Tuổi trẻ Online ngày 22-2-2017 đưa tin: Trên trang web Văn nghệ Trẻ có bài viết: “Lại một vụ cán bộ dùng xe công gắn biển số giả”. Sáng 22- 2-2017, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng
Đào Tấn Bằng cho biết thông tin trên không chính xác. Chiếc xe mang biển số 43A-299.99 do Bộ
Công an cấp, đăng ký ngày 2-2-2016 do một doanh nghiệp tặng Thành ủy có đơn giá 1,182 tỷ đồng là tài sản công, do Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh sử dụng. Nói rõ thêm, đồng chí Nguyễn Xuân Anh cho biết: Từ ngày tôi nhậm chức đến nay (ngày 16-10-2015), ngân sách thành phố chưa bỏ ra một đồng nào để sắm xe cho Bí thư Thành ủy. Nhân chuyện này, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng còn cho biết, hiện Thành ủy quản lý 4 xe công đều do các doanh nghiệp biếu tặng. Chiếc xe đồng chí Nguyễn Xuân Anh đi có giá trị thấp nhất. Nhưng chính vì sử dụng chiếc xe này mà trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra 1.
Ma Văn Kháng 159
Trung ương tại kỳ họp thứ 17 (từ ngày 13 đến ngày 16-9-2017) về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy
Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Huỳnh
Đức Thơ đã khẳng định một trong những sai phạm của đồng chí Bí thư là thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng gây dư luận xấu trong xã hội.
VTV1 tối 1-3-2017 đưa tin: Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng chỉ thị kiểm tra việc Đà Nẵng và Cà Mau được các doanh nghiệp biếu, tặng xe sang. Tiếp đó, theo chỉ đạo của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đà Nẵng và Cà Mau
đã trả lại tất cả các xe ô tô mà doanh nghiệp đã biếu tặng.
2. Chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Thủ
tướng Chính phủ đúng đắn và kịp thời. Xin kể để mọi người cùng nghe câu chuyện nhỏ sau
đây. Cạnh nhà tôi là nhà chị Hòa. Chị Hòa có con gái là cháu Thu 6 tuổi, học lớp 1. Hôm nào Thu đi học về, chị Hòa cũng kiểm tra việc học hành của con. Và chị rất buồn vì thấy bài nào con cũng chỉ được điểm 3 hay 4. Càng bực hơn vì con gái cho biết, ngồi cạnh con hai bạn Ly và Yến thường được điểm 8 và 9.
CỦA BIẾU LÀ CỦA LO
Tuổi trẻ Online ngày 22-2-2017 đưa tin: Trên trang web Văn nghệ Trẻ có bài viết: “Lại một vụ cán bộ dùng xe công gắn biển số giả”. Sáng 22- 2-2017, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng
Đào Tấn Bằng cho biết thông tin trên không chính xác. Chiếc xe mang biển số 43A-299.99 do Bộ
Công an cấp, đăng ký ngày 2-2-2016 do một doanh nghiệp tặng Thành ủy có đơn giá 1,182 tỷ đồng là tài sản công, do Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh sử dụng. Nói rõ thêm, đồng chí Nguyễn Xuân Anh cho biết: Từ ngày tôi nhậm chức đến nay (ngày 16-10-2015), ngân sách thành phố chưa bỏ ra một đồng nào để sắm xe cho Bí thư Thành ủy. Nhân chuyện này, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng còn cho biết, hiện Thành ủy quản lý 4 xe công đều do các doanh nghiệp biếu tặng. Chiếc xe đồng chí Nguyễn Xuân Anh đi có giá trị thấp nhất. Nhưng chính vì sử dụng chiếc xe này mà trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra 1.
Ma Văn Kháng 159
Trung ương tại kỳ họp thứ 17 (từ ngày 13 đến ngày 16-9-2017) về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy
Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Huỳnh
Đức Thơ đã khẳng định một trong những sai phạm của đồng chí Bí thư là thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng gây dư luận xấu trong xã hội.
