- Giấy báo Nợ, có
2. KẾ TOÁN THUẾ TÀI NGUYÊN 1 Ch ứng từ sử dụng
- Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, báo Có
- Các chứng từ liên quan đến hoạt động khai thác 2.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 3336 “Thuế tài nguyên”
Số thuế tài nguyên phải nộpđầu kỳ
Thuế tài nguyên đã nộp trong kỳ Thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ
Số thuế tài nguyên phải nộpđầu kỳ
2.3. Phương pháp hạch toán
Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 3336: Thuế tài nguyên Khi thực nộp thuế tài nguyên Nợ TK 3336: Thuế tài nguyên Có TK 111: Nộp bằng tiền mặt Có TK 112: Nộp bằng chuyển khoản 3. BÀI TẬP THỰC HÀNH
112 Chương 8
KẾ TOÁN THUẾ NHÀ ĐẤT
1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ NHÀ ĐẤT 1.1. Khái niệm
Thuế nhà đất là loại thuế thu hàng năm đối với các đối tượng có quyền sử dụngđất để ở hoặc để xây dựng công trình mang ý nghĩa là thuế đánh vào việc sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp.
1.2. Đốitượng nộp thuế
Tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Trường hợp bên Việt Nam tham gia liên doanh được Nhà nước cho góp vốn bằng quyền sử dụngđất thì bên Việt Nam là người nộp thuế.
1.3. Đối tượng chịu thuế
Về nguyên tắc, đối tượng chịu thuế đất là đất sử dụng có mục đích (ngoài sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối), không xét đến hiện trạng đất đã được sử dụng như thế nào, đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, đối tượng chịu thuế đất là đất ở, đất xây dựng công trình, bao gồm:
- Đất ở là đất dùng để ở không phân biệt là đất đã làm nhà ở hay chưa làm nhà ở đều thuộc đối tượng chịu thuế đất. Đất chịu thuế đất ở bao gồm: đất đã xây cất nhà, đất làm vườn, đào ao, làm đường đi, làm sân hay bỏ trống quanh nhà (trừ diện tích đất đã nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp).
- Đất xây dựng công trình là đất xây dựng văn phòng làm việc, công trình hoặc nhà xưởng dùng vào sản xuất kinh doanh, công trình khoa học, kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, quốc phòng, an ninh và các khoảnh đất phụ thuộc (diện tích ao, hồ, trồng cây bao quanh công trình kiến trúc); không phân biệt công trình đã xây dựng xong đang sử dụng, đang xây dựng, chưa xây dựng hoặc dùng làm bãi chứa vật tư hàng hoá...
1.4. Căn cứ và phương pháp tính Thuế nhà đất = Diện tích đất X Bậc thuế theo vị trí đất x Mức thuế sử dụngđất nông nghiệp Diện tích (M2): Là toàn bộ diện tích của các tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng
Hạngđất: Hạngđất để xác định số lần mức thuế sử dụngđất nông nghiệp tính thuếđất thuộc khu vựcđô thị căn cứ vào loạiđô thị, loạiđường phố và vị trí đất.
Mức thuế sử dụng đất nông nghiêp: Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp làm căn cứ tính thuế đất thuộc vùng đô thị là mức thuế sử dụngđất nông nghiệp cao nhất trong vùng
113 2. KẾ TOÁN THUẾ NHÀ ĐẤT
2.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, báo Có
- Giấy thông báo nộp thuế nhà đất 2.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất”
Số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp đầu kỳ
Thuế nhà đất, tiền thuê đấtđã nộp trong kỳ
Thuế nhà đất, tiền thuê đất phát sinh trong kỳ
Số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp cuối kỳ
2.3. Phương pháp hạch toán
Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất Khi thực nộp thuế tài nguyên
Nợ TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất Có TK 111: Nộp bằng tiền mặt
Có TK 112: Nộp bằng chuyển khoản 3. BÀI TẬP THỰC HÀNH