Chủ trương xoá đói giảm nghèo của CHDCNDLào và tỉnh Bo Kẹo

Một phần của tài liệu khoa luan thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh bo kẹo cộng hoà dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 25 - 32)

7. Đóng góp của khóa luận

1.3. Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Bo Kẹo

1.3.5. Chủ trương xoá đói giảm nghèo của CHDCNDLào và tỉnh Bo Kẹo

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích, nhiệt đới gió mùa, địa bàn nông thôn chiếm 80% diện tích cả nước. Nhân dân sống ở vùng nông thôn khoảng 85 - 90% là nghề sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp gắn với điều kiện tự nhiên thiên nhiên ưu đãi hàng năm. Trước những điều kiện sản xuất trong nước như vậy. Đảng và Nhà nước liên tục nghiên cứu, đề ra và thực thi hàng loạt chính sách nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói cho nhân dân với khẩu hiệu: dân giàu, nước mạnh định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa một cách ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. Điều này đã

được khẳng định rõ trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khóa VII, VIII, IX.

Nghị quyết VII đã xác định rõ "Nhiệm vụ trọng điểm ưu tiên là giải quyết

sự nghèo đói của gia đình, chấm dứt nạn chặt phá rừng làm nương trồng lúa và trồng thuốc phiện"[01, tr.18].

Nghị quyết VIII, xác định "tiếp tục xóa đói, giảm nghèo ở 47 huyện

nghèo là trọng tâm theo kế hoạch đã xác định, phát triển và thực hiện dự án xây dựng cụm bản phát triển, củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, khuyến khích dịch vụ về giáo dục và y tế cho gia đình nghèo, khuyến khích quỹ phát triển cấp bản gắn liền sản xuất thành hàng hóa với truyền thống của các bộ tộc trên cơ sở sự đầu tư để tăng trưởng kinh tế 7,5 - 8% và thực hiện dự án xóa đói, giảm nghèo trực tiếp ở 47 huyện, phấn đấu xóa đói, giảm nghèo còn 15% so với năm 2000". [ 02, tr72 ]

Đại hội lần thứ IX Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào (3-2011) đã

xác định: "Đảng ta phải nâng cao ý thức trung thành với tổ quốc và nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng lực lãnh đạo nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020 thực hiện một số mục tiêu đến năm 2015 như sau:

1. Ổn định chính trị vững chắc trên cơ sở củng cố kiện toàn chế độ dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo một cách bền vững và dân chủ; đoàn kết nhất trí trong nước và đoàn kết hòa hợp chặt chẽ giữa các bộ tộc; xã hội trật tự an toàn về cơ bản.

2. Kinh tế quốc dân phát triển liên tục và bền vững , tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8% / năm trở lên, đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 1.700 USD; phát triển chuyển biến theo theo hướng lâu dài bền vững bởi vì phát triển xã hội, văn hóa được tiến hành song song với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là yếu tố cơ bản nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Đến năm 2015, số hộ nghèo giảm xuống còn không quá 10% trong tổng số gia đình trên toàn quốc; hoàn thành giáo dục bắt buộc cấp tiểu học và phần lớn công dân có trình độ giáo dục cấp trung học cơ sở, tuổi thọ trung bình đạt 68,3; hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; giữ gìn, kế tục và phát triển nền văn hóa tốt đẹp phong phú đa dạng của dân tộc.

4. CHDCND Lào có mối quan hệ rộng rãi với bạn bè quốc tế, có khả năng chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác, phát triển.

Nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đề ra để hoàn thành kế hoạch xóa đói, giảm nghèo, đưa nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên không ngừng Đảng đã đề ra 4 đột phá: "trước hết cần đột phá, giải phóng về mặt tư duy, giải quyết quan điểm tư tưởng giáo điều, bảo thủ, lười biếng chỉ thích dễ dàng, quá tả và thiên hữu; hai là phải đột phá một cách mạnh mễ về mặt phát triển tài nguyên con người, nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết, năng lực cho cán bộ trên các lĩnh vực cho tương xứng với yêu cầu của sự phát triển; ba là phải đột phá trong việc quyết tâm sửa đổi các chế độ, quy chế quản lý hành chính có tính chất kìm hãm sự phát triển của sản xuất kinh doanh và dịch vụ; bốn là phải đột phá trong việc giải quyết khó khăn của nhân dân, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội một cách có trọng điểm, tạo đòn bẩy cho sự phát triển của các khu vực khác" [ 03, tr 19-20 ]

Vì vậy, xoá đói giảm nghèo nhằm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội góp phần tích cực giữ trật tự xã hội, tạo điều kiện cần thiết đảm bảo ổn định chính trị. Đây là mối quan hệ biện chứng tác động và thúc đẩy lẫn nhau. Cho nên thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thành công là nhân tố quan trọng củng cố, bảo vệ chế độ chính trị, giữ vững ổn định chính trị. Thực tiễn cho thấy muốn giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ kinh tế - xã hội nào phải đảm bảo một điều kiện tiên quyết là giữ vững và ổn định chính trị,

giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

- Xoá đói, giảm nghèo không thể giải quyết bằng quan điểm kinh tế thuần tuý mà phải kết hợp với chính sách xã hội. Bản thân chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách xã hội cơ bản của Đảng, Nhà nước. Thực tế đói nghèo vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội thì kết quả phải quan tâm đặc biệt đến các vấn đề xã hội thì chương trình xoá đói giảm nghèo mới có hiệu quả.

- Xoá đói, giảm nghèo phải là sự kết hợp thống nhất kinh tế và xã hội, giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

Đói nghèo là vấn đề kinh tế xã hội phức tạp đa dạng liên quan tới tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống; do đó muốn giải quyết có hiệu quả phải có sự chỉ đạo thống nhất của Đảng và chính sách thống nhất đồng bộ của Nhà nước được các cấp, các ngành và toàn cộng đồng nhận thức đầy đủ ý nghĩa công tác xoá đói giảm nghèo và coi đây là trách nhiệm thường nhật thì chương trình xoá đói giảm nghèo mới thành công.

- Xoá đói, giảm nghèo phải phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của các hộ nghèo.

Đây là vấn đề mấu chốt, là yêu cầu mà mục đích trước mắt của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo. Mọi sự hỗ trợ của Nhà nước, tác động của cộng đồng chỉ là điều kiện, sự tự vươn lên của hộ nghèo, người nghèo mới quyết định việc xoá đói giảm nghèo. Chỉ khi nào chuyển hóa mọi cố gắng của xã hội thành nỗ lực của bản thân người nghèo, hộ nghèo mới vững chắc. Xã hội chỉ giúp họ vươn lên tự giải quyết cuộc sống chứ không thể thay thế họ.

- Xoá đói, giảm nghèo phải xuất phát từ mục tiêu phát triển, về sự phát triển toàn diện.

Suy cho cùng mọi chính sách đều nhằm làm cho đất nước phát triển, xã hội phồn vinh. Chìa khoá giải quyết đói nghèo là sản xuất, khoa học kỹ thuật, công nghệ, giáo dục đào tạo nhằm thúc đẩy sản xuất, phát triển nguồn

lực trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất. xoá đói, giảm nghèo nhằm cải thiện đời sống người nghèo, hộ nghèo, ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kỹ thuật đồng thời tạo điều kiện cho họ phát triển về thể chất và trí tuệ. Thông qua đó, người nghèo, hộ nghèo, thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo - lạc hậu - chậm phát triển. Muốn thế, chương trình xoá đói giảm nghèo phải góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn từ thuần nông, độc canh cây lúa sang kinh tế hàng hóa, kết hợp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo thêm nghề, tạo việc làm thu hút lao động, tăng thu nhập cho nông dân trong đó có hộ nghèo.

Kết hợp phát triển kinh tế với giáo dục đào tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, từng bước nâng cao trình độ người nghèo, hộ nghèo, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, góp phần thiết thực giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế.

*Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Kẹo

Thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành tỉnh BoKeo số 278/BCHT, ngày 16 tháng 6 năm 2011 về xây bản - cụm bản phát triển năm 2011-2015. đề ra để xoá đói giảm nghèo, mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể về đến năm 2015 đã được xác định:

Một là, tiếp tục triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, bảo vệ và phát

triển tỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng vào các lĩnh vực để đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an ninh, chống và ngăn chặn tiêu cực trong tỉnh.

Hai là, lấy phát triển kinh tế gắn liền với công tác xóa đói giảm nghèo,

giải quyết vấn đề xã hội, đảm bảo kinh tế phát triển cao, liên tục, ổn định, làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, xóa đói giảm nghèo còn 10% vào năm 2015 ; tập trung phát triển sản xuất thành hàng hóa từng huyện và cụm bản.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực, nhằm phát triển giáo dục, y tế, chính

sách xã hội và văn hóa để xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, sức khỏe tốt, nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

Bốn là, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, gắn liền với xây

dựng chi bộ mạnh biết lãnh đạo toàn diện, có thể quản lý xã hội theo pháp luật và công bằng xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Những mục tiêu đưa ra được căn cứ vào thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bo Kẹo; nhu cầu cải thiện một bước đời sống của người dân và phù hợp với định hướng chính sách của Lào trong thời gian tới là tập trung vào vùng nghèo, bản nghèo và người nghèo.

- Đến hết năm 2011 không còn hộ đói.

- Tập trung phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng nghèo, phấn đấu giảm 35% số hộ nghèo hiện có vào năm 2011, phấn đấu cơ bản xoá được hộ nghèo thuộc diện chính sách vào năm 2011.

- Đến năm 2011, 83% hộ nghèo không phải ở nhà tranh vách lá, 76% hộ nghèo có đồ dùng lâu bền như tivi, đài, xe đạp, bàn ghế…

- Nâng dần tính đồng đều về mức sống giữa các vùng nghèo do điều kiện tự nhiên xã hội (vùng sâu, vùng xa).

- 100% hộ đói và 50% hộ nghèo được khám chữa bệnh miễn phí hoặc được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- 100% hộ đói, nghèo được hỗ trợ, trang bị kiến thức, cách làm ăn, đào tạo nâng cao nhận thức chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cho cán bộ chuyên và không chuyên làm công tác xoá đói giảm nghèo các cấp.

- Dự án khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát

triển ngành nghề ở tỉnh Bo Kẹo từ năm 2011-2015.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền tải kiến thức cho người nghèo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng ra các quyết định sản xuất kinh doanh, xây

dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường, điều kiện tự nhiên và lợi thế cạnh tranh của địa phương; trang bị kiến thức và kỹ năng nông, lâm, thông qua áp dụng khuyến nông có sự tham gia của người dân, tập huấn trên cơ sở mô hình thực tế; gắn kết chặt chẽ khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật với giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Dự án dạy nghề ngắn hạn cho người nghèo: Tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp để người nghèo có thể tự tạo ra cơ hội làm việc, ưu tiên các nghề có thể sử dụng lao động tại chỗ hoặc được thu nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp; đẩy mạnh việc đào tạo nghề truyền thống như nghề thêu, may thổ cẩm, mây, giang đan xuất khẩu vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa vừa mang lại thu nhập cho người nghèo, phù hợp và có kết quả tốt đẹp.

Dự án nhân rộng mô hình xóa đói, giảm nghèo: Mô hình xoá đói giảm nghèo đã đem lại nhiều kết quả tốt, được đánh giá là phù hợp với các địa phương vùng sâu, vùng dân tộc gồm mô hình chăn nuôi bò, nuôi ong lấy mật. Vì vậy cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và hỗ trợ nhân rộng mô hình hiện có và mở rộng sang các lĩnh vực khác như trồng rừng kinh tế cao, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, ưu tiên mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với cụm Bản, Bản, nhóm và hộ nghèo về phát triển nguồn nguyên liệu, chế biến bảo quản sau thu hoạch...

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI NGHÈO Ở TỈNH BO KẸO

Một phần của tài liệu khoa luan thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh bo kẹo cộng hoà dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn 2006 2010 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w