Những quan điểm về nhân sinh quan Phật giáo

Một phần của tài liệu Đánh giá về học thuyết Tứ diệu đế trong triết học phật giáo và ý nghĩa của học thuyết tứ diệu đế đối với bản thân (Trang 31 - 33)

III. NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

2. Những quan điểm về nhân sinh quan Phật giáo

2.1. Con người

Con người là sự kết hợp của ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) gồm hai yếu tố chính: yếu tố sinh lý (sắc) và yếu tố tinh thần (thụ, tưởng, hành, thức). Yếu tố tinh thần chỉ phát huy tác dụng khi nó được gắn với một thân thể. Sắc thân chỉ tồn tại trong một thời gian rồi bị huỷ diệt.

Như vậy, con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy luật: sinh, tục, dị, diệt. Con người là do nhân duyên hoà hợp, không có một đấng tối thượng siêu nhiên tạo ra con người cũng như con người không phải tự nhiên mà sinh ra. Khi nhân duyên hoà hợp thì con người sinh, khi nhân duyên tan rã thì con người chết. Song chết chưa phải là hết, linh hồn cũng không bất tử chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Con người ở kiếp này sinh ra thì con người ở kiếp trước diệt, nhưng con người ở kiếp sau không phải là con người ở kiếp trước nhưng cũng không khác với con người ở kiếp trước. Con người không phải là một thực thể trường tồn mà chỉ là một giả hợp của ngũ uẩn. Trong thời gian ngũ uẩn kết hợp, các việc thiện, ác được thực hiện. Con người gây nghiệp và tạo ra một động lực làm xuất hiện nghiệp báo ở kiếp sau. Từ nhận thức trên, con người tu Phật lúc nào cũng phải cẩn thận trong một ý nghĩ, lời nói việc làm.

2.2. Nhân vị trong đạo Phật.

Đạo Phật là đạo chủ trương tự do, bình đẳng, từ bi, bác ái. Ở một thời đại cổ xưa cách chúng ta trên 25 thế kỷ Phật đã có một quan niệm hết sức tiến bộ đối với vấn đề bình đẳng trong xã hội. Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu đỏ như nhau, trong dòng nước mắt cũng mặn như nhau. Mỗi người sinh ra không phải ai cũng mang sẵn dây chuyền ở cổ hay dấu tica trên trán ( dấu hiệu đẳng cấp của

Ấn Độ)”. Và những quan niệm đó được Phật thực hiện ngay trong giáo hội của mình. Phật thu nạp vào giáo hội của Người tất cả mọi đẳng cấp, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Những người ở tầng lớp dưới sau khi tu đắc đạo đã được các đệ tử khác tôn trọng, cho đến các vua quan khi đến thăm hỏi cũng phải tỏ lòng kính mến.

Không dừng lại ở sự bình đẳng giữa con người với con người mà Phật còn đi xa hơn, nêu lên sự bình đẳng giữa các chúng sinh đều có Phật tính như nhau và đang cùng nhau: người trước, vật sau, tiến bước trên con đường giải thoát. Tự do theo quan niệm của Phật là con người sống trong an lạc, giải thoát, không có áp bức, nô lệ, cũng không bị chi phối bởi ngũ dục. Con người bị ràng buộc bởi ngoại cảnh và một phần bởi nội tâm. Những sự áp bức, những day dứt gây ra bởi dục vọng còn khắc nghiệt bằng vạn ngoại cảnh. Nhà lao, cường quyền, tham nhũng, tàn ác còn chưa khắc nghiệt bằng cái ta ích kỷ. Từ đó, Phật chú trọng đến giải phóng con người ra khỏi xiềng xích của dục vọng bằng phương pháp tu hành diệt dục. Để sống tự do phật tử phải đấu tranh với bản thân mình để diệt trừ dục vọng và đấu tranh để chống mọi sự áp bức bất công. Người ta gọi đạo phật là đạo từ bi, người tu hành là người giàu lòng từ bi. Từ là hiền hoà, cho vui. Bi là thương xót, cứu khổ. Từ bi là đen lại an lạc, hạnh phúc cho người khác, cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh, quên đi mọi ích lợi của bản thân mình. Nhưng từ bi không phải là thủ tiêu mọi sự đấu tranh, giữ thái độ tiêu cực, thụ động trước mọi sự bất công, áp bức, tham nhũng. Có sức mạnh hung bạo thì phải có sức mạnh của từ bi để chống lại. Sức mạnh đó thể hiện bằng sự giáo hoá và bằng cả bạo lực, bạo lực từ bi. Hai chữ từ bi càng đẹp biết bao nhiêu đối với những con người thực tâm tu luyện thì càng xấu xa bao nhiêu đối với những kẻ lợi dụng đạo để mưu cầu lợi ích cho mình. Vấn đề giải thoát là vấn đề cơ bản trong đạo Phật vì mục đích cuối cùng của đạo Phật là giải thoát con người khỏi cuộc sống đau khổ trong vô minh. Sự giải thoát không chỉ nhằm đấu tranh chống những áp bức về xã hội về kinh tế như lịch sử Phật giáo đã chứng minh mà sự giải thoát nhằm tiêu diệt tận gốc mọi đau khổ là tham lam và dục vọng. Việc giải phóng này là con người phải tự lực đảm

nhiệm, không ai có thể làm thay được và mỗi người phải coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của cuộc đời.

Như vậy, Đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý Phật, con người vị tha, từ bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của tập thể. Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy là xã hội của địa ngục, xã hội áp bức bóc lột.

Một phần của tài liệu Đánh giá về học thuyết Tứ diệu đế trong triết học phật giáo và ý nghĩa của học thuyết tứ diệu đế đối với bản thân (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)