Thứ nhất, các cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh có sự thơng thống, mơi trường đầu tư được cải thiện đã đang và tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2015 – 2021, tỉnh Quảng Ninh nói chung đã thực hiện nhiều biện pháp thực tế nhằm tạo môi trường thuận lợi về cả pháp lý và kinh tế nhằm thu hút dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng liên tục đưa ra các chính sách ưu đãi linh hoạt, cải cách thủ tục hành chính, đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng, kinh tế - xã hội,… giúp thu hút đầu tư, qua đó thể hiện sự nỗ lực của BQL trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN. Các chính sách hỗ trợ đưa ra có thể kể đến: hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; hỗ trợ xây dựng hệ thống nước thải trong KCN; hỗ trợ đào tạo nghề;…
Những chính sách này từ phía Quảng Ninh đã – đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp FDI trong việc đầu tư, phát triển kinh doanh trong khu cơng nghiệp.
Thứ hai, chính sách phát triển bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường, chuyển đổi từ công nghiệp “nâu’ sang công nghiệp “xanh”. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai cho các khu cơng nghiệp về chính sách phát triển bền vững. Cụ thể ở thành phố Hạ Long các KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng đã thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình xử lý nước thải tập trung đảm bảo thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo quy định. Đồng thời cũng đã hồn thành lắp đặt hệ thống quan trắc mơi trường tự động, liên tục đối với nước thải, truyền cơ sở dữ liệu về Sở Tài nguyên Môi trường. Công tác quản lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật có sự giám sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất của các cơ quan chức năng... đã
góp phần giúp BQL KCN thuận tiện hơn trong việc quản lý cũng như đưa ra các chỉ đạo điều hành nhằm cải thiện tình hình mơi trường tại địa phương.
Thứ ba, chính sách phát triển bền vững nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực ln đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng công tác đào tạo, xây dựng phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo chiến lược đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt…”. Tỉnh Quảng Ninh đã sớm xác định nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là bước phát triển vượt bậc thúc đẩy sự phát triển bền vững, lâu dài.
Với tầm nhìn chiến lược đó, từ năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ nhân sự, trong đó tập chung vào chun mơn và các vấn đề liên quan đến trình độ tin học, ngoại ngữ,…
Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Quảng Ninh đã duy trì sự đầu tư cho phát triển nhân lực qua việc chỉ đạo xây dựng “Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” để tiếp tục có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra trong thời gian tới.
Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, BQL KCN tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long đã rất linh hoạt trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng tiến độ. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI đưa các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ nước ngoài vào làm việc.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, việc quản lý KCN của Quảng Ninh cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là trong tình hình cạnh tranh kinh tế hiện nay đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, giai đoạn bình thường mới.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh song chất lượng chưa cao. Cơ cấu ngành, cơ cấu lao động chuyển dịch tương đối chậm. Đặc biệt, nguồn lao động chất lượng cao không nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chưa tạo được điểm nhấn với nhà đầu tư trong công tác thu hút đầu tư.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng tuy có phát triển so với trước song chưa đáp ứng đủ nhu cầu cơng nghiệp hóa. Đơn cử tại KCN Cái Lân, thành phố Hạ Long, KCN được hình thành sớm nhất trong các KCN của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, đến nay hạ tầng kỹ thuật trong KCN vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, thậm chí cịn bị xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, một số doanh nghiệp đã không chịu đầu tư hay cải tiến dây chuyền sản xuất. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng quá đông lao động song không tạo ra giá trị gia tăng cao do sử dụng công nghệ lạc hậu…
Thứ ba, thành phố Hạ Long là thành phố du lịch với doanh thu chính đến từ du lịch. Do vậy, tuy đã được tập chung đầu tư và hỗ trợ phát triển nhưng cơng tác quản lý khu cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế. Việc chuyển dịch nguồn đầu tư của tỉnh từ du lịch – dịch vụ sang công nghiệp chưa nhiều. Do đó, để phát triển tồn diện các ngành đặc biệt là phát triển khu công nghiệp yêu cầu việc chủ động trong công tác phát triển, quản lý để đẩy mạnh nguồn thu đến từ hoạt động công nghiệp.
Thứ tư, việc quy hoạch các KCN còn yếu và thiếu về tầm chiến lược, việc quản lý quy hoạch KCN chưa tốt. Thực tế như KCN Cái Lân đã được quy hoạch gần khu dân cư từ lâu, không thế thay đổi vị trí mà chỉ có thể tái quy hoạch nội bộ khu cơng nghiệp nên cũng gặp khó khăn trong công tác quy hoạch. Đồng thời, tại KCN Việt Hưng, việc thiếu tầm nhìn chiến lược trong xây dựng dự án dẫn đến tình trạng khai thác trước khi hồn thiện hệ thống giao thông cũng gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống dân sinh. Do vậy, để hồn thiện quy hoạch, các cơ quan có thẩm quyền cần thực
thiện quy hoạch thống nhất, có tầm nhìn để phát triển khu cơng nghiệp theo đúng quy trình, khơng để ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh.
Cuối cùng, ngành công nghiệp cũng chịu tác động lớn từ đại dịch như đứt chuỗi cung ứng, làm gián đoạn việc phối hợp giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các địa phương với nhau. Việc giãn cách xã hội dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất gây khó khăn trong phát triển kinh tế. Đại dịch đã đẩy doanh nghiệp rơi vào thế bị động, thiếu hụt nguồn lao động an tồn, thiếu hụt nguồn cung ngun vật liệu, khơng thể xuất hàng,… dẫn đến nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện những chính sách giúp đỡ doanh nghiệp triển khai, xây dựng, thu hút đầu tư cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiếp tục phát triển hậu đại dịch.