VTV1 tối 1-3-2017 đưa tin: Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng chỉ thị kiểm tra việc Đà Nẵng và Cà Mau được các doanh nghiệp biếu, tặng xe sang. Tiếp đó, theo chỉ đạo của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đà Nẵng và Cà Mau
đã trả lại tất cả các xe ô tô mà doanh nghiệp đã biếu tặng.
2. Chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Thủ
tướng Chính phủ đúng đắn và kịp thời. Xin kể để mọi người cùng nghe câu chuyện nhỏ sau
đây. Cạnh nhà tôi là nhà chị Hòa. Chị Hòa có con gái là cháu Thu 6 tuổi, học lớp 1. Hôm nào Thu đi học về, chị Hòa cũng kiểm tra việc học hành của con. Và chị rất buồn vì thấy bài nào con cũng chỉ được điểm 3 hay 4. Càng bực hơn vì con gái cho biết, ngồi cạnh con hai bạn Ly và Yến thường được điểm 8 và 9.
Lời nói thẳng
160
“Phải đến hỏi cô giáo chủ nhiệm xem cụ thể
sức học của con thế nào mới được”. Nghĩ vậy nên ngay tối hôm ấy, chị Hòa đến nhà cô giáo chủ nhiệm lớp của Thu. Con gái mới vào học
được một tháng nên cô giáo và chị Hòa lần đầu gặp nhau. Cô giáo tên Quyên. Tưởng lạ, nào ngờ hoá ra hai người là bạn từ hồi học tiểu học. Hộp kẹo sôcôla quý và cái lọ hoa pha lê thành ra quà tặng bạn cũ. Không phải chỉ có thế, hai người phụ nữ còn trở nên thân mật hơn vì họ
cùng phát hiện bố Hòa và chồng cô giáo trước
đây cùng ở một công ty, vốn đã biết nhau. Chị
Hòa thấy cô giáo Quyên ở chật chội, còn hứa sẽ
tìm giúp một căn hộ mới để cô thuê vì chị công tác ở sở nhà đất, rất thạo việc này. Chưa hết, tuần lễ sau, đúng rằm tháng Tám, chị Hòa lại
đến thăm cô giáo Quyên, biếu mẹ con cô hộp bánh Trung thu loại cao cấp và hai mét vải may áo dài.
Ít lâu sau, đúng như lời hứa, chị Hòa tìm giúp được cho gia đình cô giáo thuê một căn hộ
mới, rộng rãi, tiện nghi đầy đủ của Nhà nước, giá rất rẻ. Từ đó, tình thân đôi bên càng thắm thiết như người trong một gia đình.
- Thế thì thuận cho con bé Thu học hành quá rồi còn gì! Là chỗ quen biết với chị Hòa, một
Ma Văn Kháng 161
hôm sang chơi tôi nói vậy. Cứ tưởng nghe thế, chị Hòa sẽ gật gù xác nhận, nào ngờ chị thần mặt, lặng đi, rồi lát sau như kẻ ngẩn ngơ, khẽ
khàng nao nao:
- Chả hiểu nên vui hay nên lo? Vì từ hôm trở
nên thân thiết với cô giáo, thấy con bé toàn
được điểm 9, 10. Có hôm nó còn khoe được liền bốn con mười, mà mình thấp thỏm, lo lắng quá. Vừa rồi lại thấy khen nó sáng dạ, dựđịnh sang năm cho vào lớp chọn. Không hiểu lực học của con có thật là như thế không? Tưởng là vui mà hóa lo là thế!
3. “Của biếu là của lo. Của cho là của nợ. Tất nhiên, không ai quy kết tất cả những hành vi “biếu, “cho” đều có động cơ vụ lợi. Không phải tất cả các mối quan hệđều diễn ra trong tư duy kiểu có đi có lại “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”. Và mặc dầu cả thế giới đều đã biết câu ngạn ngữ Anh: There is no free lunch (không có bữa ăn trưa nào miễn phí). Nhưng rõ ràng câu chuyện của con chị Hòa học lớp 1 khiến ta phải suy nghĩ.
