Các kí tự in thường a, b, c, d, e, f khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p < 0.05
Hàm lượng polyphenols tổng trong cao chiết là 95.420 mgGAE/gDW và bột sấy phun (cao nhất với mỗi chất mang) là MD12%, MG12%và G8% lần lượt là 46.47 ± 0.45, 52.16 ± 1.08, 64.27 ± 0.81 mg GAE/g DW. So sánh với cao chiết ban đầu, đối với chất mang maltodextrin thì MD12% (cao nhất) giữ lại khoảng 48.7%, MG12% giữ lại 54.6%, G8 giữ lại hàm lượng TPC cao nhất với 68,2%.
Cụ thể, với maltodextrin, hàm lượng polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa ở nồng độ 10% lần lượt là 44.62± 0.20 (mg GAE/g CK), 244.98 ± 1.01 (µmol TE/g CK, DPPH), 551.54d ± 2.50 (µmol TE/g CK, ABTS) và cao hơn ở nồng độ 16% 41.47 ± 0.31 (mg GAE/ CK), 222.41 ± 1.72(µmol TE/g CK, DPPH), 525.16 ± 12.24 (µmol TE/g CK, ABTS). Sau đó, hàm lượng polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa giảm dần và đạt cực đại ở nồng độ 12%
Mẫu Độ ẩm (%) TPC (mg GAE/
g CK)
TEAC (µmol TE/g DW)
DPPH ABTS G 7.23c ± 0.12 - - - G6% 5.25b ± 0.09 63.46b ± 0.12 409.23c ± 3.26 746.77b ± 9.12 G8% 5.13a ± 0.07 64.27b ± 0.81 412.60 c± 5.13 753.77b ± 11.03 G10% 5.08a ± 0.11 61.29a ± 0.88 390.88a ± 2.34 748.22b ± 8.11 G12% 5.10a ± 0.76 60.96a ± 0.16a 401.79b ± 5.13 740.98a ± 6.54 Mẫu Độ ẩm (%) TPC (mg GAE/ g CK)
TEAC (µmol TE/g DW)
DPPH DPPH MG 6.12 ± 0.14 - - - MG8% 5.13c ± 0.04 49.28a ± 0.98 212.23a ± 2.94 594.89a ± 7.80 MG10% 5.00b ± 0.87 50.79a ± 0.76 219.68b ± 4.32 605.89b ± 4.86 MG12% 4.9ab ± 0.12 52.16b ± 1.08 227.23c ± 7.94 632.89d ± 9.17 MG14% 4.8a ± 0.17 51.16a ± 1.34 223.23b ± 5.67 612.89c ± 4.19
30 46.47 ± 0.45 (mg GAE/ CK), 253.32 ± 2.52(µmol TE/g CK, DPPH), 578.96c ± 6.07 (µmol TE/g CK, ABTS).
Với gum arabic, hàm lượng polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa ở nồng độ 6% lần lượt là 63.46b ± 0.12 (mg GAE/g CK), 409.23 ± 3.26 (µmol TE/g CK, DPPH), 746.77b ± 9.12 (µmol TE/g CK, ABTS) và cao hơn ở nồng độ 12% 60.96 ± 0.16 (mg GAE/ CK), 401.79 ± 5.13 (µmol TE/g CK, DPPH), 740.98 ± 6.54 (µmol TE/g CK, ABTS). Hàm lượng polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa đạt cực đại ở nồng độ 8% là 64.27 ± 0.81 (mg GAE/g CK), 412.60 ± 5.13 (µmol TE/g CK, DPPH), 753.77 ± 11.03 (µmol TE/g CK, ABTS).
