7. Đóng góp của khóa luận
2.2. Công tác xoá đói giảm nghèo ở Bo Kẹo
2.2.1. Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
Nước Lào là một đất nước có nền kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp là trọng yếu. Sản xuất nhỏ lẻ manh mún. Do đó nghèo đói là một vấn đề diễn ra khắp cả nước, từ đồng bằng cho đến trung du - miền núi, từ
thành thị cho đến nông thôn. Hầu hết tất cả khu vực đều có hộ nghèo hộ đói, trong đó ở miền núi vẫn tập trung nhiều nhất.
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường trung tâm các huyện và Bản được sử dung điện quốc gia, ở vùng núi và vung sâu vùng xa đã có đường ô tô đến trung tâm huyện nhưng chất lượng còn thấp, nhiều công trình giao thông, thủy lợi và phúc lợi công cộng đã được đưa vào sử dụng,
Toàn tỉnh hiện có 1.452 công trình thuỷ lợi, so với năm 2010 đã tăng thêm 631 công trình thuỷ lợi. Cụm KT gia đình có 683 công trình, so với năm 2010 tăng thêm 459 công trình.
Bảng 6: Hệ thống thủy lợi tỉnh Bo Kẹo từ 2006 – 2010
STT Nội dung Đơn vị 2006 2010
1 Thủy lợi hoàn thiện Nơi 102 109 2 Mương thủy lợi nhỏ Nơi 1.513 1.764 3 Diện tích dùng thủy lợi Ha 12.421 5.672 4 Diện tích dùng nước mùa
khô
Ha 3.526 3.691 5 Diện tích lúa nước trong mùa
mưa
Ha 11.312 11.521 Nguồn: Thống kê Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tỉnh Bo Kẹo Kinh tế vườn đồi, trang trại, phong trào trồng cây bảo vệ rừng phát triển mạnh đã đưa độ che phủ rừng đạt 41%, hạn chế khai thác gỗ bừa bãi. Đầu tư cho việc phân bố rừng, đất và giao rừng cho dân quản lý, vận động nhân dân trồng cây phân tán, cây công nghiệp, cây ăn trái và các loại cây trồng mới như: cà phê, sa nhân, mía, cao su (riêng cao su đã có 8.041 ha trong đó 407 ha đã thu hoạch đạt kết quả cao), ngô, lạc, tỏi; cây ăn quả như: cam, soài, táo, chanh, nhãn; chăn nuôi như: trâu, bò, dê, làm ao cá…ngoài ra từ năm 2006-2010 toàn tỉnh Bo Kẹo có những vật nuổi tăng lên từng bước và hàng năm như: Bò, trâu, lợn, dê, gia cẩm và cá.
Bảng 7: Vật nuôi trong kế hoạch thực hiện năm 2006 đến 2010 Vật nuôi Đơn vị 2006 2010 Bò Con 20.103 22.231 Trâu Con 19.618 20.106 Lợn Con 72.341 76.013 Dê Con 5.612 7.002 Gia cầm 1000 con 324.001 341.006 Ao cá Ha 207 263
Toàn tỉnh có hơn 100 công ty các loại, hơn 100 dự án nước ngoài đầu tư du lịch, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, nghiên cứu giống mới (lúa, hoa quả); công nghiệp chế biến cao su, công nghiệp sản xuất các loại thuốc cần thiết.
Tỉnh Bo Kẹo mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La của nước CHXHCN Việt Nam, trao đổi hợp tác về thương mại, du lịch, an ninh, quốc phòng và giúp đỡ về mặt chính trị …
Tỉnh Bo Kẹo có 3 cửa khẩu trong đó có một cửa khẩu quốc tế quan trọng là: cửa khẩu Đàn Sa Côn (Lào) – Thái Lan có mối quan hệ tốt đẹp trong hoạt động bảo vệ biên giới hai nước Lào – Thái Lan; nhiều các nhà doanh nghiệp, dự án đầu tư tại Bo Kẹo: công nghiệp chế biến cao su tự sản xuất loại thuốc chữa bệnh. Tỉnh Bo Kẹo đã mua điện từ Thái Lan sang đáp ứng nhu cầu của tỉnh Bo Kẹo.
Đến nay tỉnh Bo Kẹo không những không ngừng phát triển KT, mà còn ổn định về mặt chính trị và trật tự an ninh xã hội, đời sống của cán bộ
công nhân viên chức và nhân dân các dân tộc ở nông thôn tỉnh Bo Kẹo đã được nâng cao từng bước.
Theo ngân hàng thế giới (WB) Lào xếp hạng là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tỷ lệ nghèo đói là 46% (năm 2006). Nếu tính theo chuẩn đói của Lào thì tỷ lệ nghèo đói của tỉnh là 39% (năm 2006), đến năm 2010 giảm xuống còn 30%.
Bo Keọ là một tỉnh có diện tích hầu hết là miền núi, địa bàn đi lại khó khăn cùng với điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên người dân rất nghèo đói. Theo thống kê của cả nước, Bo Kẹo là một trong những tỉnh nghèo của nước Lào hiện nay. Tỷ lệ nghèo ở Bo Kẹo luôn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nghèo đói của cả Nước.
Biểu đồ 6: tỷ lệ nghèo đói của tỉnh Bo Kẹo so với cả Nước qua năm
Như vậy so với tỷ lệ nghèo của cả Nước, Bo Kẹo là tỉnh có tỷ lệ
nghèo rất cao. Năm 2006 là 84,2% so với cả Nước là 39% và năm 2010 tỷ lệ nghèo có giảm nhưng mức độ vẫn cao hơn cả Nước (78,23% so với 30%).