Bởi vậy, không phải vô lý khi cháu gái tôi làm ở một doanh nghiệp nước ngoài cho biết,
đơn vị nó quy định, khách hàng biếu tặng không được nhận quá 50 đôla Mỹ. Ai đã qua
Lời nói thẳng
160
“Phải đến hỏi cô giáo chủ nhiệm xem cụ thể
sức học của con thế nào mới được”. Nghĩ vậy nên ngay tối hôm ấy, chị Hòa đến nhà cô giáo chủ nhiệm lớp của Thu. Con gái mới vào học
được một tháng nên cô giáo và chị Hòa lần đầu gặp nhau. Cô giáo tên Quyên. Tưởng lạ, nào ngờ hoá ra hai người là bạn từ hồi học tiểu học. Hộp kẹo sôcôla quý và cái lọ hoa pha lê thành ra quà tặng bạn cũ. Không phải chỉ có thế, hai người phụ nữ còn trở nên thân mật hơn vì họ
cùng phát hiện bố Hòa và chồng cô giáo trước
đây cùng ở một công ty, vốn đã biết nhau. Chị
Hòa thấy cô giáo Quyên ở chật chội, còn hứa sẽ
tìm giúp một căn hộ mới để cô thuê vì chị công tác ở sở nhà đất, rất thạo việc này. Chưa hết, tuần lễ sau, đúng rằm tháng Tám, chị Hòa lại
đến thăm cô giáo Quyên, biếu mẹ con cô hộp bánh Trung thu loại cao cấp và hai mét vải may áo dài.
Ít lâu sau, đúng như lời hứa, chị Hòa tìm giúp được cho gia đình cô giáo thuê một căn hộ
mới, rộng rãi, tiện nghi đầy đủ của Nhà nước, giá rất rẻ. Từ đó, tình thân đôi bên càng thắm thiết như người trong một gia đình.
- Thế thì thuận cho con bé Thu học hành quá rồi còn gì! Là chỗ quen biết với chị Hòa, một
Ma Văn Kháng 161
hôm sang chơi tôi nói vậy. Cứ tưởng nghe thế, chị Hòa sẽ gật gù xác nhận, nào ngờ chị thần mặt, lặng đi, rồi lát sau như kẻ ngẩn ngơ, khẽ
khàng nao nao:
- Chả hiểu nên vui hay nên lo? Vì từ hôm trở
nên thân thiết với cô giáo, thấy con bé toàn
được điểm 9, 10. Có hôm nó còn khoe được liền bốn con mười, mà mình thấp thỏm, lo lắng quá. Vừa rồi lại thấy khen nó sáng dạ, dựđịnh sang năm cho vào lớp chọn. Không hiểu lực học của con có thật là như thế không? Tưởng là vui mà hóa lo là thế!
3. “Của biếu là của lo. Của cho là của nợ. Tất nhiên, không ai quy kết tất cả những hành vi “biếu, “cho” đều có động cơ vụ lợi. Không phải tất cả các mối quan hệđều diễn ra trong tư duy kiểu có đi có lại “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”. Và mặc dầu cả thế giới đều đã biết câu ngạn ngữ Anh: There is no free lunch (không có bữa ăn trưa nào miễn phí). Nhưng rõ ràng câu chuyện của con chị Hòa học lớp 1 khiến ta phải suy nghĩ.
Bởi vậy, không phải vô lý khi cháu gái tôi làm ở một doanh nghiệp nước ngoài cho biết,
đơn vị nó quy định, khách hàng biếu tặng không được nhận quá 50 đôla Mỹ. Ai đã qua
Lời nói thẳng
162
Mỹ đều biết, hải quan không cho phép mang quà biếu trên 100 đôla.
