Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hoá Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá về học thuyết Tứ diệu đế trong triết học phật giáo và ý nghĩa của học thuyết tứ diệu đế đối với bản thân (Trang 35 - 36)

IV. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG CON

2. Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hoá Việt Nam

Nhìn vào đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội Việt Nam trong những năm qua, ta thấy hiện tượng Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. Bên cạnh sự phát triển ngày một lớn mạnh của kiến trúc hiện đại, Việt Nam vẫn phục hồi kiến trúc cổ xưa qua việc tu sửa lại những đền chùa, miếu mạo, những danh lam thắng cảnh. Đó là những nơi mà dấu ấn của đạo phật thể hiện rõ nhất.

Ở thời nhà Lý, nghệ thuật kiến trúc đã đạt tới đỉnh cao với những công trình mang tính quy mô to lớn, vượt hẳn thời trước và cả những thời sau đó. Như nền chùa Quế Giạm (Quế Võ- Hà Bắc) trải rộng trên một diện tích với những vết tích còn lại gồm ba cấp trải rộng trên một diện tích gần 120 mét, rộng 70 mét. Các ngôi tháp đời lý gồm nhiều tầng, cao chót vót: Tháp Bảo - thiên cao vài mươi trượng (khoảng trên 60 mét) gồm 12 tầng, tháp Sùng-thiện-diên- linh (chùa Đọi, Duy Tiên, Nam Hà) cao 13 tầng, tượng Phật Di-lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Chiều, Quảng Ninh) cao 6 trượng, khoảng 20 m. Chùa Một Cột là một sách tạo về nghệ thuật, tượng trưng cho 1 toà sen nở trên mặt nước. Những kiến trúc đó thường hoà hợp với cảnh trí thiên nhiên chung quanh tạo nên một khung cảnh kiến trúc hài hoà với ngoại cảnh. Nghệ thuật kiến trúc của đời Lý lại được đời Trần kế tục truyền thống và phát triển mang tính chất phóng khoáng, khoẻ và hiện thực hơn. Tháp Phổ Minh, Bình Sơn là những công trình kiến trúc có giá trị ở đời Trần, Tháp Bình Sơn cao 11 tầng, có bố cục chặt chẽ cân xứng.

Sang đời nhà Nguyễn nghệ thuật kiến trúc có chiều hướng ngày càng sa sút, tuy nhiên cũng có những sáng tạo nhất định như Văn Miếu (Hà Nội) và một số đình, chùa ở các làng. Đỉnh cao của kiến trúc nhà Nguyễn là chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây) xây dựng thành ba lớp là lối kiến trúc phổ biến của các chùa trong nam. Chùa Tây Phương cũng là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Tuyết Sơn và mười tám vị La Hán. Các bức tượng lấy đề tài trong sự tích đạo Phật nhưng vẫn thế hiện những con người Việt Nam Hiện thực và gợi cảm.

Ngày nay, những nghệ thuật, kiến trúc đó vẫn còn tồn tại và được trùng tu, sửa sang để làm nơi du lịch của khách thập phương và nơi lễ bái của nhân dân trong vùng. Những công trình đó tuy mang đậm dấu ấn Phật giáo nhưng vẫn là sáng tạo nghệ thuật dân gian phản ánh đời sống tinh thần của con người Việt Nam xưa.

Một phần của tài liệu Đánh giá về học thuyết Tứ diệu đế trong triết học phật giáo và ý nghĩa của học thuyết tứ diệu đế đối với bản thân (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)