làm cho các biện pháp đôi mới, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân
luôn gặp khó khăn và lực cản. Vì vậy, một bộ phận doanh nhân kinh doanh trong tâm trạng "vừa làm, vừa lo”; không để cho hoạt động kinh doanh của mình được coi là lớn; nếu đã lớn, thì chia ra, phân tán ra để thành nhỏ: hoặc che giấu vốn, doanh thu, lợi nhuận, v.v..
Trong một môi trường kinh doanh như vậy khiến người dân dù ở cương vị nảo cũng không dám phát huy hết sức sáng tạo của mình đề đạt được kết quả cao
nhất như mong muốn, phục vụ tốt nhất cho phát triển xã hội. Một nền kinh tế
như vậy không thể khai thác hết tiềm năng của nó để phát triển; thậm chí vô
công việc của người khác đê trục lợi cá nhân. Riêng sự phát triên của doanh nghiệp tư nhân luôn bị níu kéo, cản trở và hạn chê. Do vậy:
Một là, cần thay đôi tư duy và quan điểm nói trên. Thấy rõ các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nên kinh tế có những điểm mạnh, yếu khác nhau, bố sung cho nhau. Thị trường phát triển ngày càng cao và đa dạng, thì sự luân chuyển nguồn lực, hàng hóa các loại ngày càng hiệu quả và linh hoạt. Hai là, mở rộng tôi đa, khuyến khích và hỗ trợ quyền kinh doanh của người dân. Xây dựng và áp dụng thống nhất một hệ thông luật pháp đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt nhà nước và tư nhân, không phân biệt trong nước với ngoài nước. Thực hiện công băng và bình đăng về quyền kinh
doanh, quyền tài sản, về chính sách, chế độ ưu đãi. Xem xét và bãi bỏ các hình
thức "bao cấp" hiện đang dành cho doanh nghiệp nhà nước
Ba là, tin ở dân, ở chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp tư nhân ngay từ khâu xây dựng luật pháp. Pháp luật phải được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích của dân và dựa trên niêm tin về tính trung thực, tự giác, săn sàng thực thi đúng pháp luật của người dân. Pháp luật phải được xây dựng và thực hiện theo nguyên tắc doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật thì được pháp luật bảo
hộ và được bảo đảm quyền lợi tốt hơn, nhiều hơn so với doanh nghiệp không
tuần thủ đúng pháp luật.
Bốn là, thực hiện nguyên tắc "chính phủ nhỏ, xã hội lớn" trong quản lý nhà
nước. Giảm bớt quyền của cơ quan và công chức nhà nước từ trung ương đến
địa phương, nhất là quyền "thâm định", "phê duyệt", "chấp thuận", quyền cho
phép và cấp phép kinh doanh, v.v.. Đồng thời, phải "cá thể hóa" được trách nhiệm của công chức trong thi hành công vụ. Đối với công chức và cơ quan nhà nước, pháp luật phải quy định không chỉ họ được "làm gì”, "làm ở đâu”, mà cả làm "như thế nào" và phải có thể chế thường xuyên giám sát và đánh giá
công việc của họ.