CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.4 Khảo sát khả năng kháng khuẩn và MIC của bột sấy phun vỏ mãng cầu ta
Bảng 6. Đường kính vòng kháng khuẩn của bột sấy phun (MD12%) từ vỏ quả mãng cầu ta
Nồng độ
chất kháng (mg/mL)
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
S. aureus B. cereus Listeria sp Shigella sp E. coli S.
typhimurium 800 9.32±0.08Aa 13.60 ±0.01Ab 8.04±0.06Ac 11.30±0.02Ad 8.84±0.48Ae 9.88±0.03Àf 400 - ức chế 7.14±0.02Ba - 6.78±0.01Bb - 200 - - - - - - 100 - - - - - -
36 50 - - - - - - Đối chứng âm - - - - - - DMSO5% - - - - - - Gentamycin 10μg/đĩa 17.46 ±0.04Ba 25.26±0.09Bb 19.07±0.10Cc 18.72±0.04Bd 19.84±0.05Ce 18.24±0.02Bf Chú thích: -: không kháng khuẩn;
Các giá trị cùng một cột có ký tự in hoa khác nhau thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p < 0.05
Các giá trị cùng một cột có ký tự in thường khác nhau thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p < 0.05
Hình 3. Kết quả kháng khuẩn bột sấy phun dịch chiết vỏ mãng cầu ta
Chú thích: A: S. aureus; B: B. cereus; C: Listeria sp; D: Shigella sp; E: E. coli; F: S. typhimuriumi; G: gentamycine. Các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 tương ứng với nồng độ (mg/mL) 800, 400, 200, 100, 50, maltodextrin, DMSO 5%.
Dựa vào kết quả Bảng 9 và Hình 5 có thể thấy nồng độ polyphenol càng cao thì vòng kháng khuẩn càng lớn và phụ thuộc vào chủng vi sinh vật. Cùng nồng độ chất kháng khuẩn 800 mg/mL, đường kính vòng kháng khuẩn giữa các chủng vi khuẩn khác nhau có ý nghĩa trong thống kê (p<0.05) như
S. aureus là 9.32±0.08mm, B. cereus là 13.60±0.01 mm, E. coli là 8.84±0.48 mm … và khi nồng độ chất kháng tăng từ 400 -800 (mg/mL) thì đường kính vòng kháng khuẩn của Listeria sp. tăng từ 7.14±0.02 đến 8.04±0.06 (mm) nhưng không kháng khi nồng độ chất kháng nhỏ hơn 200 mg/mL
37
Bảng 7. kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của bột sấy phun từ vỏ quả mãng cầu ta với chất mang là gum arabic (G8%)
Nồng độ
chất kháng (mg/mL)
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
S. aureus B. cereus Listeria sp Shigella sp E. coli S.
typhimurium 800 8.13bA±0.11 9.28bB±0.06 9.45bB±0.07 9.45bB±0.039 9.93bC±0.50 9.49bB±0.24 400 6.97cA±0.23 6.81cA±0.02 6.74cA±0.04 - 7.69cB±0.266 7.86cB±0.028 200 6.55dA±0.03 - 6.58dA±0.05 - 7.18dB±0.05 6.89dB±0.35 100 6.03eA±0.05 - - - - - 50 - - - - - - Đối chứng âm - - - - - - DMSO5% - - - - - - Gentamycin 10μg/đĩa 17.4±0.04Ba 25.56aC±0.08 19.96aB±0.03 19.88aB±0.09 20.03aB±0.10 16.11aD±0.12
Hình 4. Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của bột sấy phun với chất mang là gum arabic Chú thích: A: S. aureus; B: B. cereus; C: Listeria sp; D: Shigella sp; E: E. coli; F: S. typhimuriumi; G: gentamycine. Các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 tương ứng với nồng độ (mg/mL) 800, 400, 200, 100, 50, maltodextrin, DMSO 5%.