Và maltodextrin – gum arabic (tỷ lệ 1/1), hàm lượng polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa thấp nhất ở nồng độ 8% và cao nhất ở nồng độ 12% (52.16 ± 1.08 (mg GAE/ CK); 227.23 ± 7.94 (µmol TE/g CK, DPPH), 632.89d ± 9.17 (µmol TE/g CK, ABTS). Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Quoc et al.,(2018) trên đối tượng là bột sấy phun từ rễ hà
thủ ô đỏ với khả năng giữ lại làm lượng TPC trong mẫu G8 là cao nhất, tuy nhiên, TPC trong bột sấy phun từ vỏ mãng cầu ta (G8%) lại có hàm lượng TPC cao hơn bột rễ cây hà thủ ô đỏ lên đến 61%, chứng tỏ bột sấy từ mãng cầu có tiềm năng hơn trong việc giữ hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học.
Hàm lượng TPC của bột sấy phun thấp hơn cao chiết là do ảnh hưởng của nhiệt độ sấy. Khi sấy phun dịch trích ly ở nhiệt độ cao (1500C), các hợp chất polyphenols bị biến đổi và trở thành dạng polymer hóa dẫn đến mất hoạt tính (Mishra et al., 2014). Bên cạnh đó, khi khảo sát cùng các thông số sấy phun, sự thay đổi về hàm lượng TPC trong bột sấy là do ảnh hưởng của chất mang (Tolun et al., 2016). Kết quả cho thấy, sấy phun dịch chiết với MD thì khả năng giữ lại hàm lượng TPC là thấp nhất. Nguyên nhân là do MD cấu tạo bao gồm các chuỗi amylose và amylopetin kết hợp lại với nhau theo hình xoắn ốc và khi cho dịch trích vào, chuỗi xoắn ốc bao lấy phần dịch trích, dẫn đến sự hydrate hóa bột, làm cho chuỗi xoắn ốc bị gián đoạn, cấu trúc hạt bị gãy vỡ, dẫn đến hàm lượng TPC bị thất thoát nhiều (Chronakis et al., 1998, Quiocho et al., 1997).
Tất cả các mẫu bột sấy phun đều giảm hàm lượng các chất chống oxi hóa, kết quả có sự tương đồng với nghiên cứu sấy phun dịch chiết đậu nành của Georgetti et al.,(2008), sấy
phun gấc của Kha et al.,(2010) và sấy phun nghệ (Curcuma longa L.) của Martins et al.,(2013). Nhiều nghiên cứu nhấn mạnh có một mối tương quan tuyến tính giữa hàm lượng
31 phenolic và hoạt tính kháng oxy hóa (Souza et al., 2014; Fujita et al., 2013). Kết quả thí
nghiệm cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa giảm song song với việc giảm hàm lượng phenolic, do hàm lượng các chất chống oxi hóa thuộc hợp chất phenolic bị tác động bởi nhiệt độ, áp suất,...trong quá trình sấy phun và hiệu quả vi bao của từng loại chất mang. Bên cạnh đó, Kha et al.,(2010) đã chứng minh hàm lượng chất mang có một ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ hoạt động chống oxy hóa. Các loại chất mang này không chứa bất kỳ gốc tự do hoạt động, dẫn đến sự suy giảm hoạt động chống gốc tự do DPPH, ABTS (Silva et al.,
2013, Souza et al., 2014). So sánh hoạt tính chất chống oxi hóa trong mẫu sấy phun so với
ở cao chiết theo DPPH và ABTS. Trong đó, đối với mẫu bột sấy phun với công thức MD12%, G8%, MG12% ít tổn thất các thành phần chống oxi hóa nhất so với cùng loại chất mang. Chọn bột sấy phun với công thức MD12%, G8% và MG12% khảo sát khả năng kháng khuẩn
3.3 Khảo sát khả năng kháng khuẩn và MIC của cao chiết từ vỏ quả mãng cầu ta
Khả năng kháng khuẩn của cao chiết từ vỏ quả mãng cầu ta (Annona squamosa L.) đã được nghiên cứu ở các nồng độ khác nhau và thử nghiệm với 6 loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm: 3 vi khuẩn Gram dương Staphylococus aureus, Bacillus cereus, Listeria sp. và 3 vi khuẩn Gram âm Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Shigella sp.