Ở ta có cuốn Từ thụ yếu quy được coi là tác phẩm kinh điển đầu tiên phòng, chống tham nhũng. Tác giả là danh nhân Đặng Huy Trứ, nhà hoạt động kinh tế năng động, nhà thơ lớn của thế kỷ XIX. Từ thụ yếu quyđược hình thành năm 1867. Từ là từ chối. Thụ là nhận. Yếu quy là những quy phạm, phép tắc cơ bản nhất. Trong cuốn sách này, ông rút ra hai điều cốt yếu trong
đạo đức công vụ là “nhận” và “từ chối”. Từ
những trải nghiệm trong chốn quan trường triều Nguyễn và tham bác sách vở cổ kim đông tây, Đặng Huy Trứđưa ra 104 trường hợp không thể nhận, trong đó có các trường hợp như: Quan lại biếu quan thanh tra; thương nhân biếu tặng để tiêu thụ hàng hóa; bến đò biếu tặng để lạm thu; con buôn biếu tặng để cầu thân… Và chỉ được nhận có 5 trường hợp thuộc quan hệ tình cảm trong sáng, ví dụ thầy - trò, cha mẹ - con cái, chỉ huy - binh lính… mà chỉ là nhân các ngày lễ, tết, hiếu, hỷ.
Đảng, Nhà nước ta cũng đã có những quy
định khá nghiêm ngặt, tỉ mỉ về việc nhận quà biếu, tặng. Chuyện tưởng nhỏ mà không hề
nhỏ. Nào ai có thể lường trước được tác động
Ma Văn Kháng 163
có tính toán hoặc vô tình do món quà biếu, tặng gây nên, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quyết định của người có trách nhiệm. “Của biếu là của lo. Của cho là của nợ”. Thành ngữ xưa dẫu thế nào thì cũng là đúc kết của ông cha ta từ máu thịt cuộc sống, rất đáng để
chúng ta suy ngẫm.
Lời nói thẳng
162
Mỹ đều biết, hải quan không cho phép mang quà biếu trên 100 đôla.
Ở ta có cuốn Từ thụ yếu quy được coi là tác phẩm kinh điển đầu tiên phòng, chống tham nhũng. Tác giả là danh nhân Đặng Huy Trứ, nhà hoạt động kinh tế năng động, nhà thơ lớn của thế kỷ XIX. Từ thụ yếu quyđược hình thành năm 1867. Từ là từ chối. Thụ là nhận. Yếu quy là những quy phạm, phép tắc cơ bản nhất. Trong cuốn sách này, ông rút ra hai điều cốt yếu trong
đạo đức công vụ là “nhận” và “từ chối”. Từ
những trải nghiệm trong chốn quan trường triều Nguyễn và tham bác sách vở cổ kim đông tây, Đặng Huy Trứđưa ra 104 trường hợp không thể nhận, trong đó có các trường hợp như: Quan lại biếu quan thanh tra; thương nhân biếu tặng để tiêu thụ hàng hóa; bến đò biếu tặng để lạm thu; con buôn biếu tặng để cầu thân… Và chỉ được nhận có 5 trường hợp thuộc quan hệ tình cảm trong sáng, ví dụ thầy - trò, cha mẹ - con cái, chỉ huy - binh lính… mà chỉ là nhân các ngày lễ, tết, hiếu, hỷ.
Đảng, Nhà nước ta cũng đã có những quy
định khá nghiêm ngặt, tỉ mỉ về việc nhận quà biếu, tặng. Chuyện tưởng nhỏ mà không hề
nhỏ. Nào ai có thể lường trước được tác động
Ma Văn Kháng 163
có tính toán hoặc vô tình do món quà biếu, tặng gây nên, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quyết định của người có trách nhiệm. “Của biếu là của lo. Của cho là của nợ”. Thành ngữ xưa dẫu thế nào thì cũng là đúc kết của ông cha ta từ máu thịt cuộc sống, rất đáng để
chúng ta suy ngẫm.