Gum arabic (1g/ml) hòa tan trong DMSO 5% không có khả năng kháng lại toàn bộ các chủng vi khuẩn thử nghiệm. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Li et al.,(2013) vi bao tinh dầu moxa bằng gelatin-gum arabic và chứng âm gelatin, gum arabic cũng không có khả năng kháng khuẩn. Vì thế, trong thí nghiệm này, có thể nhận thấy rằng đường kính vòng kháng của sản phẩm bột sấy phun từ vỏ mãng cầu không bị ảnh hưởng bởi chất mang mà phụ thuộc vào hàm lượng các thành phần kháng khuẩn còn lại sau sấy
Dựa vào bảng 10 có thể thấy nồng độ polyphenol càng cao thì vòng kháng khuẩn càng lớn và phụ thuộc vào đặc điểm của từng chủng vi sinh vật. Khi nồng độ chất ức chế giảm từ 800mg/ml đến 100mg/ml, đường kính vòng tròn kháng khuẩn của S. aureus giảm từ 8.13±0.11 mm xuống 6.03
38 ±0.05mm; còn E. coli giảm từ 9.93±0.50 mm xuống 7.18±0.05 mm, ..vvv Và cùng nồng độ chất kháng khuẩn 800 mg/ml, mỗi loại vi khuẩn có đường kính vòng tròn kháng khuẩn khác nhau và có ý nghĩa trong thống kê giữa S. aureus (8.13±0.11mm), B. cereus (9.28±0.06 mm), Shigella spp. (9.93±0.05mm). Khả năng kháng vi sinh vật có thể do nhiều yếu tố khác nhau, có sự hiện diện flavonoids là một lợi thế vì flavonoids có trong thực vật có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tốt. Flavonoids ức chế được vi sinh vật do làm hỏng màng tế bào chất của vi sinh vật, giảm tính thấm của màng, ức chế tổng hợp acid nucleic.
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là nồng độ cao chiết (hoặc kháng sinh) thấp nhất mà tại đó xuất hiện vòng vô khuẩn; nên nồng độ ức chế tối thiểu càng thấp thì khả năng kháng khuẩn càng cao. Cụ thể, bột sấy phun G8% đều kháng được sáu chủng vi khuẩn và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của mỗi chủng như sau: Shigella sp. là 800 mg/ml, B. cereus là 400 mg/ml, Listeria sp., E. coli, S. typhimurium là 200 mg/ml và S.aureus là 100 mg/ml; vòng tròn kháng khuẩn tương ứng MIC của
Shigella sp. là 9.45±0.039 mm, B. cereus là 6.81±0.02 mm, Listeria sp. là 6.58±0.05 mm, E. coli là 7.18 ±0.05 mm, S. typhimurium là 6.89±0.35 mm và S.aureus là 6.43±0.005mm.
Bảng 8. Đường kính vòng kháng khuẩn của bột sấy phun từ vỏ quả mãng cầu ta với chất mang là maltodextrin và gum arabic (MG12%)
Nồng độ
chất kháng (mg/mL)
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
S. aureus B. cereus Listeria sp Shigella sp E. coli S.
typhimurium 800 8.37bA±0.36 10.57bBC±0.04 9.97bCD±0.02 10.69bB±0.66 9.40bD±0.66 9.68bD±0.31 400 - - 8.77cA±0.08 6.92cB±0.005 6.99cB±0.20 6.84cB±0.03 200 - - - 6.59cA±0.01 6.79cA±0.06 6.73cA±0.03 100 - - - - 50 - - - - - - Đối chứng âm - - - - - - DMSO5% - - - - - - Gentamycin 10μg/đĩa 17.22aA±1.03 26.07aB±0.21 19.25aC±0.06 19.32aC±0.02 19.73aC±0.03 15.68aD±0.36
Các kí tự in hoa A, B, C, D, E, F khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p < 0.05. Các kí tự in thường a, b, c, d, e, f khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p < 0.05. G: Gentamycin; D: DMSO 5%.
39
Hình 5. Đường kính vòng kháng khuẩn của bột sấy phun với chất mang là maltodextrin và gum arabic
Chú thích: A: S. aureus; B: B. cereus; C: Listeria sp; D: Shigella sp; E: E. coli; F: S. typhimuriumi; G: gentamycine. Các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 tương ứng với nồng độ (mg/mL) 800, 400, 200, 100, 50, maltodextrin, DMSO 5%.
Mẫu sấy phun MG12% thì MIC của B. cereus, S. aureus là 800 mg/ml, MIC của Listeria spp. là 400 mg/ml, của Shigella spp., S. typhimurium và E. coli là 200 mg/ml. Đường kính vòng kháng ở nồng độ 800 mg/ml nằm trong khoảng 8.37 – 10.69 mm.
