Đạo phật với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá về học thuyết Tứ diệu đế trong triết học phật giáo và ý nghĩa của học thuyết tứ diệu đế đối với bản thân (Trang 33 - 35)

IV. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG CON

1. Đạo phật với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam

Phật giáo là một tôn giáo, như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng gồm có giáo lý và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện. Cả hai đều có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách của các tín đồ.

Hơn lúc nào hết, trong mấy chục năm qua người Phật từ Việt Nam hiện nay rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ chăm chú lên chùa trong những ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ; họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm thiện. Mặt khác, nhà chùa luôn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của họ như giải oan, cầu siêu. Tất cả những điều đó vừa củng cố niềm tin vào giáo lý, vừa quy định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt. Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối quan hệ nhân quả, xem cái gì cũng là kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau. Mỗi khi gặp một sự việc hệ trọng có liên quan đến bản thân hay người nhà, họ đều nghĩ đến nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Học còn nhìn thế giới, xã hội con người ở trong dòng vận động không ngừng, ở đó không có cái gì là tồn tại mãi, cái gì cũng đang chuyển biến từ cái này sang cái khác. Khi người thân trong gia đình lão già, yếu đau, chết chóc, họ đều xem đó là điều không thể tránh khỏi và lấy đấy làm điều an ủi. Lý thuyết nhân duyên sinh, vô thường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối ý nghĩ và hành động của họ.

Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay. Nhân cách đó có tác dụng hai mặt. Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, thương người, vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu... Mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màu nhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng năng lực hoạt động của con người, nếp sống thì khổ hạnh và không tránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí. Đặc biệt là có hiện tượng mê tín dị đoan như: Lên đồng, đốt vàng mã, những đồ dùng bằng giấy. Những tư tưởng mê lầm đó vừa phung phí tiền bạc, thời gian lại làm xuất hiện trong xã hội những loại người chỉ dựa vào những nghề nghiệp ấy mà kiếm sống gây ra một sự bất công trong xã hội.

Tuy nhiên, nhân cách con người Phật giáo có những điều phù hợp với xã hội hiện nay. Nhưng những điều đó chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định và chúng ta phải phát huy những mặt đó. Vượt qua những giới hạn đó, nó sẽ có những mâu thuẫn với giáo lý và trở nên lạc lõng, mất hiệu quả. Vậy con người am hiểu đạo lý, mến đạo, mộ đạo không phải chỉ là con người tu hành một cách cần mẫn mà phải có cả phần trí tuệ để biết vận dụng giáo lý vào cuộc sống một cách hữu ích. Hiểu được và làm được như thế, con người sẽ thấy đạo đức Phật đẹp đẽ và cao thượng biết bao.

Một phần của tài liệu Đánh giá về học thuyết Tứ diệu đế trong triết học phật giáo và ý nghĩa của học thuyết tứ diệu đế đối với bản thân (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)