Kể từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (khoá IV) đã đặt vấn đề cần phải thay đổi cơ chế quản lý kinh tế. Đến Đại hội V của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chính thức thừa nhận kinh tế hộ gia đình, cải thiện cơ chế khoán
sản phẩm đến người lao động. Cơ chế khoán này đã góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ tập trung quan liệu bao cấp sang hạch toán tự chủ, hợp với lòng dân được nông dân ủng hộ, đã làm cho người xã viên hăng hái sản xuất, khuyến khích người xã viên biết làm giàu trên mảnh đất của mình, đồng thời tiết kiệm các yếu tố nguồn lực, hạn chế những hao hụt trong quá trình sản xuất.
Biểu đồ 7: tỷ lệ nghèo đói ở tỉnh Bo Kẹo qua các năm
Nguồn: theo số liệu của Tổng cục thống kê Lào năm 2010.
Từ số liệu cho thấy tốc độ giảm nghèo của tỉnh Bo Kẹo có giảm nhưng tỷ lệ giảm rất chậm. Từ năm 2005 đến 2006 tốc độ giảm là 1,2%, từ năm 2006 đến 2007 tỷ lệ giảm là 1,4%, từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ giảm là 1,3%, từ năm 2008 đến 2009 tỷ lệ giảm là 0,79 và từ năm 2009 đến 2010 cũng chỉ là 1,27%. Xết về quy mô cũng không có sự khác biệt.
Biểu đổ 8: nghèo đói của Bo Kẹo theo tiểu vùng sinh thái 2010:
Nguồn: sở kế hoạch tỉnh Bo Kẹo năm 2010.
Vùng ven sông Mê Kong: gồm 2 khu vực I-II có tỷ lệ nghèo là xếp thứ 3 của tỉnh và thị trấn cũng nằm trong vùng này. Đất đai vùng này rất thuận lợi và tốt cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng hơn, các người dân trong vùng này có thể dùng thuyền máy đi được từ làng lên huyện hay tỉnh và các nước ngoài ( Thái Lan và Miên Ma ) đi được suất năm. Tỷ lệ nghèo đói ở vùng này năm 2006 là 34%, năm 2010 là còn 31.8%.
Vùng cao nguyên: gồm 2 khu vực III-IV có tỷ lệ nghèo thú 2, chiếm
48% tổng số người nghèo năm 2006, năm 2010 là 46,2%, dân số chiếm 35,1%. Vùng này có đất nông nghiệp thuận lợi hơn nhưng giao thông chua phát triển, tức là đương ô tô đi chưa thuận lợi làm cho dịch vụ buôn bán và sản xuất rất khó khăn, tuy nhiên nông dân sản xuất được loại nông phẩm nhưng có ít người đi mua.
Vùng miền núi: là vùng nghèo nhất của tỉnh gồm 4 khu vực, từ khu
vực IV-VIII có tỷ lệ nghèo đói cao nhất và ở mức độ nghiệm trọng. Năm 2006 tỷ lệ nghèo đói ở miền núi là 94%, năm 2010 tỷ lệ đó là 92%, trong khi dân cư vùng này chiếm 31,65% tổng số dân cư của tỉnh 6 người/km2. Tuy nhiên diện tích đất tự nhiên rộng nhưng phần lớn là đất lâm nghiệp, thu từ lâm nghiệp rất hạn chế, nông nghiệp canh tác khó khăn , sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là ngô, khoai, sắn, lúa. Có
năng suất thấp 100-150 kg/ha. Cơ sở hạ tầng kém phát triển, xa trung tâm thương mại, giao thông chưa phát triển. Mặc dù họ làm việc từng ngày, từ sáng đến chiều không được nghỉ ngơ, đi du lịch nhưng thu nhập hàng ngày, hàng tháng và cả năm vẫn còn rất thấp.
Như vậy: nghèo đói diễn ra khắp tỉnh. Trong đó miền núi có tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ xóa đói giảm nghèo có giảm nhưng không đáng kể. Điều đó được thể hiện rõ hơn khi xem xét mức độ giảm nghèo qua các giai đoạn 2006-2010.
Biểu đổ 9: tỷ lệ giảm nghèo đói giữa các vùng trong tỉnh ( % )
Nguồn: sở kế hoạch tỉnh Bo Kẹo năm 2010.
Đi đối với phấn đấu và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Bo Kẹo đã chỉ đạo huy động các nguồn lực, phối hợp lồng ghép các ch -
ương trình phát triển kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí. Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trư ơng, chính sách lớn về phát triển kinh tế – xã hội miền núi: Số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989, Quyết định của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi. Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ký quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao nhận thức, mức sống vật chất cho đồng bào các dân tộc, nhanh chóng thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển để hoà nhập cùng với sự phát triển chung của cả nước. Tỉnh Bo Kẹo đã xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo đặc biệt khó khăn, năm 2010 tỉnh đã tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư là 7.87 tỷ triệu kíp để thi công 27 công trình. Tính đến năm 2010, nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo là 5.680 tỷ triệu kíp, trong đó đầu tư cho huyện vùng cao khó khăn là 3.874tỷ triệu kíp để xây dựng trung tâm các cụm, 1 công trình điện, 4 trạm bơm, 16 mương, 17 đập, đường giao thông lắp đặt 2 trạm chuyển tiếp truyền hình, 14 phòng học.