Nhìn chung, khả năng kháng khuẩn của bột sấy phun thấp hơn cao chiết. MIC của cao đa phần là ở nồng độ 25 mg/ml (chỉ có Listeria spp., Shigella spp. có MIC là 50 mg/ml), đối với mẫu sấy phun thì MIC thấp nhất là ở nồng độ 100 mg/ml (MIC của Listeria spp., Shigella spp. 100 mg/ml), một số vi khuẩn thì MIC lên đến 800 mg/ml. Cao chiết có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với bột sấy phun vì qua quá trình sấy phun, các hợp chất có hoạt tính sinh học bị thay đổi hoặc hao hụt. Theo như kết quả thí nghiệm định lượng phenolic tổng, TPC giảm từ 32.72% đến 61.32%. Polyphenols là hợp chất rất nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và oxy không khí. Vì thế, khi nhiệt độ sấy phun lên đến 1500C, chúng bị biến đổi trở thành dạng polymer hóa dẫn dến suy giảm hoạt tính (Mishra et al.,
2014). Hàm lượng saponins đa phần đều giảm sau quá trình sấy phun (Tan et al., 2015).
Trong cùng một nồng độ mẫu kháng khuẩn, đường kính vòng kháng của mỗi loại vi khuẩn là khác nhau. Sự khác biệt này là do cấu tạo, đặc điểm và khả năng thích ứng riêng của từng loại vi khuẩn. Tuy nhiên, một điều đáng được quan tâm là do cấu tạo thành tế bào của hai loại vi khuẩn này. Thành tế bào đóng vai trò rất quan trọng, giúp duy trì hình thái của tế bào, hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao, giúp tế bào đề kháng với áp suất thẩm thấu, hỗ trợ quá trình phân cắt tế bào, cản trở sự xâm nhập của một số chất có phân tử lớn, liên quan đến tính kháng nguyên, tính gây bệnh, tính
40 mẫn cảm với thực khuẩn thể… (Navarre et al., 1999). Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào là một lớp peptidoglycan dày 14-18 nm, giúp giảm sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài, do đó ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi. Trong khi đó, vi khuẩn Gram âm chỉ có lớp peptidoglycan dày 10 nm dẫn đến dễ mẫn cảm và sẽ bị phá vỡ bởi những thay đổi gây ra bởi ngoại cảnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng đề kháng của vi khuẩn Gram dương cũng tốt hơn vi khuẩn Gram âm. Một số các thành phần trong dịch chiết có thể tác động mạnh đến lớp màng peptidoglycan của vi khuẩn Gram dương, phá vỡ nó theo nhiều cơ chế khác nhau. Dịch chiết sau khi sấy phun bị tác động bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất cao,... ngoài làm biến tính một số thành phần có khả năng kháng khuẩn đã được xác định thì quá trình này cũng xảy ra nhiều phản ứng như trùng hợp, ngưng tụ, hydrate hóa, oxi hóa...(Ferrari et al., 2011) giúp kết hợp các thành phần vốn dĩ không có khả năng kháng khuẩn lại với nhau. Bên cạnh đó, quá trình này còn tạo ra những hợp chất mới, các chất này chưa được xác định nhưng có thể có khả năng kháng khuẩn. Điển hình là đường kính vòng kháng ở vi khuẩn E. coli của cao chiết và mẫu sấy phun với chất mang là gum arabic là 9.56 mm và 9.93 mm. Điều này cũng tương tự đối với vi khuẩn S. typhimurium có đường kính không chệnh lệch nhiều là 11.25 mm và 11.23 mm (cao chiết và mẫu sấy phun với chất mang maltodextrin, gum arabic). Nghiên cứu của Cheow et al.,(2010) cũng đưa ra kết luận tương tự khi vi bao nano polyme và hiệu quả kháng E. coli tăng lên.
Bên cạnh đó, khả năng kháng khuẩn còn phụ thuộc vào hình dạng hạt vi bao. Nếu cấu trúc của hạt vi bao tròn, nhẵn và đều sẽ giúp giữ trọn thành phần cao chiết bên trong, tránh được các tác động như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm,…và gia tăng diện tích tiếp xúc với dung môi hòa tan. Việc hòa tan dễ dàng sẽ giúp cho hiệu quả kháng khuẩn đạt ở mức cao. Nếu cấu trúc hạt vi bao lồi lõm, không đều hoặc gãy vỡ thì sẽ làm thất thoát các thành phần kháng khuẩn và gây khó khăn trong quá trình hòa tan, cản trở hoạt động kháng khuẩn.
41